Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 07/11/2014 - 11:16
(Thanh tra) - “Từ chức là chuyện bình thường với tất cả những người được giao chức trách nhiệm vụ, không riêng bộ phận nào… Nếu đặt vấn đề cần quy định về việc từ chức, tôi cho rằng cũng không nhất thiết vì đó là chuyện bình thường nên trở thành văn hóa của cán bộ công chức”. Đó là ý kiến của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cương bên hành lang Quốc hội.
Bộ trưởng Hà Hùng Cường. Ảnh: Thảo Nguyên
Hôm nay (7/11), Quốc hôi thảo luận ở tổ về Dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
+ Thực tế không ít cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ, thậm chí có sai phạm nhưng chẳng thấy ai từ chức. Có ý kiến cho rằng cần phải đưa quy định về việc từ chức vào Dự thảo Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi). Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
- Từ chức là chuyện bình thường với tất cả những người được giao chức trách nhiệm vụ, không riêng bộ phận nào. Giao chức vụ rồi tự thấy mình không phù hợp, có thể do chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sở trường, o sức ép công việc… người ta đều có thể từ chức chứ không nhất thiết phải vì yếu kém, vi phạm đạo đức công vụ mà phải từ chức.
Từ chức không chỉ đặt ra với thành viên Chính phủ mà đặt ra với tất cả những người có chức vụ quyền hạn. Nếu chỉ quy định trong Luật Tổ chức Chính phủ thì không toàn diện mà nếu thế thì phải quy định cả trong các luật như tổ chức Quốc hội, tổ chức TAND, tổ chức Viện KSND… Không thể nói bộ phận này có quy chế từ chức, bộ phận kia thì không.
Đương nhiên ở các nước, hành pháp bao giờ cũng là bộ phận thử thách nhất, gay gắt nhất nên tiền lệ đặt ra cũng phổ thông ở khối hành pháp vì phải thực thi công việc hàng ngày, đối phó với tất cả vấn đề về kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh cũng như vấn đề đột xuất bất ngờ trong cuộc sống. Còn công việc của các cơ quan tổ chức khác như Chánh án TAND Tối cao chủ yếu hoạt động chuyên môn, không phải đối phó với các vấn đề hàng ngày. Tương tự, hoạt động của cơ quan dân cử cũng không chịu quá nhiều sức ép.
Nếu đặt vấn đề cần quy định về việc từ chức trong luật, tôi cho rằng cũng không nhất thiết vì đó là chuyện bình thường nên trở thành văn hóa của cán bộ công chức. Nếu có quy định thì có thể quy định trong các luật khác như Luật Giám sát của Quốc hội, HĐND; không nhất thiết phải quy định trong Luật Tổ chức Chính phủ.
+ Cơ quan soạn thảo Dự án Luật Tổ chức Chính phủ nêu quan điểm không đưa quy định từ chức vào luật vì đã được quy định trong Luật Cán bộ công chức. Nhưng có ý kiến, quy định này trong Luật Cán bộ công chức không đủ mạnh?
- Luật Tổ chức cán bộ đã quy định thì đó là một cái tốt, mang tính bao quát, phủ rộng tới tất cả các loại cán bộ có chức vụ, quyền hạn được giao. Ngoài ra, vấn đề từ chức cũng quy định thêm ở Luật Giám sát của Quốc hội, HĐND thì càng tốt.
Còn câu chuyện từ chức đến nay chưa đi vào thực tế cũng phải nhìn rộng hơn. Tiến tới, luật pháp phải quy định rõ mỗi chức danh phải có chức năng nhiệm vụ cụ thể, gắn với trách nhiệm rõ ràng thì quy định về từ chức mới hiệu lực.
Đúng là chưa có trường hợp nào từ chức như quy định của luật. Nhưng cũng phải nói rằng, thực chất hiện nay việc phân công trách nhiệm giữa cá nhân và tập thể cũng chưa rõ ràng. Có thể, một người đứng đầu nhưng lại thực hiện quyết định của nhiều người khác, quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Điều đó có nghĩa, quyết định của một tập thể không thể quy trách nhiệm hoàn toàn cho một người cụ thể.
+ Ông bình luận gì về ý kiến cho rằng, quy định về từ chức trong Luật Tổ chức Chính phủ sẽ như một đòn bẩy kích thích việc chịu trách nhiệm đối với các vị trí người đứng đầu trong các cơ quan điều hành đất nước, tránh tình trạng nhiều vụ việc nghiêm trọng xảy ra mà không ai lên tiếng nhận trách nhiệm về mình như thời gian vừa qua?
- Không chỉ nên xoáy sâu vào Luật Tổ chức Chính phủ. Tôi cho rằng ngay cả các Đại biểu Quốc hội, không phải ai cũng làm tròn trách nhiệm của mình. Đại biểu Quốc hội chính là chính khách được nhân dân bầu ra để thực hiện quyền lực cao nhất. Cần phải nói một cách công bằng, chỉ nên quy định chung chứ không nên xoáy vào Luật Tổ chức Chính phủ hay Luật Tổ chức Quốc hội.
Ở các nước, tôi cũng không thấy phải quy định trong luật về vấn đề từ chức. Đó là phạm trù thuộc về đạo đức công vụ. Ở họ chỉ cần phát hiện ra một Bộ trưởng trong cuộc bầu cử sử dụng tài chính bất minh, có sai phạm là họ thấy phải từ chức rồi. Còn ở nước ta, công tác cán bộ là công tác số một của Đảng. Đảng giao nhiệm vụ, ra trung ương biểu quyết và đưa ra cơ quan Quốc hội để phê duyệt. Trừ khi anh sai phạm rõ ràng.
+ Xin cám ơn ông!
Thảo Nguyên (Ghi)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 13/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 28 để tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
Bùi Bình
19:37 13/12/2024(Thanh tra) - Ngày 13/12/2024, UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức hội nghị tổng kết công tác quốc phòng địa phương, giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Trung Hà
16:40 13/12/2024T.Thanh
16:36 13/12/2024PV
16:33 13/12/2024Thu Huyền
16:03 13/12/2024Chính Bình
15:56 13/12/2024Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên