Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 18/11/2013 - 15:15
(Thanh tra) - Sáng nay (18/11), Ban Nội chính Trung ương tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Thông báo số 130-TB/TW ngày 10/1/2008 của Bộ Chính trị về giải quyết khiếu nại, tố cáo (KN, TC). Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh chủ trì hội nghị.
Trưởng Ban Nội chính Trung ương nhấn mạnh, phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác giải quyết KN,TC. Ảnh: Thảo Nguyên
Chuyển cơ quan điều tra 423 vụ
Báo cáo của Ban Cán sự Đảng Thanh tra Chính phủ cho thấy, từ năm 2008 đến nay, các cơ quan hành chính Nhà nước tiếp 1.520.568 lượt công dân đến KN, TC 594.543 vụ việc, trong đó có 14.309 lượt đoàn đông người.
Thanh tra Chính phủ đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện tốt công tác tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh; tiếp 154.990 lượt người; 26.854 vụ việc; 3.028 lượt đoàn đông người.
Các cơ quan hành chính các cấp đã giải quyết hơn 340 nghìn vụ việc khiếu nại, hơn 50 nghìn vụ tố cáo thuộc thầm quyền. Kết quả cho thấy, có hơn 20% vụ KN đúng, gần 15% số vụ TC đúng.
Qua giải quyết KN đã kiến nghị thu hồi cho Nhà nước hơn 1 nghìn tỷ đồng, trả lại cho tập thể, công dân gần 900 tỷ đồng, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho hơn 14.800 người, kiến nghị xử lý hơn 2 nghìn người, chuyển cơ quan điều tra 77 vụ, 74 người.
Đáng chú ý, trong giải quyết các vụ tố cáo đã minh oan cho 2.270 người, thu hồi cho Nhà nước hơn 650 tỷ đồng, hơn 230 ha đất, trả lại cho công dân hơn 16 tỷ đồng, 18 ha đất; kiến nghị xử lý gần 2500 người, chuyển cơ quan điều tra 336 vụ, 447 người.
Theo Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Đức Hạnh, nội dung KN, TC chủ yếu liên quan đến đất đai. Còn theo Ban Nội chính Trung ương, số việc KN về đất đai chiếm tới 80%. Trong khi đó, nội dung tố cáo chủ yếu về tình trạng cán bộ, công chức lãng phí, tiêu cực, tham nhũng trong quản lý, sử dụng đất đai, tài chính ngân sách, mua sắm trang thiết bị, đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện chính sách xã hội…
Còn nhiều yếu kém, hạn chế
Thanh tra Chính phủ ghi nhận, trong giải quyết KN, TC, chất lượng giải quyết khiếu nại ở một số địa phương còn thấp, nhất là cấp huyện, việc giải quyết còn chậm và có sai sót. Cụ thể như: Xác định không đúng nội dung KN,TC kiểm tra, xác minh không đúng trình tự, thủ tục, áp dụng pháp luật còn thiếu chính xác, sai lệch hoặc cứng nhắc, máy móc, thiếu thực tế, chưa thực sự quan tâm vận dụng chính sách pháp luật để giải quyết theo hướng có lợi cho người khiếu nại…
Báo cáo của Ban Nội chính Trung ương cũng cho thấy, sau 5 năm thực hiện Thông báo 130, các nhiệm vụ giải pháp mà Bộ Chính trị đề ra đã đi vào cuộc sống, tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác giải quyết KN, TC nhưng vẫn còn nhiều yếu kém, hạn chế.
Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh nêu rõ, số lượng đơn thư KN, TC về đất đai ngày càng tăng, các vụ án oan gay gắt, khiếu kiện vượt cấp, cực đoan xảy ra ở một số nơi, tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định an ninh trật tự.
Tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, chuyển đơn lòng vòng, kéo dài còn khá phổ biến; cá biệt còn có hiện tượng bao che, cố ý làm sai. Một số vụ việc mặc dù đã có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hoặc ý kiến của các bộ, ngành Trung ương nhưng chưa được thực hiện nghiêm túc, triệt để. Việc tổ chức thực hiện nhiều quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật còn chậm, thiếu kiên quyết; số vụ việc khiếu nại tố cáo phức tạp còn tồn đọng, chậm giải quyết dứt điểm còn nhiều.
Ở một số địa phương, công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại tố cáo chưa được coi trọng đúng mức. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật còn dàn trải, chưa thực sự phù hợp với trình độ của từng loại đối tượng. …
Theo ông Nguyễn Bá Thanh, nguyên nhân là do chỉ đạo của chính quyền thiếu quyết liệt, nội dung chỉ đạo thiếu thống nhất, chưa phát huy trách nhiệm người đứng đầu. Một số lãnh đạo chủ chốt cấp ủy, chính quyền tỉnh, TP chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư KN, TC dẫn đến buông trôi, khoán trắng cho cơ quan chức năng. Trong khi đó, cơ chế chính sách, pháp luật của Nhà nước chưa hoàn chỉnh, còn bất cập, chồng chéo, nhất là trong lĩnh vực đất đai, giải quyết KN, TC…
Xử lý nghiêm cán bộ làm sai, người dân cố tình gây rối
Tại hội nghị nhiều đại biểu cho rằng, công tác giải quyết KN, TC tiếp tục là nhiệm vụ chính trị thường xuyên vừa cấp bách, vừa lâu dài, đặc biệt quan trọng của cả hệ thống chính trị.
Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Đức Hạnh nhấn mạnh, cần phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc để nâng cao trách nhiệm người đứng đầu đi đôi với việc xử lý kịp thời, nghiêm minh những cán bộ, công chức nhất là những cán bộ, công chức có thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết KN, TC trong thi hành công vụ không làm đúng chính sách, pháp luật. Nếu phát hiện có vướng mắc hoặc sai sót trong quá trình giải quyết thì phải có biện pháp khắc phục, sửa chữa kịp thời để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Cùng với đó, cần tăng cường thanh tra trách nhiệm trong thực hiện pháp luật về KN, TC.
“Xem xét và ban hành Chỉ thị của Bộ Chính trị về công tác giải quyết KN, TC, trong đó điều chỉnh những giải pháp đã được thực hiện xong hoặc không còn phù hợp; đồng thời bổ sung giải pháp mới... Cần chỉ đạo đổi mới cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính; xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, chính quy trong tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết KN, TC; thống nhất quy trình và tạo điểm dừng đối với các vụ KN, TC tồn đọng, kéo dài nhiều năm; ban hành quy định xử lý vi phạm hành chính và xây dựng cơ chế khen thưởng đặc thù đối với những trường hợp có thành tích trong giải quyết KN, TC”, Ban Cán sự Đảng Thanh tra Chính phủ kiến nghị.
Để tránh tình trạng đơn thư chuyển lòng vòng, nhiều đại biểu đề xuất cần phải tăng cường phối hợp, theo dõi, chặt chẽ hơn nữa. Ông Trần Hồng Châu, Phó Bí thư Trường trực tỉnh Nghệ An đề nghị Thanh tra Chính phủ xây dựng phần mềm để số hóa các vụ KN, TC trong phạm vi cả nước để các cơ quan chức năng có thể dễ dàng biết được một vụ KN, TC đã giải quyết đến đâu, kết quả ra sao.
Nhiều đại biểu cũng cho rằng, cần hạn chế tối đa sự mất công bằng về chính sách đền bù, giải tỏa, tái định cư, tránh tính trạng người đền bù trước quá thiệt so với người đền bù sau; tích cực tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, đặc biệt là Luật Đất đai, Luật KN, Luật TC.
Kết luận hội nghị, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh đặt một loạt vấn đề, nếu công tác kiểm tra, giám sát làm thường xuyên thì công tác giải quyết quyết KN, TC sẽ tốt hơn. Trụ sở Tiếp công dân các cấp áp dụng công nghệ thông tin, có danh sách để biết vụ nào đã có quyết định giải quyết KN cuối cùng thì sẽ tránh chuyển đơn thư lòng vòng. Nếu chính sách đất đai, đền bù, tái định cư được cân nhắc không thay đổi tùy tiện thì tình hình KN, TC chuyển biến sẽ tốt hơn. Nếu có Tòa hành chính xét xử công tâm, khách quan thì KN rõ ràng sẽ giảm. Nếu Bộ Công an có đội ngũ chuyên trách, chuyên nghiệp để xử lý người cố tình gây rối thì sẽ không còn tình trạng như người dân đến nhà lãnh đạo Trung ương gửi đơn, gây rối như vừa qua.
Theo ông Nguyễn Bá Thanh, muốn thực hiện tốt công tác giải quyết KN, TC phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. Thời gian tới, Bí thư cấp ủy, Chủ tịch UBND các cấp phải trực tiếp giải quyết KN, TC không chuyển đơn thư lòng vòng. Cùng với đó, xử lý nghiêm những cán bộ, công chức tiếp dân, giải quyết KN, TC làm sai và cả những người dân lợi dụng cố tình, gây rối.
Trưởng Ban Nội chính Trung ương nêu rõ, giải quyết KN, TC phải đúng luật. Tuyên truyền pháp luật phải hiệu quả để người dân hiểu luật, làm thể nào để không đẩy người dân vào tình trạng quẫn bách, vi phạm pháp luật do không hiểu luật. Tới đây, Ban Nội chính Trung ương cùng với Thanh tra Chính phủ có ban hành quy chế phối hợp, thành lập các đoàn kiểm tra, tổ chức đối thoại với người dân để giải quyết dứt điểm các vụ kéo dài, phức tạp.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 2 ngày 13-14/12, Đại hội lần thứ VIII Hội Nhà báo thành phố bầu ra Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí và bầu Nhà báo Nguyễn Anh Tú là Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2024-2029.
Kim Thành
19:37 14/12/2024(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.
Trần Kiên
19:34 14/12/2024Hương Giang
16:17 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà