Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bộ, ngành, địa phương phải chỉ rõ vùng tham nhũng

Thứ ba, 22/12/2015 - 20:28

(Thanh tra) - Chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo Tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng chiều 22/12, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu, chỉ rõ tham nhũng diễn ra ở đâu, lĩnh vực cụ thể nào? Khắc phục sơ hở, không để tham nhũng diễn biến phức tạp, nghiêm trọng nhưng bộ, ngành, địa phương không phát hiện tham nhũng, điều đó rất vô lý….

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng kết 10 năm Luật Phòng, chống tham nhũng yêu cầu, chỉ rõ tham nhũng diễn ra đâu? Trên địa bàn, lĩnh vực nào để có giải pháp triệt để. Ảnh: Thảo Nguyên

Vẫn còn 49/120 cơ quan, bộ, ngành, địa phương chưa báo cáo

Báo cáo của Ban Chỉ đạo Tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng do Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo trình bày cho thấy, các bộ, ngành, địa phương, cơ quan đều đã triển khai, xây dựng kế hoạch, chỉ đạo tiến hành hoạt động tổng kết trong phạm vi quản lý. 

Để trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra, đánh giá công tác tổng kết, Ban Chỉ đạo đã và đang tổ chức các đoàn công tác tại một số bộ, ngành, địa phương, cơ quan. Trong tháng 12/2015 và tháng 01/2016, các thành viên Ban Chỉ đạo trực tiếp kiểm tra tại 36 bộ, ngành, địa phương, cơ quan. Tính đến ngày 22/12, đã kiểm tra được 14 nơi. Qua kiểm tra bước đầu cho thấy công tác chuẩn bị cho tổng kết 10 năm thi hành Luật tại các bộ, ngành, địa phương khá nghiêm túc, bám sát yêu cầu của Ban Chỉ đạo. 

Tuy nhiên, vẫn còn một số cơ quan, địa phương chưa quan tâm đúng mức yêu cầu, tầm quan trọng của việc tổng kết nên thiếu chủ động, chậm triển khai kế hoạch tổng kết.  

Tính đến ngày 20/12, mới có 36/57 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương, 35/63 tỉnh đã hoàn thành Dự thảo Báo cáo tổng kết, dù theo kế hoạch hạn gửi là ngày 30/11. 

Chất lượng Dự thảo Báo cáo tổng kết của một số nơi chưa cao, đánh giá tình hình chưa sâu, chưa đóng góp được nhiều kiến nghị về hoàn thiện chính sách, pháp luật trong phòng chống tham nhũng, nhất là hoàn thiện pháp luật để ngăn ngừa sơ hở trong lĩnh vực, phạm vi quản lý của mình (như Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, tỉnh Khánh Hoà…). 

Có nơi kết quả công tác phòng chống tham nhũng không toàn diện, chưa đạt yêu cầu, không phát hiện vi phạm, sai phạm trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng….

Sớm lựa chọn cá nhân dũng cảm tố cáo tham nhũng để khen thưởng

Tại phiên họp, các thành viên Ban Chỉ đạo phản ánh, có tình trạng, tại các địa phương, chỉ chú ý tổng kết ở các tỉnh, còn cấp huyện, xã hầu như chưa thực hiện. 

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Văn Hiện đặt vấn đề, Luật Phòng, chống tham nhũng nhằm đảm bảo sự trong sạch của bộ máy Nhà nước. Sau tổng kết sẽ kiến nghị sửa đổi toàn diện Luật và tìm biện pháp đột phá hoạch định công tác phòng chống tham nhũng trong thời gian tới. Nếu các địa phương, bộ, ngành làm sơ sài cho xong, cái đáng kiến nghị lại không kiến nghị, chất lượng tổng kết thấp sẽ khó đạt được mục đích đề ra. 

Theo ông Hiện, cần tập trung con người, tập trung trí tuệ để hoàn thiện báo cáo tổng kết sao cho đảm bảo chất lượng; đẩy nhanh tiến độ và chất lượng tổng kết, những nơi đã gửi báo cáo nhưng sơ sài yêu cầu phải làm lại. 

Kết luận phiên họp, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ rõ, từ việc chưa quan tâm đúng mức, thiếu chủ động, chậm triển khai. Trong khi đó, chất lượng báo cáo chưa cao, chưa đóng góp được nhiều kiến nghị để hoàn thiện chính sách, pháp luật trong phòng, chống tham nhũng, nhất là hoàn thiện pháp luật để ngăn ngừa sơ hở trong lĩnh vực, phạm vi quản lý dễ xảy ra tham nhũng. 

Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần chấn chỉnh uốn nắn, khắc phục sơ hở, không để tham nhũng diễn biến phức tạp, nghiêm trọng nhưng bộ, ngành, địa phương không phát hiện ra tham nhũng là rất vô lý. Thay vào đó, cần chỉ rõ, tham nhũng diễn ra đâu? Trên địa bàn, lĩnh vực nào để có giải pháp triệt để. 

Các thành viên Ban Chỉ đạo tiếp tục thực hiện việc kiểm tra công tác tổng kết theo kế hoạch đã thông báo cho các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, 22 cơ quan chưa kiểm tra phải được kiểm tra. Trong trường hợp cần thiết, Thanh tra Chính phủ tiếp tục triển khai kiểm tra một số bộ, ngành, địa phương, nhất là những bộ, ngành, địa phương trọng điểm, có văn bản chỉ đạo cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục tổng kết đảm bảo tiến độ, chất lượng. 

Cùng với đó, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành sớm lựa chọn cá nhân dũng cảm tố cáo hành vi tham nhũng để biểu dương, khen thưởng tại Hội nghị toàn quốc Tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tháng 3/2016. 

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

(Thanh tra) - Chiều 13/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 28 để tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Bùi Bình

19:37 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm