Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Không tạm giữ nguyên mô hình chính quyền địa phương sẽ có hẫng hụt

Hương Giang

Thứ bảy, 15/02/2025 - 12:14

(Thanh tra) - Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà khẳng định, trong điều kiện hiện nay mô hình chính quyền địa phương (có HĐND và UBND) nên tạm giữ nguyên, nếu không sẽ có hẫng hụt trong vận hành hệ thống ở địa phương.

Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) được Quốc hội cho ý kiến ở hội trường, sáng 15/2. Một trong những vấn đề lớn được đại biểu quan tâm là mô hình chính quyền địa phương (gồm có HĐND, UBND), cơ cấu tổ chức của UBND, phân cấp, phân quyền.

Không thể không có HĐND cấp xã 

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) bày tỏ quan điểm đồng tình dự luật quy định theo hướng giữ nguyên mô hình tổ chức chính quyền địa phương như luật hiện hành (gồm có HĐND và UBND).

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp). Ảnh: P.Thắng

Nêu rõ không thể không có HĐND cấp xã được, ông Hòa đồng thời lưu ý, thời qua đang thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị nên cần nghiên cứu mô hình này sắp tới để thực hiện chung trên cả nước.

“Không thể chỉ thực hiện cho các TP trực thuộc Trung ương trong khi các TP trực thuộc tỉnh cũng là đô thị", ông Hòa nêu.

Trong khi đó, đại biểu Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh) bày tỏ băn khoăn khi dự luật chỉ quy định UBND ở cấp chính quyền địa phương do HĐND cùng cấp bầu, mà chưa có quy định về UBND ở những nơi không tổ chức HĐND.

“Quy định như vậy là chưa đủ, vì hiện nay - một số TP trực thuộc Trung ương như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, TP Đà Nẵng, TP Hải phòng đang thực hiện mô hình ở quận, TP thuộc tỉnh; phường thuộc quận; phường, xã thuộc TP thuộc tỉnh, TP trực thuộc Trung ương không tổ chức HĐND, mà chỉ tổ chức UBND”, ông Tuấn nói.

Từ đó, ông đề nghị luật cần bổ sung quy định về UBND ở những nơi không tổ chức HĐND vào dự luật.

Đại biểu Hà Sỹ Đồng (đoàn Quảng Trị) thì thấy tổ chức chính quyền địa phương không có gì đổi mới để phù hợp với đặc điểm đô thị và đặc điểm nông thôn, hải đảo.

“Thực tiễn cũng cho thấy sau khi sửa Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2019, TP Đà nẵng, TP Hồ Chí Minh, TP Hải phòng đã được Quốc hội cho phép thực hiện chính quyền đô thị một cấp và cho thấy mang lại hiệu quả rất tốt”, ông Đồng phát biểu. 

Đại biểu Hà Sỹ Đồng (đoàn Quảng Trị). Ảnh: P.Thắng

Trong điều kiện hiện đang thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy, ông Đồng cho rằng, tổ chức chính quyền địa phương cũng cần phải được thiết kế lại, phù hợp với đặc điểm của đô thị và đặc điểm của nông thôn.

Phân cấp mạnh có thể xảy ra tiêu cực, tha hóa quyền lực

Vấn đề nữa, theo đại biểu đoàn Trà Vinh, dự luật được thiết kế theo tư duy đổi mới là "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm" và phân cấp phân quyền mạnh mẽ để khơi thông các nguồn lực phát triển đất nước.

“Nếu nội dung luật này thiếu những thiết chế, cơ chế kiểm soát quyền lực có hiệu lực, hiệu quả khi chính quyền địa phương được phân cấp phân quyền mạnh mẽ có thể xảy ra các trường hợp tiêu cực mà cao hơn là tha hóa quyền lực nhà nước - đây là xu hướng khó tránh khỏi”, ông Tuấn nêu quan điểm.

Vì lẽ đó, ông đề nghị cần bổ sung vào dự luật về nguyên tắc "tăng cường kiểm soát quyền lực khi được phân cấp, phân quyền, ủy quyền". 

Đại biểu Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh)

Chung mối quan tâm, đại biểu Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) đặt vấn đề dự luật quy định nguyên tắc phân quyền, phân cấp cho các cấp chính quyền địa phương mà phải bảo đảm điều kiện về tài chính, nguồn nhân lực và các điều kiện khác thì rất khó thực hiện. 

“Ai sẽ phải đảm bảo các điều kiện này? Và như vậy sẽ đi ngược lại với 1 trong các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương nói tại dự thảo là "những việc của địa phương phải do địa phương quyết, địa phương thực hiện và địa phương chịu trách nhiệm”, ông Đồng góp ý, nên nên bỏ quy định về nguyên tắc này.

Về cơ cấu tổ chức của UBND, ông Đồng cho rằng không nên giao Chính phủ quy định các ủy viên UBND mà cần quy định cụ thể trong luật về cơ cấu tổ chức của UBND. 

Hơn nữa, theo ông, không nên bao gồm các ủy viên là giám đốc các sở ngành. Bởi lẽ các sở ngành chỉ là cơ quan chuyên môn, tham mưu cho UBND. 

“Cơ cấu tổ chức của UBND chỉ nên gồm chủ tịch, phó chủ tịch, người đứng đầu đơn vị quân đội và công an cùng cấp. Tương tự, với UBND nơi không tổ chức HĐND thì cũng nên đưa người đứng đầu quân đội và công an cùng cấp tham gia cơ cấu tổ chức UBND vì đó cũng là chính quyền địa phương, ông Đồng góp ý.

Nếu không đưa ra cơ chế pháp lý tháo gỡ sẽ rất khó khăn

Giải trình sau đó, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho hay, mô hình chính quyền địa phương giữ nguyên như hiện tại, vì còn tiếp tục có đánh giá tổng thể mô hình của cả hệ thống chính trị. Sau khi đánh giá tổng thể sẽ có điều chỉnh, sắp xếp, vì vậy hiện tại nên tạm thời giữ nguyên. 

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhận mạnh, nếu không tạm thời giữ nguyên mô hình chính quyền địa phương sẽ có hẫng hụt. Ảnh: P.Thẳng

“Nếu không tạm thời giữ nguyên sẽ có hẫng hụt trong vận hành hệ thống tổ chức chính quyền địa phương và mô hình chính quyền địa phương. Còn chính quyền đô thị vẫn thực hiện theo các nghị quyết của Quốc hội”, bà Trà nói. 

Bà Trà khẳng định, trong bối cảnh đang sắp xếp tổ chức bộ máy, Bộ Nội vụ đang phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương đánh giá, nghiên cứu tổng thể mô hình tổ chức bộ máy, trong đó có hệ thống chính quyền địa phương. “Xin phép đại biểu ủng hộ phương án tạm thời giữ nguyên", Bộ trưởng Bộ Nội vụ nói.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ cũng cho hay, cốt lõi, trọng tâm của sửa đổi luật lần này là phân định làm rõ việc phân cấp, phân quyền, ủy quyền cho chính quyền địa phương theo tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm".

Cùng với đó, xây dựng cơ chế, tạo hành lang pháp lý chặt chẽ tháo gỡ vướng mắc, điểm nghẽn trong luật chuyên ngành, đảm bảo khơi thông, thực hiện nguyên tắc phân cấp, phân quyền, ủy quyền của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương. 

“Nếu không đưa ra cơ chế pháp lý tháo gỡ sẽ rất khó khăn”, theo lời Bộ trưởng Bộ Nội vụ. 

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Đoàn kiểm tra số 1915 thông qua báo cáo kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Trà Vinh

Đoàn kiểm tra số 1915 thông qua báo cáo kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Trà Vinh

(Thanh tra) - Ngày 18/3, Đoàn kiểm tra số 1915 của Bộ Chính trị đã thông qua báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Trà Vinh. Đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Trưởng Đoàn kiểm tra và đồng chí Ngô Chí Cường, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV đơn vị tỉnh Trà Vinh chủ trì hội nghị.

T. Minh

16:25 18/03/2025

Tin mới nhất

Xem thêm