Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ ba, 29/10/2024 - 10:58
(Thanh tra) - Dự thảo Luật Đầu tư công đề xuất nâng quy mô vốn đầu tư công của dự án quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội từ 10.000 tỷ đồng lên 30.000 tỷ đồng. Với dự án từ 10.000 tỷ đồng đến dưới 30.000 tỷ đồng thì Thủ tướng có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
Sáng ngày 29/10, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thừa ủy quyền của Thủ tướng, trình Quốc hội Dự thảo Luật Đầu tư công sửa đổi. Một trong những điểm mới đáng chú ý của dự thảo luật là đề xuất Thủ tướng quyết chủ trương đầu tư dự án quy mô từ 10.000 tỷ đồng đến dưới 30.000 tỷ đồng
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nội dung sửa đổi Luật Đầu tư công thể hiện sâu sắc tinh thần đột phá, cải cách, phân cấp, phân quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ.
Đó là, “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, Trung ương, Quốc hội, Chính phủ giữ vai trò kiến tạo, tăng cường hoàn thiện thể chế và kiểm tra, giám sát.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng nhấn mạnh, dự thảo luật quy định bảo đảm rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ kết quả; cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, không để đùn đẩy trách nhiệm, tránh tạo cơ chế “xin-cho” …
Dự thảo luật gồm 7 chương, 109 điều (sửa đổi 44 điều, trong đó có 16 điều chỉ sửa đổi, bổ sung từ ngữ nhằm quy định rõ, tạo sự thống nhất, đồng bộ trong triển khai, không làm thay đổi nội hàm chính sách so với Luật Đầu tư công năm 2019; bổ sung 15 điều; bãi bỏ 07 điều).
Nâng quy mô vốn dự án đầu tư công
Điểm mới đáng chú ý, Chính phủ đề xuất điều chỉnh về tiêu chí mức vốn để xác định dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A, B, C. Trong đó, tiêu chí vốn để xác định dự án quan trọng quốc gia tăng 3 lần. Tiêu chí vốn với các dự án nhóm A, B, C tăng 2 lần so với quy định hiện hành.
Dự thảo đề xuất, nâng quy mô vốn đầu tư công của dự án quan trọng quốc gia từ 10.000 tỷ đồng lên 30.000 tỷ đồng.
Quy mô dự án nhóm A từ 2.300 tỷ đồng lên 4.600 tỷ đồng, từ 1.500 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng, từ 1.000 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng và từ 800 tỷ đồng lên 1.600 tỷ đồng tương ứng với các lĩnh vực như giao thông, điện, dầu khí… như Luật Đầu tư công hiện hành.
Việc nâng quy mô dự án nhóm B và nhóm C cũng được áp dụng tương tự dự án nhóm A.
Nêu lý do đề xuất này, Chính phủ cho hay, quy mô vốn đầu tư công của dự án quan trọng quốc gia và các nhóm dự án A, B, C được quy định tại Luật Đầu tư công năm 2014 và giữ nguyên trong luật năm 2019. Trong khi, giai đoạn 2013-2024, quy mô GDP tăng khoảng 2,5 lần (từ 4.474 nghìn tỷ đồng lên 11.363 nghìn tỷ đồng), tổng chi ngân sách Nhà nước tăng 2,9 lần (từ 791 nghìn tỷ đồng lên 2.281,7 nghìn tỷ đồng).
Nhiều yếu tố như mặt bằng giá cả, chi phí nhân công, các định mức đầu tư xây dựng… cũng thay đổi.
“Tổng mức đầu tư của các dự án triển khai trong giai đoạn tới sẽ tăng do tăng chi phí giải phóng mặt bằng khi áp dụng quy định của Luật Đất đai năm 2024 và các địa phương ban hành bảng giá đất mới làm cơ sở tính chi phí giải phóng mặt bằng”, theo tờ trình của Chính phủ.
Do đó, Chính phủ cho rằng, nâng quy mô về vốn trong tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, nhóm B và nhóm C tương ứng với sự thay đổi quy mô GDP, cũng như các yếu tố trượt giá và vòng đời của dự thảo luật (dự kiến khoảng 5-10 năm kể từ khi ban hành) là cần thiết.
Đề xuất điều chỉnh tiêu chí mức vốn để xác định dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A, B, C của Chính phủ nhận được sự đồng tình của cơ quan thẩm tra - Ủy ban Tài chính Ngân sách.
Song theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Lê Quang Mạnh, việc điều chỉnh cần được tính toán theo một tỷ lệ thống nhất giữa các loại dự án.
Cơ quan thẩm tra đề nghị xem xét thêm mức tăng quy mô vốn của các nhóm dự án so với quy định hiện hành để phù hợp với mức tăng trưởng GDP, năng lực quản lý dự án của các bộ, ngành, địa phương và chỉ số giá xây dựng quốc gia đã được ban hành qua các năm.
UBND các cấp dự kiến được quyết chủ trương đầu tư dự án nhóm B, C
Điểm mới nữa, theo dự thảo luật, người đứng đầu bộ, cơ quan Trung ương được quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A do cơ quan, tổ chức mình quản lý với quy mô vốn dưới 10.000 tỷ đồng. Dự án nhóm A từ 10.000 tỷ đồng đến dưới 30.000 tỷ đồng thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.
UBND các cấp dự kiến được phân cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, C do cấp mình quản lý.
Dự thảo luật cũng phân cấp thẩm quyền gia hạn thời gian bố trí vốn ngân sách từ Thủ tướng cho cấp quyết định chủ trương đầu tư; vốn ngân sách địa phương từ HĐND cấp tỉnh cho chủ tịch UBND các cấp.
Theo đó, với vốn ngân sách Trung ương, các dự án nhóm A, nhóm B và nhóm C có tổng mức đầu tư dưới 10.000 tỷ đồng thì gia hạn thời gian bố trí vốn không quá 1 năm, nhóm A từ 10.000 tỷ đồng đến 30.000 tỷ đồng không quá 2 năm. Ngoài thời gian trên, Thủ tướng Chính phủ quyết định gia hạn thời gian bố trí vốn Ngân sách Trung ương.
Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Lê Quang Mạnh nói, việc phân cấp cho UBND các cấp quyết định chủ trương đầu tư nhóm B, nhóm C do địa phương quản lý là “thay đổi lớn”.
“Việc quyết định chủ trương đầu tư các dự án là vấn đề quan trọng của địa phương, nên Luật Đầu tư công hiện hành giao HĐND quyết định chủ trương đầu tư dự án, UBND cùng cấp quyết định đầu tư dự án là một biện pháp để kiểm soát quyền lực, hạn chế việc lạm quyền”, ông Lê Quang Mạnh nói.
Vì vậy, đa số ý kiến đề nghị với dự án nhóm A do HĐND cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư, phân cấp UBND các cấp quyết định đầu tư dự án nhóm B, C.
Bên cạnh đó, với cấp huyện, cần bổ sung giao cho HĐND cấp huyện quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, phân cấp UBND cấp huyện quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm C.
Các nội dung của dự thảo luật chủ yếu cụ thể hóa 5 nhóm chính sách lớn, gồm:
- Thể chế hóa các cơ chế, chính sách thí điểm, đặc thù đã được Quốc hội cho phép áp dụng;
- Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền;
- Nâng cao chất lượng chuẩn bị đầu tư, khai thác nguồn lực, năng lực thực hiện dự án đầu tư công của địa phương, doanh nghiệp Nhà nước;
- Thúc đẩy thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài (vốn nước ngoài);
- Đơn giản hóa trình tự, thủ tục; bổ sung, làm rõ các khái niệm, thuật ngữ, quy định, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt đưa nước giải khát có đường vào diện chịu thuế 10%; tăng thuế suất với rượu, bia để tăng giá bán ít nhất 10%, theo đề xuất của Chính phủ.
Hương Giang
09:25 22/11/2024(Thanh tra) - Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với ông Vương Đình Huệ, nguyên Chủ tịch Quốc hội; chưa xem xét, xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng, nguyên Chủ tịch nước do đang điều trị bệnh.
Hương Giang
17:00 21/11/2024Hương Giang
15:59 21/11/2024Hương Giang
12:17 21/11/2024Hương Giang
20:39 20/11/2024Trần Lê
19:31 20/11/2024Ngọc Phó
Hương Giang
Lê Hữu Chính
Thanh Lương
Thái Hải
Thái Hải
LA
Phương Anh