Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

163,8 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường

Uyên Uyên

Thứ hai, 04/11/2024 - 10:45

(Thanh tra) - 9 tháng năm 2024, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 163,8 nghìn doanh nghiệp, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm trước.

Trên 50% doanh nghiệp được khảo sát gặp khó khăn từ thị trường trong nước và áp lực cạnh tranh trên thị trường

Trong đó số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong 9 tháng năm 2024 là 86,9 nghìn doanh nghiệp. Phần lớn là doanh nghiệp có thời gian hoạt động ngắn, dưới 5 năm với 36,7 nghìn doanh nghiệp (chiếm 42,3%); quy mô nhỏ (dưới 10 tỷ đồng) với 77,7 nghìn doanh nghiệp (chiếm 89,5%).

Số doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thế trong 9 tháng năm 2024 là 61,5 nghìn doanh nghiệp, chủ yếu có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng với 53,4 nghìn doanh nghiệp (chiếm 86,8%).

Số doanh nghiệp giải thế trong 9 tháng năm 2024 là 15,4 nghìn doanh nghiệp, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm 2023.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thực hiện khảo sát doanh nghiệp hằng tháng. Qua đó, cho thấy các doanh nghiệp vẫn tiếp tục gặp khó khăn, thách thức, trong đó thị trường là khó khăn lớn nhất đối với doanh nghiệp hiện nay, Bộ trưởng cho hay. 

Dẫn số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, trên 50% doanh nghiệp được khảo sát gặp khó khăn từ thị trường trong nước và áp lực cạnh tranh trên thị trường, báo cáo nêu tiếp khó khăn nhưsức cầu trong nước phục hồi chậm, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng tăng thấp hơn cùng kỳ năm 2023 và giai đoạn 2015- 2019; tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (nếu loại trừ yếu tố giá) chưa có nhiều chuyển biến rõ nét.

Thị trường bất động sản mặc dù đã có chuyển biến nhưng còn khó khăn; các vấn đề pháp lý tồn đọng của một số doanh nghiệp, dự án đầu tư chưa được giải quyết dứt điếm, dẫn đến nguồn lực đầu tư chưa được khai thác hiệu quả.

Xuất khẩu dự báo có thể khó khăn hơn trong thời gian tới do tình hình thế giới khó lường, nhiều rủi ro, đặc biệt là xung đột quân sự tại Trung Đông, Ukraina...; việc điều chỉnh chính sách của một số nước lớn, đối tác quan trọng của Việt Nam. Ngoài ra, kinh tế toàn cầu phục hồi chậm, tăng trưởng sức mua tại các thị trường Trung Quốc, Mỹ, EU... chậm lại, thậm chí có rủi ro suy giảm. Hàng rào bảo hộ thương mại, áp thuế chống bán phá giá của các nước lớn gia tăng; các quy định mới về phát thải các-bon, sử dụng năng lượng tái tạo, bảo vệ rừng... chuấn bị có hiệu lực.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cuộc đua chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp Việt

Cuộc đua chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp Việt

(Thanh tra) - EU hiện là đối tác xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam. Trong 9 tháng của năm 2024, Việt Nam xuất khẩu sang EU một lượng hàng hóa trị giá 38,1 tỷ USD (tăng 17% so với cùng kỳ năm trước) và dự kiến cả năm 2024 có thể đạt gần 50 tỷ USD.

Uyên Uyên

13:43 05/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm