Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cà Mau: Lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm của cải cách hành chính

Thùy Dương

Thứ tư, 04/12/2024 - 09:04

(Thanh tra) - Trong năm 2024, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Cà Mau đã quan tâm, chỉ đạo thường xuyên đối với công tác cải cách hành chính (CCHC); công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát được tăng cường; ý thức trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức trong thực hiện các nhiệm vụ CCHC từng bước được nâng lên. Đặc biệt, tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc…

Trong năm 2024, Công tác CCHC của tỉnh Cà Mau đã được quan tâm, chỉ đạo thường xuyên trên tất cả các lĩnh vực. Ảnh: C.T

Nhiều nhiệm vụ, chỉ tiêu hoàn thành đúng và sớm hạn theo kế hoạch

Theo báo cáo kết quả thực hiện công tác CCHC năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 của tỉnh Cà Mau (sau thẩm tra) trình HĐND tỉnh, trong năm 2024, Công tác CCHC đã được quan tâm, chỉ đạo thường xuyên trên tất cả các lĩnh vực. Định kỳ hàng tháng, Chủ tịch UBND tỉnh tổ chức hội nghị trực tuyến kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành kinh tế - xã hội và công tác CCHC.

Bên cạnh đó, nhiều hoạt động đã được triển khai nhằm thực hiện có hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực như: UBND tỉnh đã tổ chức 02 cuộc họp mặt doanh nghiệp với sự tham gia của hơn 630 lượt doanh nghiệp, doanh nhân; tổ chức gặp mặt, đối thoại với nông dân; đối thoại với doanh nghiệp qua hình thức cà phê doanh nghiệp,...

Trong triển khai thực hiện công tác CCHC, Chủ tịch UBND tỉnh quán triệt đến thủ trưởng các cơ quan, đơn vị: “Lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm của CCHC; tất cả hướng đến mục tiêu là phục vụ người dân, doanh nghiệp”; huy động sự vào cuộc với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, trong đó, giữ vai trò quyết định là người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Người đứng đầu phải muốn làm, phải trải nghiệm, phân công rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm cho từng cá nhân, tổ chức; trong chỉ đạo, điều hành phải đồng bộ, linh hoạt, tổ chức triển khai quyết liệt, nhưng phải xác định rõ ưu tiên, trọng tâm, trọng điểm.

Tính đến ngày 01/12/2024, tỉnh đã hoàn thành đúng và sớm hạn 35/37 nhiệm vụ theo kế hoạch CCHC đề ra, tỷ lệ 94,60% (còn lại 02 nhiệm vụ đang thực hiện trong thời gian quy định); có 13/15 chỉ tiêu thực hiện đạt và vượt kế hoạch CCHC đề ra…

Trong năm 2024, toàn tỉnh Cà Mau có 259.566/301.010 hồ sơ được giải quyết qua dịch vụ công trực tuyến, đạt 86,23%, xếp thứ 02/63 tỉnh, thành phố.

Giải pháp, sáng kiến trong CCHC

Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo triển khai thực hiện một số giải pháp, sáng kiến.

Điển hình, việc triển khai tiếp nhận và xử lý hồ sơ về trích lục bản đồ địa chính thửa đất, trích đo địa chính thửa đất trên hệ thống một cửa điện tử. Với mục đích nhằm khắc phục tình trạng chậm, muộn, đi lại nhiều lần của người dân trong việc yêu cầu trích lục bản đồ địa chính thửa đất, trích đo địa chính thửa đất để hoàn tất hồ sơ của một số TTHC về đất đai, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành hướng dẫn quy trình thực hiện trích lục bản đồ địa chính thửa đất, trích đo địa chính thửa đất trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Theo đó, thực hiện tiếp nhận, xử lý yêu cầu trích lục bản đồ địa chính thửa đất, trích đo địa chính thửa đất của tổ chức, cá nhân trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh. Từ đó, giúp người dân dễ dàng tra cứu tiến độ giải quyết hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có thể kiểm tra, giám sát tiến độ giải quyết hồ sơ của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đối với thủ tục nêu trên.

Cùng với đó, trong năm đã thí điểm tiếp nhận hồ sơ về trích lục bản đồ địa chính thửa đất, trích đo địa chính thửa đất tại một số Bộ phận Một cửa trên địa bàn tỉnh. Từ thực tế, nhu cầu thực hiện thủ tục bản đồ địa chính thửa đất, trích đo địa chính thửa đất của người dân rất lớn. Việc thực hiện thủ tục này tại chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện thời gian qua chưa được kiểm soát chặt chẽ quy trình, thời gian giải quyết, dẫn đến người dân phải đi lại nhiều lần để thực hiện thủ tục. Để khắc phục những khó khăn, vướng mắc này, Chủ tịch UBND tỉnh thống nhất thí điểm tiếp nhận hồ sơ về trích lục bản đồ địa chính thửa đất, trích đo địa chính thửa đất tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của thành phố Cà Mau và các huyện: Cái Nước, Phú Tân, Năm Căn. Kết quả từ khi triển khai thực hiện từ ngày 01/4/2024 đến nay, Bộ phận Một cửa của 04 đơn vị nêu trên đã tiếp nhận 8.710 hồ sơ.

Ứng dụng Chính quyền điện tử tỉnh Cà Mau (app CaMau-G), đến nay đã triển khai, tích hợp 50 ứng dụng, tiện ích hỗ trợ người dân, doanh nghiệp dễ dàng tương tác, sử dụng các dịch vụ số của chính quyền cung cấp.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC

Theo Nghị định số 42/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan Nhà nước trên môi trường mạng, tỉnh Cà Mau có 1.542 dịch vụ công trực tuyến toàn trình, 06 dịch vụ công trực tuyến một phần. Trong năm 2024, toàn tỉnh có 259.566/301.010 hồ sơ được giải quyết qua dịch vụ công trực tuyến, đạt 86,23%, xếp thứ 02/63 tỉnh, thành phố (cấp tỉnh đạt 87,50%, cấp huyện đạt 91,35%, cấp xã đạt 83,07%). 

Bên cạnh đó, tỉnh đã triển khai thanh toán trực tuyến đối với 911 TTHC có yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tài chính, thu thuế, phí, lệ phí, đạt 100%; tất cả thủ tục này đã được tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Kết quả, tỷ lệ thanh toán trực tuyến của tỉnh đạt 81,09%, xếp thứ 04/63 tỉnh, thành phố.

Trên cơ sở những kết quả đạt được nêu trên, tỉnh Cà Mau đứng thứ 01/63 tỉnh, thành phố theo bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện TTHC, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử theo Quyết định số 766/QĐ-TTg ngày 23/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Việc thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC tiếp tục được tỉnh chỉ đạo thường xuyên; kết quả, tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC của tỉnh đạt 90,01%, xếp thứ 02/63 tỉnh, thành phố (cấp tỉnh đạt 91,86%, cấp huyện đạt 89,11%, cấp xã đạt 89,07%).

Đặc biệt, tỉnh Cà Mau là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước hoàn thành sớm việc kết nối hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh với hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an, để phục vụ chuyển đổi sang sử dụng VNeID làm tài khoản duy nhất trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử kể từ ngày 01/7/2024.

Đồng thời, Cà Mau cũng là 01 trong 14 địa phương hoàn thành sớm việc số hóa dữ liệu sổ hộ tịch lịch sử trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 87/2020/NĐ-CP của Chính phủ (giao trước ngày 31/12/2024).

Người dân trải nghiệm các ứng dụng của chuyển đổi số. Ảnh: A.X

Tập trung xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số

Trong năm 2024, công tác xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số đã được nhiều cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện tốt; quy trình xử lý công việc được thông suốt, nhanh gọn, chính xác, góp phần tiết kiệm chi phí, thời gian cho cơ quan, đơn vị, đồng thời đáp ứng tốt hơn yêu cầu của tổ chức, cá nhân.

Tỉnh đã triển khai kết nối 10 ứng dụng có dữ liệu dùng chung của tỉnh qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh (LGSP); 21/24 dịch vụ dữ liệu của tỉnh chia sẻ trên Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) phục vụ khác thác, sử dụng của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, tỉnh đã triển khai 16 cơ sở dữ liệu dùng chung

Việc xây dựng, phát triển ứng dụng, dịch vụ phục vụ người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp tục thực hiện hiệu quả, cụ thể: đối với ứng dụng Chính quyền điện tử tỉnh Cà Mau (app CaMau-G), đến nay đã triển khai, tích hợp 50 ứng dụng, tiện ích hỗ trợ người dân, doanh nghiệp dễ dàng tương tác, sử dụng các dịch vụ số của chính quyền cung cấp (có trên 11.000 lượt người cài đặt, sử dụng ứng dụng).

Đối với ứng dụng phản ánh hiện trường, đến nay cũng đã được tích hợp lên ứng dụng CaMau-G để hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp và khách du lịch phản ánh khi phát hiện những vấn đề bất cập trong các lĩnh vực trên địa bàn tỉnh…

Đặc biệt, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh đã được Tổ công tác của Bộ Công an đánh giá là đáp ứng an toàn, an ninh mạng để triển khai chính thức cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VneID...

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu lắng nghe và tiếp thu ý kiến của cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu lắng nghe và tiếp thu ý kiến của cử tri

(Thanh tra) - Ngày 4/12, tại xã Pha Mu, huyện Than Uyên, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Lai Châu đã tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Hội nghị do Đại tá Hoàng Thanh Bình, Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, ĐBQH tỉnh khóa XV và ông Tao Văn Giót, Bí thư Huyện đoàn Tam Đường, ĐBQH tỉnh khóa XV chủ trì.

Bùi Bình

22:40 04/12/2024
Quảng Bình: Năm 2024, GRDP bình quân đầu người đạt 65,6 triệu đồng

Quảng Bình: Năm 2024, GRDP bình quân đầu người đạt 65,6 triệu đồng

(Thanh tra) - Ngày 4/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình khóa XVII tổ chức hội nghị lần thứ 20 để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, tình hình thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước, tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024 và cho ý kiến dự thảo nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.

Lê Hữu Chính

22:10 04/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm