Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

12 dự án thua lỗ: Không xóa trách nhiệm

Thứ tư, 24/10/2018 - 21:22

(Thanh tra) - Phát biểu tại tổ về tình hình kinh tế - xã hội ngày 24/10, Chánh án Tòa án nhân dân (TAND) Tối cao Nguyễn Hòa Bình, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã đề cập đến việc thanh tra, xử lý 12 dự án thua lỗ, kém hiệu quả.

Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái. Ảnh: TN

Đẩy nhanh tiến độ thanh tra

Đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành trong xử lý 12 dự án thua lỗ ngành Công Thương, Chánh án TAND Nguyễn Hòa Bình nhận định, đây là “điểm sáng”, dù còn 3 dự án rơi vào tình trạng “bế tắc”.

Theo ông, nỗ lực này không thể thay thế được trách nhiệm của những người đã làm nên cái “lỗ” này trước đây.

“Thông điệp chung là cố gắng đưa nguồn vốn này (nguồn vốn hàng chục tỷ đồng của các dự án - PV) vào nền kinh tế để phát triển, nảy nở nhưng những người làm nên cái "lỗ" này không vì nỗ lực hiện nay mà thoát được”, Chánh án Nguyễn Hòa Bình nói.

Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái cũng nhìn nhận Chính phủ đã làm việc rất trách nhiệm. 

Các cơ quan chức năng đang thúc đẩy nhanh tiến độ thanh tra các dự án trong danh sách 12 dự án thua lỗ.

“Quan điểm là xử lý nghiêm nhưng làm sao chú trọng tháo gỡ khó khăn cho các dự án, thu hồi tiền, tài sản thất thoát của Nhà nước. Khi phát hiện có sai phạm thì phải xử lý theo quy định của pháp luật”, Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết, 2 cuộc thanh tra về Dự án Đạm Hà Bắc và giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái nguyên, Thanh tra Chính phủ đã trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo kết luận thanh tra.

Tổng Thanh tra cũng kiến nghị một số giải pháp như kêu gọi vốn thêm, cổ phần hóa… để đưa các dự án vào hoạt động càng sớm càng tốt.

Không vì nỗ lực khắc phục mà xoá trách nhiệm

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, Chính phủ đã chỉ đạo xử lý tồn tại, yếu kém ở các dự án, doanh nghiệp rất rốt ráo, toàn diện, bám sát chỉ đạo của Bộ Chính trị.

“Các khía cạnh xem xét trách nhiệm về pháp luật, kể cả hình sự của các tổ chức, cá nhân liên quan đều có xử lý thỏa đáng theo quy định của pháp luật”, Bộ trưởng Bộ Công Thương nói.

Ông dẫn chứng, cuộc thanh tra Dự án Gang thép Thái Nguyên sắp được công bố đã nêu trách nhiệm các bộ, ngành, chủ đầu tư, thậm chí cấp cao hơn; hay Dự án Nhiên liệu sinh học Phú Thọ đã khởi tố vụ án…

“Tôi muốn nói là làm rất nghiêm túc đầy đủ, chứ không có câu chuyện vì làm ở khía cạnh này rồi để xóa nhẹ câu chuyện trách nhiệm kia đi”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định và hứa nếu được chất vấn, sẽ báo cáo đầy đủ hơn để các ĐBQH yên tâm.

Tư lệnh ngành Công Thương cũng nhấn mạnh mục tiêu cuối cùng khi xử lý các vấn đề tồn tại của 12 dự án thua lỗ là tìm ra nguyên nhân khắc phục, để không để xảy ra tình trạng này.

“Không để thất thoát tài sản Nhà nước, xem xét nghiêm minh trách nhiệm trước pháp luật của tất cả tổ chức, cá nhân. Đồng thời, phải tiếp tục hoàn thiện cả về pháp lý và thể chế để đảm bảo trong tương lai không xảy ra những việc tương tự”, ông Trần Tuấn Anh nói thêm.

Hoàn thiện thể chế đầu tư công - tư

Cũng tại phiên thảo luận tổ, Tổng Thanh tra Lê Minh Khái còn đề cập đến hình thức đầu tư công - tư. Theo ông, hình thức này rất có ý nghĩa trong điều kiện chúng ta còn thiếu nguồn lực, hạn chế ngân sách Nhà nước.

Cho nên, huy động nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển là rất tốt. Tuy nhiên, ông cho hay, trong quá trình tổ chức thực hiện còn những vướng mắc, kể cả quy định trong các nghị định cũng chưa đầy đủ.

“Ví dụ, hiện nay chúng ta không có tiền, dự án sau khi phê duyệt thì đổi tiền bằng đất, nhưng thời điểm tính giá đất cũng phức tạp. Trong quá trình thực hiện dự án, khối lượng đã hình thành để cấn trừ, bù trừ vào tiền đất cũng không rõ, xác định theo giá thị trường cũng khó. Có những khu đất chưa có hạ tầng, nhưng khi làm hạ tầng BT vào thì giá khác…”, ông Lê Minh Khái dẫn chứng.

Theo Tổng Thanh tra, vì quy định chưa rõ ràng nên khi tổ chức thực hiện, nếu có sơ suất thì khó đánh giá được do chủ quan hay khách quan, cố ý hay vô ý.

“Thanh tra vấn đề này cũng rất khó khăn, dẫn đến các kết luận thanh tra, kể cả kiểm toán chậm vì phải cân nhắc, tính toán kỹ để tránh kết luận không đúng”, ông Lê Minh Khái nói.

Từ đó, ông đề nghị tháo gỡ sớm các vướng mắc về thể chế vừa để bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

Báo cáo của Chính phủ cho thấy, trong số 6 nhà máy trước đây có hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng thua lỗ thì đến nay đã có 2 nhà máy hoạt động sản xuất kinh doanh bước đầu có lãi, gồm Nhà máy Sản xuất Phân bón DAP số 1 - Hải Phòng và Nhà máy Thép Việt - Trung.

4 dự án còn lại là Nhà máy Đạm Hà Bắc, Nhà máy Sản xuất phân bón DAP số 2 - Lào Cai, Nhà máy Sản xuất đạm Ninh Bình và Công ty DQS từng bước khắc phục khó khăn.

Ngoài ra, trong số 3 dự án trước đây bị dừng sản xuất kinh doanh, đến nay, Dự án Nhà máy Sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ đã vận hành trở lại 3 dây chuyền; Dự án Nhà máy Sản xuất nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi và Dự án Nhà máy Sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phước sẵn sàng khởi động để vận hành thương mại ngay khi thị trường thuận lợi.

Còn 3 dự án chưa có lối ra rõ ràng là: Dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam, Dự án Nhà máy Sản xuất sản xuất nhiên liệu sinh học Phú Thọ và Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên

Có 04 dự án, doanh nghiệp được Thanh tra Chính phủ chuyển hồ sơ sang Bộ Công an do trong quá trình thanh tra đã phát hiện ra một số dấu hiệu vi phạm pháp luật, gồm: Dự án Nhà máy Sản xuất nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi; Dự án Nhà máy Sản xuất nhiên liệu sinh học Phú Thọ; Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên và Dự án Nhà máy Sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ.

Hương Giang

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

(Thanh tra) - Chiều 13/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 28 để tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Bùi Bình

19:37 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm