Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ tư, 10/06/2020 - 15:07
(Thanh tra) - "Quan điểm của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có lẽ không tán thành với đề xuất nghỉ lễ 5 ngày dịp Quốc Khánh mùng 2/9. Quan điểm của tôi cũng không tán thành đề xuất này. Tôi đã báo cáo vấn đề này với các đồng chí lãnh đạo và Thủ tướng cũng đồng tình với đề xuất của tôi", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho hay.
Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh Xã hội Đào Ngọc Dung. Ảnh: TN
Sáng ngày 10/6, Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trao đổi với báo chí xung quanh đề xuất của Tổng cục Du lịch về việc nghỉ lễ 5 ngày dịp Quốc khánh (2/9) để kích cầu du lịch sau Covid -19.
"Tôi rất lắng nghe đề xuất của Tổng cục Du lịch và hoan nghênh các sáng kiến, đề xuất. Tuy nhiên, bố trí nghỉ 5 ngày trong dịp Quốc khánh 2/9 thì phải cân nhắc rất kỹ và phải tính toán nhiều chiều, đánh giá tác động đầy đủ, toàn diện", Bộ trưởng Dung nói và đưa ra 4 vấn đề phải bàn.
Đầu tiên, ngày 2/9 rơi vào giữa tuần, khoảng cách với các ngày nghỉ quá xa. Do đó, thực hiện hoán đổi hay nghỉ bù rất bất hợp lý. Tiếp đó, thời gian vừa qua, chúng ta thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, thực hiện giãn cách xã hội rất dài, người lao động cũng như học sinh đã phải nghỉ rất dài.
"Đây là thời điểm, chúng ta phải thực hiện nhiệm vụ kép, vừa phòng chống dịch, vừa phải tập trung rất cao để khôi phục sản xuất, khôi phục thị trường lao động. Muốn vậy, phải tập trung rất cao phát triển sản xuất để tăng trưởng kinh tế", ông Dung nhấn mạnh và nêu rõ, chúng ta phải ưu tiên tối đa cho việc phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế để rút ngắn khoảng cách mà chúng ta đã phải thực hiện giãn cách xã hội.
Vấn đề thứ 3 phải bàn theo Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội, chúng ta có khoảng 55 triệu lao động. Theo Bộ luật Lao động hiện hành và các quy định của pháp luật thì việc nghỉ bù hay hoán đổi ở khu vực doanh nghiệp là do doanh nghiệp - chủ sử dụng lao động xem xét quyết định. Còn khu vực công chức, viên chức và người lao động, Chính phủ với tư cách là chủ sử dụng xem xét quyết định.
"Nếu chúng ta có quyết định thì số lượng cũng khoảng 2 triệu người thôi, mà con số 2 triệu người so với 55 triệu người thì rất nhỏ nhoi, chỉ khoảng 4-5%. Như vậy ảnh hưởng tác động cũng không quá lớn cho việc phát triển kinh tế, phát triển du lịch", Bộ trưởng Dung đánh giá.
Cuối cùng, trong dịp Quốc khánh từ ngày mùng 3 đến mùng 5/9 thông thường sẽ có ngày trẻ đến trường, ngày khai trường. "Nếu nghỉ suốt từ mùng 2 cho đến hết ngày mùng 5 thì học sinh cũng khó tham gia vì các em vẫn phải đến dự khai trường, các trường học vẫn phải tiếp tục. Vì vậy, khó có chuyện ông bố, bà mẹ đi du lịch mà để con ở nhà", Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội lưu ý.
Theo Bộ trưởng Dung, trong dịp này nên để cho bố, mẹ chăm lo, chuẩn bị sách vở cho con cái và tạo điều kiện đưa trẻ đến trường, tạo ra ngày hội học sinh đến trường.
"Với những lý do rất căn bản như vậy, quan điểm của Bộ có lẽ không tán thành. Quan điểm của tôi cũng không tán thành đề xuất này. Tôi đã báo cáo vấn đề này với các đồng chí lãnh đạo, Thủ tướng và Thủ tướng cũng đồng tình với đề xuất của tôi", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho hay.
Trước đó, Tổng cục Du lịch đề xuất kéo dài kỳ nghỉ lễ 2/9 từ thứ 4 đến hết tuần nhằm kích cầu du lịch nội địa.
Theo Tổng cục trưởng Du lịch Nguyễn Trùng Khánh, ngày 2/9 vào thứ tư, nhiều địa phương thấy có thể kéo dài kỳ nghỉ lễ đến hết tuần nhân kỷ niệm 75 năm Quốc khánh và hưởng ứng phong trào kích cầu du lịch nội địa.
Năm 2020, người lao động có 14 ngày nghỉ lễ Tết, tính cả thứ bảy và chủ nhật liền kề. Từ nay đến cuối năm còn duy nhất kỳ nghỉ lễ một ngày dịp 2/9. Từ năm 2021, Việt Nam sẽ có thêm một ngày nghỉ lễ dịp 2/9, ngoài 10 ngày nghỉ theo quy định. Chính phủ sẽ lựa chọn ngày nghỉ vào 1/9 hoặc 3/9 tùy lịch từng năm.
Báo cáo của Tổng cục Thống kê tính đến cuối tháng 4/2020, Covid-19 khiến gần 5 triệu lao động phải ngừng hoặc mất việc, kéo tỷ lệ người có việc làm xuống thấp nhất trong mười năm; riêng ngành Du lịch thiệt hại khoảng 7 tỷ USD, lượng khách lưu trú tại các khách sạn giảm 60%.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Hoàng Nam
22:10 22/11/2024(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương