Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 25/10/2017 - 21:47
(Thanh tra) - Theo Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, từ năm 2001 đến nay, phát hiện hơn 840 vụ lộ, mất bí mật Nhà nước, trong đó, nhiều tài liệu thuộc danh mục Tuyệt mật, Tối mật…
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm. Ảnh Văn Bình
Chiều 25/10, Quốc hội nghe tờ trình, thẩm tra Dự án Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước và Dự án Luật An ninh mạng.
Thời hạn bảo vệ tài liệu tuyệt mật 30 năm
Trình bày tờ trình, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, qua thực tiễn thực hiện công tác bảo vệ bí mật Nhà nước, yêu cầu của tình hình, nhiệm vụ mới thấy Pháp lệnh và các văn bản hướng dẫn hiện hành đã bộc lộ những hạn chế, bất cập.
Từ năm 2001 đến nay, phát hiện hơn 840 vụ lộ, mất bí mật Nhà nước, trong đó, nhiều tài liệu thuộc danh mục Tuyệt mật, Tối mật liên quan đến đường lối, chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước; chủ trương giải quyết các tranh chấp về biên giới, biển đảo.
“Hình thức lộ, mất bí mật Nhà nước chủ yếu là qua thông tin, liên lạc; báo chí, xuất bản; quan hệ quốc tế... Một trong những nguyên nhân của việc lộ, mất nêu trên là do hệ thống pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước còn chưa đồng bộ; các chế tài xử lý còn thiếu và yếu, chưa bảo đảm tính răn đe; việc xử lý vi phạm còn nể nang, thiếu chủ động…”, Bộ trưởng nói.
Theo người đứng đầu ngành Công an, để hoàn thiện cơ sở pháp lý về bảo vệ bí mật Nhà nước nên việc xây dựng Dự án Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước là yêu cầu khách quan và cần thiết. Dự thảo Luật gồm 5 chương, 39 điều.
Đi vào điểm mới, Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, Dự thảo Luật vẫn phân loại bí mật Nhà nước thành 3 cấp độ: Tuyệt mật, Tối mật và Mật. Tuy nhiên, để việc xác lập danh mục bí mật Nhà nước được bảo đảm tính công khai, minh bạch, thống nhất, Dự thảo quy định tiêu chí phân loại bí mật Nhà nước theo hướng kết hợp giữa lĩnh vực và hậu quả nếu bí mật Nhà nước bị lộ, mất.
Dự thảo Luật cũng quy định cụ thể thời hạn bảo vệ bí mật Nhà nước (Tuyệt mật: 30 năm; Tối mật: 20 năm; Mật: 10 năm). Thời hạn bảo vệ bí mật Nhà nước được gia hạn nếu việc giải mật gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
Bí mật Nhà nước bảo vệ không thời hạn?
Thẩm tra Dự thảo Luật, theo Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Võ Trọng Việt, Ủy ban tán thành việc phân loại bí mật Nhà nước theo 3 cấp độ như Dự thảo Luật. Nhưng đề nghị quy định cụ thể hơn về phạm vi bí mật Nhà nước, làm rõ nội hàm “cần giữ bí mật”.
Ông Võ Trọng Việt cũng cho biết, một số ý kiến cho rằng Dự thảo Luật cần quy định rõ thời hạn bảo vệ bí mật Nhà nước trong Dự thảo Luật là thời hạn tối đa hay tối thiểu; số lần gia hạn và thời gian cụ thể cho từng lần gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật Nhà nước…
Ngoài ra, có ý kiến cho rằng, bí mật Nhà nước độ tuyệt mật thường liên quan đặc biệt đến an ninh quốc gia, lợi ích quốc gia, dân tộc, nên thời hạn bảo vệ cần quy định dài hơn (có thể là 50 hoặc đến 60 năm) hoặc không nên xác định thời hạn giải mật.
Ý kiến khác đề nghị bổ sung loại bí mật Nhà nước bảo vệ không thời hạn.
“Ủy ban Quốc phòng An ninh cơ bản tán thành quy định về thời hạn bảo vệ bí mật Nhà nước. Tuy nhiên, đề nghị, nghiên cứu các ý kiến trên để quy định cụ thể hơn nhằm bảo đảm công tác quản lý, bảo vệ bí mật Nhà nước được chặt chẽ, phù hợp, đáp ứng yêu cầu của hoạt động này trong tình hình mới”, ông Võ Trọng Việt nhấn mạnh.
Cơ quan thẩm tra còn lưu ý, nhiều trường hợp bị lộ, bị mất bí mật Nhà nước nhưng không được phát hiện, xử lý kịp thời, để các thế lực thù địch khai thác, sử dụng bí mật Nhà nước gây phương hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Cho nên đề nghị bổ sung quy định về hoạt động của các cơ quan chức năng nhằm phát hiện việc lộ, mất bí mật Nhà nước để kịp thời đưa ra biện pháp khắc phục, hạn chế hậu quả.
Cùng với đó, quy định về các biện pháp hạn chế thiệt hại do việc lộ, mất bí mật Nhà nước gây ra (như hủy bỏ, điều chỉnh, đình chỉ việc sử dụng bí mật Nhà nước).
Liên quan đến Dự án Luật An ninh mạng, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, hiện có nhiều nguy cơ đe dọa an ninh mạng. Trong đó, không gian mạng trở thành môi trường lý tưởng cho âm mưu “diễn biến hòa bình”, phá hoại tư tưởng, chuyển hóa chế độ chính trị nước ta, thông qua các hoạt động thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Cũng thông qua không gian mạng, các đối tượng chống phá thực hiện liên lạc, móc nối, chỉ đạo và thành lập tổ chức hoạt động chống phá; sử dụng không gian mạng để kích động biểu tình, gây rối an ninh...
Dự thảo Luật gồm 8 chương, 55 điều, trong đó quy định các hành vi xử lý thông tin trên không gian mạng có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống; tuyên truyền chống Nhà nước... đều sẽ bị xử lý.
Thẩm tra Dự án Luật, Chủ nhiệm Võ Trọng Việt cho biết quan điểm của Ủy ban là cần thiết xây dựng Luật để bảo vệ an ninh quốc gia, đồng thời thể hiện trách nhiệm của Việt Nam trong hợp tác giải quyết các vụ việc sử dụng không gian mạng để khủng bố, phá hoại an ninh, hòa bình thế giới.
Tuy nhiên cơ quan thẩm tra cho rằng, các hành vi bị nghiêm cấm trong Dự thảo chung chung, đề nghị cơ quan xây dựng nghiên cứu, tiếp thu, quy định cụ thể hơn để bảo đảm tính khả thi.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 2 ngày 13-14/12, Đại hội lần thứ VIII Hội Nhà báo thành phố bầu ra Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí và bầu Nhà báo Nguyễn Anh Tú là Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2024-2029.
Kim Thành
19:37 14/12/2024(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.
Trần Kiên
19:34 14/12/2024Hương Giang
16:17 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà