Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cuộc đua chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp Việt

Uyên Uyên

Thứ ba, 05/11/2024 - 13:43

(Thanh tra) - EU hiện là đối tác xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam. Trong 9 tháng của năm 2024, Việt Nam xuất khẩu sang EU một lượng hàng hóa trị giá 38,1 tỷ USD (tăng 17% so với cùng kỳ năm trước) và dự kiến cả năm 2024 có thể đạt gần 50 tỷ USD.

Doanh nghiệp may mặc nỗ lực sản xuất xanh (Trong ảnh: Một khâu sản xuất của Công ty May 10). Ảnh: Quang Vinh

Với một lượng hàng hóa xuất khẩu 50 tỷ USD mỗi năm và còn tiếp tục tăng, các quy định mới áp lên hàng nhập khẩu của EU nếu không được các nhà cung ứng đáp ứng, tuân thủ kịp thời sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng thương mại.

Hoạt động sản xuất công nghiệp đang chịu nhiều thách thức từ Cơ chế Điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), nhất là với 6 sản phẩm phải áp dụng cơ chế này đầu tiên, gồm xi măng, sắt, thép, nhôm, phân bón, hydrogen… Năm 2025, các sản phẩm này khi xuất sang EU phải báo cáo phát thải và đến năm 2026 sẽ áp dụng CBAM, sản phẩm gây phát thải nhiều trong sản xuất sẽ bị áp thuế carbon.

Quy mô thương mại của Việt Nam dự kiến đạt 800 tỷ USD vào cuối năm nay. Với nền kinh tế có độ mở lớn và hội nhập sâu rộng, việc tuân thủ quy định mới từ các quốc gia nhập khẩu lớn có ý nghĩa sống còn với các ngành sản xuất. 

Cho rằng, chuyển đổi xanh đã trở thành “cuộc đua” trên phạm vi toàn cầu, bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính Chính phủ, khuyến cáo: “Không chỉ EU thực hiện cơ chế CBAM, tới đây, hàng loạt quốc gia cũng áp dụng các quy định tương tự”.

Đơn cử, Mỹ cũng đang dự thảo văn bản tương đương CBAM và sẽ ban hành trong tương lai không xa. Vì vậy, nếu không cập nhật quy định mới từ các quốc gia nhập khẩu để nghiên cứu, thực hành, đáp ứng, lợi thế của doanh nghiệp Việt sẽ giảm đi.

Bà Thủy cho rằng, chỉ có con đường tuân thủ là bền vững nhất, bởi trên hết, lợi thế của tuân thủ quy định sẽ giúp doanh nghiệp Việt nâng cao sức cạnh tranh trong mắt các nhà nhập khẩu quốc tế.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, nhưng tăng trưởng sẽ không thể duy trì nếu các ngành sản xuất không chuyển đổi kịp thời để theo kịp các quy định mới về phát triển bền vững, dấu chân carbon mà các quốc gia EU đang đặt ra. Một trong những quy định cận kề nhất là CBAM được ban hành nhằm giảm phát thải carbon trong sản xuất.

Một khảo sát về hành vi của người tiêu dùng liên quan tới môi trường, phát triển bền vững của Rakuten Insight và The Economist cho thấy, 84% số người Việt được khảo sát cho biết, họ sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho sản phẩm bền vững.

Việt Nam đã cam kết đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050, trong đó công nghiệp là một trong những trụ cột phát triển kinh tế, nhưng doanh nghiệp sẵn sàng và chủ động chuyển đổi xanh chưa nhiều.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cuộc đua chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp Việt

Cuộc đua chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp Việt

(Thanh tra) - EU hiện là đối tác xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam. Trong 9 tháng của năm 2024, Việt Nam xuất khẩu sang EU một lượng hàng hóa trị giá 38,1 tỷ USD (tăng 17% so với cùng kỳ năm trước) và dự kiến cả năm 2024 có thể đạt gần 50 tỷ USD.

Uyên Uyên

13:43 05/11/2024
Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam: Việt Nam “Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên xanh”

Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam: Việt Nam “Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên xanh”

(Thanh tra) - Tối 4/11, tại Trung tâm hội nghị quốc gia, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đã tổ chức Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024. Với chủ đề "Vươn mình tiến vào kỷ nguyên xanh", Chương trình Thương hiệu quốc gia là thông điệp về sự kết hợp giữa phát triển kinh tế và phát triển bền vững.

Uyên Uyên

09:00 05/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm