Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ ba, 24/01/2023 - 06:38
(Thanh tra) - Đại biểu Quốc hội cho rằng, bên cạnh xử lý nghiêm cán bộ tiêu cực, tham nhũng, cần phải có cơ chế bảo vệ tuyệt đối cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nhấn mạnh, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã trở thành “xu thế không thể đảo ngược", "ai không dám làm thì mạnh dạn đứng sang một bên cho người khác làm”. Ảnh: Đ.X
Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã trở thành “xu thế không thể đảo ngược, “ai không dám làm thì mạnh dạn đứng sang một bên cho người khác làm” như lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nhấn mạnh.
Bước sang năm 2023, công cuộc “chống giặc nội xâm” tiếp tục được đẩy mạnh, thực hiện quyết liệt, xử lý nghiêm minh các sai phạm theo đúng quan điểm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể đó là ai”.
Trao đổi với phóng viên Báo Thanh tra, Ủy viên Ủy ban Pháp luật - đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa nhấn mạnh, càng đẩy mạnh chống tham nhũng, tiêu cực, càng làm cho bộ máy trong sạch, trật tự kỷ luật, kỷ cương được thiết lập, kinh tế - xã hội phát triển.
“Tôi rất đồng tình khi xử lý nghiêm cán bộ tham nhũng, tiêu cực, không có vùng cấm như chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Các cơ quan bảo vệ pháp luật đã vào cuộc rất quyết liệt, công tâm, khách quan, phát hiện tới đâu, xử lý tới đó, kể cả cán bộ cấp cao”, ông Phạm Văn Hòa nói.
Cán bộ mà sợ sai không dám làm thì nên nghỉ việc
+ Nhìn lại thời gian qua, câu chuyện sợ sai, sợ trách nhiệm, thậm chí có suy nghĩ “thà đứng trước hội đồng kỷ luật còn hơn đứng trước hội đồng xét xử” của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức đã được đề cập nhiều. Ông nghĩ gì về điều này?
- Làm cán bộ, công chức mà suy nghĩ “thà đứng trước hội đồng kỷ luật còn hơn đứng trước hội đồng xét xử” là lệch lạc. Anh làm việc, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước thì phải làm đúng với tinh thần trách nhiệm cao nhất, cái gì có lợi cho dân thì làm, không có lợi cho dân thì tránh ra.
Sở dĩ cán bộ bị kỷ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự là do làm không đúng hoặc cố tình làm sai, “lem luốc”, “móc ngoặc” với một số cá nhân, doanh nghiệp để lũng đoạn, tham nhũng, tiêu cực.
Còn cán bộ sợ sai nên không dám làm vì không làm sẽ không bị kỷ luật thì nên nghỉ việc, chuyển sang khu vực khác để dành vị trí đó cho người có trách nhiệm, tâm huyết với nước, với dân.
+ Có ý kiến cho rằng, cán bộ sợ không dám làm vì hệ thống pháp luật chồng chéo, áp dụng vào thời điểm này đúng nhưng thanh tra, kiểm tra thời điểm sau lại sai?
- Tôi đồng ý là hệ thống pháp luật hiện còn những quy định bất cập, chồng chéo khiến cán bộ băn khoăn, chưa biết áp dụng đúng hay sai nên không dám làm. Bởi đúng thì chưa chắc được khen thưởng, nhưng không đúng thì cơ quan bảo vệ pháp luật sẽ quy trách nhiệm.
Vì vậy, chúng ta đang tiếp tục hoàn thiện thể chế, sửa đổi những quy định bất cập, không phù hợp với thực tiễn. Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến về Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi), Dự thảo Luật Giá (sửa đổi), đặc biệt là Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Đây là những luật đang có những bất cập, cần phải sửa đổi để quá trình tổ chức thực hiện của người thực thi công vụ không bị vướng mắc.
Nhưng việc sợ sai, sợ trách nhiệm không phải chỉ do pháp luật có vướng mắc. Tại sao cũng luật đó trước không nghĩ tới, vẫn làm được, giờ cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan bảo vệ pháp luật vào cuộc quyết liệt thì mới phát sinh tình trạng không dám làm vì sợ trách nhiệm, làm cầm chừng để không bị lỗi? Tôi cho rằng, vấn đề ở đây còn do khâu tổ chức thực hiện và trách nhiệm của cán bộ, công chức.
Bảo vệ tuyệt đối cán bộ dám nghĩ, dám làm bằng luật
+ Cuộc chiến chống tham nhũng, tiêu cực được xác định còn nhiều khó khăn và rất gian nan. Theo ông, để ngăn chặn, đẩy lùi tiêu cực, tham nhũng cần phải làm gì?
- Chống tiêu cực, tham nhũng phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, hành động mạnh mẽ, quyết liệt, không dừng, không nghỉ. Trong đó, phải nâng cao nhận thức, hiểu biết, trình độ, phẩm chất đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức. Đây là vấn đề cực kỳ quan trọng.
Thứ hai, là nâng cao tinh thần, vật chất cho cán bộ, công chức, viên chức. Họ làm trong khu vực Nhà nước, sống bằng lương, nếu lương không đủ trang trải cuộc sống thì buộc họ phải làm những việc khác. Cho nên, cần phải có cơ chế, chính sách để bảo đảm cán bộ, công chức, viên chức sống được bằng lương.
Chúng ta hoan nghênh những người làm giàu chính đáng từ hai bàn tay lao động và khối óc. Nhưng những người tham lam, làm bậy, làm sai, vi phạm pháp luật để có nhà cao cửa rộng, biệt thự, xe sang... thì phải xử lý nghiêm. Với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp thì cán bộ sẽ không cần, không muốn, không dám và không thể tham nhũng, tiêu cực.
+ Lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng lên mức 1,8 triệu đồng/tháng từ ngày 1/7/2023. Điều này rất đáng trân trọng, nhất là sau gần 3 năm đất nước “gồng mình” chống dịch COIVD-19. Nhưng tăng lương cơ sở mới đáp ứng được một phần, quan trọng vẫn là thực hiện chính sách cải cách tiền lương?
- Đúng vậy! Tăng lương cơ sở mới đáp ứng được một phần nhu cầu thiết yếu sinh hoạt của người hưởng lương mà thôi. Vấn đề quan trọng và cốt lõi là chính sách cải tiền lương phải thông thoáng, cởi mở, bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người làm công, ăn lương.
Tuy nhiên, nguồn ngân sách của chúng ta rất hạn hẹp, không phải chỉ dành tiền cho cải cách tiền lương mà còn dành tiền cho đầu tư phát triển, an sinh xã hội… Cho nên, trước mắt chúng ta tăng lương cơ sở và tới đây sẽ tiếp tục cân đối để triển khai thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo yêu cầu tại Nghị quyết số 27 năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương.
+ Bên cạnh cải cách chính sách tiền lương, xử nghiêm người tham nhũng, tiêu cực, cũng cần có cơ chế bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, thưa ông?
- Đảng đã có chủ trương khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Vấn đề đặt ra là phải thể chế hóa chủ trương của Đảng.
Tôi cho rằng, phải thể chế hóa chủ trương này bằng văn bản luật với tính pháp lý cao nhất để bảo vệ tuyệt đối cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
Cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, chịu chế tài từ Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức, rồi Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Thanh tra (sửa đổi), Bộ luật Hình sự…. Văn bản của Đảng có rồi, nhưng nếu không có văn bản luật, quy định rạch ròi nội hàm thì cán bộ khó thực hiện.
+ Xin cảm ơn ông!
Cải cách chính sách tiền lương, nâng cao đời sống của cán bộ
“Kiên quyết, kiên trì đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực. Nghiên cứu thành lập các thiết chế mới về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực; ban hành các quy định về kiểm soát quyền lực để phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; trong công tác xây dựng pháp luật và quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.
Hình thành cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để không thể tham nhũng, tiêu cực; phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi tham nhũng, tiêu cực để không dám tham nhũng, tiêu cực; đẩy mạnh cải cách chính sách tiền lương, nâng cao đời sống của cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng văn hoá liêm chính, tiết kiệm để không cần, không muốn tham nhũng, tiêu cực."
(Trích Nghị quyết 27, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều ngày 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW.
Chính Bình
21:26 12/12/2024(Thanh tra) - Chiều 12/12, tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường đã yêu cầu ngành Ngoại giao làm tốt hơn nữa công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đào tạo, đánh giá cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
T.T
21:06 12/12/2024Hương Giang
20:49 12/12/2024Thu Huyền
20:30 12/12/2024Trọng Tài
20:27 12/12/2024Trần Kiên
19:26 12/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC