Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 05/06/2018 - 14:06
(Thanh tra) - Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Trần Hồng Hà nhấn mạnh, người nước ngoài mua đất là trái pháp luật của Việt Nam. Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan kiểm tra và hiện nay chưa phát hiện người nước ngoài mua đất.
Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà
Sáng ngày 5/6, Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà tiếp tục đăng đàn trả lời chất vấn về công tác quản lý đất đai tại các TP lớn, các địa phương có nhiều khiếu nại, tố cáo; tình trạng ô nhiễm môi trường và kiểm soát hoạt động xả thải của các doanh nghiệp; các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu tại các vùng, địa phương, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long.
Chưa phát hiện người nước ngoài mua đất
Nêu vấn đề giao dịch mua bán đất đai phức tạp tại 3 địa phương dự kiến trở thành đặc khu kinh tế (Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc), Đại biểu (ĐB) Phùng Đức Tiến (Hà Nam) đặt vấn đề, có thông tin người nước ngoài đã mua đất, nhà khu vực này.
"Bộ trưởng cho biết thực trạng để ĐB yên tâm trước khi bấm nút thông qua Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt", ông Tiến nói.
ĐB Hoàng Văn Cường (Hà Nội) thì phản ánh, nghịch lý trong quản lý đất đai, có dự án đầu tư dù đền bù giá cao hơn so với trước khi có dự án thì người dân phát sinh khiếu kiện, tỷ lệ không nhỏ những tỷ phú đại gia cũng ra đời từ dự án để phát triển công trình bất động sản.
“Chính sách đất đai của ta, đặc biệt là các công cụ kinh tế, có liên quan gì đến tình trạng trên? Chúng ta có nên sử dụng chính sách ưu đãi nhà đầu tư bằng việc giao đất với giá thấp, miễn tiền sử dụng đất cho các nhà đầu tư hay không?”, ông Cường hỏi.
Chia sẻ với lo ngại của ĐB Tiến, Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà cho hay, người nước ngoài không có quyền mua đất mà chỉ có thể mua các căn hộ chung cư ở các đô thị.
“Thực tế vừa rồi chúng tôi kiểm tra một số nơi, Chính phủ cũng chỉ đạo các cơ quan kiểm tra và hiện nay chưa phát hiện người nước ngoài mua đất”, Bộ trưởng Hà nhấn mạnh.
Ông Trần Hồng Hà nói thêm, nếu các ĐB biết thông tin về việc nước ngoài mua đất thì thông báo cho Bộ TN&MT để cơ quan này tiến hành xác minh họ làm cách nào mua được. “Nếu mua là trái pháp luật của Việt Nam”, Bộ trưởng nêu rõ.
Với chất vấn của ĐB Cường, Bộ trưởng Hà cho hay, đây là câu hỏi rất khó, liên quan đến định giá đất đai. Trong khi, đất đai rất biến động, chỉ cần chuyển đổi từ đất trồng lúa sang quy hoạch phát triển bất động sản, giá đất là khác nhau.
Theo Tư lệnh ngành TN&MT,cần điều chỉnh chính sách đất đai để xác định lại giá đất, trong đó làm rõ cơ chế phân bổ nguồn lực đất đai trước và sau quy hoạch. “Nhà nước có quyền định đoạt, nhưng chúng ta cần làm sao để người dân cảm thấy được chia sẻ, nhà đầu tư thì vẫn còn lợi nhuận. Tất nhiên, đấu giá đất đai là tốt nhất...”, ông Hà nói.
Bờ biển bị "tư nhân hoá", dân không có đường xuống biển?
ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP Hồ Chí Minh) đặt câu hỏi việc bờ sông, bờ biển bị tư nhân hoá. "Doanh nghiệp, nhà đầu tư lấn chiếm đường bờ biển, bờ sông vừa sai luật, bất công với người dân vì dân không có lối xuống biển tắm", ông Nghĩa phản ánh.
ĐBQH Trương Trọng Nghĩa
Cùng mạch chất vấn này, ĐB Phan Văn Hoà cho rằng, hiện người dân "không có lối xuống biển tắm và lo trong tương lai đặc khu Phú Quốc sẽ gặp tình cảnh như vậy".
Trước đó, chiều 4/6, ĐB Tạ Văn Hạ (Bạc Liêu) cũng chất vấn Bộ trưởng TN&MT về vấn đề này.
“Trong quá trình phát triển, nhiều địa phương đã giao hàng vạn hecta đất cho doanh nghiệp xây dựng dự án khu đô thị, khu du lịch, làm mất quyền tiếp cận chính đáng của người dân với biển, gây khó khăn trong sinh hoạt và đời sống. Bộ trưởng cho biết hướng xử lý vấn đề này”, ĐB Hạ chất vấn.
Trả lời, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho hay, Luật Tài nguyên, môi trường biển đã quy định về rõ về bảo vệ hành lang bờ biển, trong đó có nói đến giới hạn từ đường ranh giới chiều cao trở vào trong 100 m là không đầu tư những công trình mang tính chất thương mại, kinh tế. Từ mức chiều thấp trở ra thì phải tính toán cho các đầu tư về công cộng, các công trình cần thiết đã có quy định.
“Bờ biển sử dụng chung, không phải của một doanh nghiệp, tổ chức nào cả, bờ biển, sử dụng biển là của nhân dân”, Bộ trưởng nhấn mạnh, nếu có vi phạm thì phải chấn chỉnh, lập lại trật tư.
Nhắc lại sự cố môi trường biển Formosa xảy ra trước đây gây hậu quả nặng nề, ĐB Hoàng Quốc Thưởng (Hải Dương) chất vấn, “Bộ trưởng có tin tưởng và đảm bảo hoạt động của Formosa sẽ không gây ra sự cố tái diễn như trước đây không?”.
Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, với việc cho Formosa hoạt động lại, chúng ta đã thay đổi bộ toàn bộ phương pháp quản lý, trong đó đầu tư công nghệ, bổ sung công nghệ xử lý môi trường với công suất lớn hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, còn có công nghệ giám sát đánh giá môi trường trực tuyến; 3 nấc đề phòng sự cố: Sự cố ngay nơi sản xuất, sự cố trong phạm vi nhà máy và sự cố ngoài phạm vi nhà máy.
“Với cách làm như vậy, từ khâu xem xét đánh giá công nghệ cho đến khâu giám sát, kiểm tra được yêu cầu chặt chẽ thì không ngành nghề nào để xảy ra ô nhiễm, nếu chúng ta làm tốt”, Bộ trưởng nói và trấn an các ĐB Quốc hội “yên tâm về hoạt động của Formosa”.
Hương Giang
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sáng nay (12/12), Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã khai mạc Kỳ họp thứ 24.
Trần Lê
10:32 12/12/2024(Thanh tra) - Hợp nhất Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ để tối ưu hóa nguồn lực, tránh chồng chéo, trùng lắp nhiệm vụ… theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc.
Hương Giang
23:28 11/12/2024Hương Giang
23:23 11/12/2024Trung Hà
21:14 11/12/2024Bùi Bình
21:07 11/12/2024PV
Trần Lê
Trần Quý
Kim Thành
Đông Hà + Thanh Hoa
Cảnh Nhật
Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn