Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ý kiến người trong cuộc

Thứ ba, 21/07/2020 - 06:00

(Thanh tra)- Sau khi Báo Thanh tra đăng loạt bài “Khuất tất trong thực hiện hỗ trợ dân tộc Ơ Đu ở Nghệ An”, phản ánh những vấn đề có biểu hiện thiếu minh bạch các quy định của pháp luật về thực hiện chính sách hỗ trợ kinh tế - xã hội (KT-XH) dân tộc Ơ Đu tại huyện Tương Dương (Nghệ An) cùng những nội dung khiếu nại, tố cáo của người dân hưởng lợi xung quanh quá trình triển khai thực hiện đề án (Đ.A).

Ông Lương Thanh Hải - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh thừa nhận trách nhiệm chính của phòng tham mưu và lãnh đạo Ban giai đoạn 2015 - 2018. Ảnh: P.V

Bài viết bước đầu gây được sự quan tâm, chú ý của dư luận, tạo được hiệu ứng xã hội. Để có thêm góc nhìn về vấn đề trên, chúng tôi đã có trao đổi với ông Lương Thanh Hải - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An.

“Muốn để hỗ trợ thuận tiện hơn”

+ Thời gian qua, vấn đề về “Hỗ trợ dân tộc Ơ Đu” đã gây sự quan tâm không chỉ với đồng bào dân tộc thiểu số mà còn thu hút sự theo dõi của dư luận cũng như cơ quan chức năng, ông có đánh giá như thế nào về việc này?

- Vừa qua, nhiều cơ quan báo chí đã có bài viết phản ánh về thực hiện Đ.A phát triển KT-XH dân tộc Ơ Đu ở huyện Tương Dương, trong đó có Báo Thanh tra. Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An và cá nhân tôi rất cảm ơn phản ánh của báo chí, cái gì sai sẽ điều tra, còn cái gì chưa hiểu rõ về nhau thì trong quá trình làm chúng ta cùng trao đổi.

Ông có thể nói rõ hơn về việc “đưa nhầm” 45 hộ, 231 khẩu ở bản Đửa, xã Lượng Minh vào Đ.A?

“Ngoài Công an, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác cũng vào cuộc”

Tại cuộc họp báo về tình hình KT-XH tỉnh Nghệ An 6 tháng đầu năm 2020 diễn ra vào 9/7, trước sự chủ trì của lãnh đạo tỉnh và tham dự của các sở, ngành, địa phương, “vấn đề Ơ Đu” tiếp tục được hâm nóng nghị trường khi liên tục nhiều câu hỏi liên quan đã được chất vấn tới lãnh đạo tỉnh, chủ trì Ban Dân tộc tỉnh- chủ đầu tư quản lý thực hiện và các cơ quan liên quan Đ.A.

Tại cuộc họp này, ông Lương Thanh Hải - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh một lần nữa khẳng định: “Quá trình xây dựng Đ.A là nhiệm vụ chuyên môn của Ban và địa phương nên không sử dụng kinh phí từ Đ.A. Ban Dân tộc tỉnh thừa nhận có thiếu sót trong quá trình tham mưu, lập và trình UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt Đ.A. Trách nhiệm chính thuộc về phòng tham mưu xây dựng Đ.A và lãnh đạo Ban Dân tộc giai đoạn 2015 - 2018. Ngoài ra, không có động cơ lợi ích cá nhân khi tham mưu xây dựng Đ.A”.

Thay mặt chủ trì, ông Bùi Đình Long- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An thừa nhận về sai sót ở Đ.A, đồng thời lý giải thêm về nguyên nhân dẫn đến sự việc: “Khi lập Đ.A hoặc báo cáo những nội dung để xin kinh phí, xin nguồn thì số liệu to lắm. Cứ nghĩ làm to, làm lớn để xin kinh phí. Khi có kinh phí lại không làm được vì không đảm bảo tiêu chí đề ra. Về trách nhiệm trong thực hiện, tỉnh đã giao Ban Dân tộc phải kiểm điểm trách nhiệm nghiêm túc. Đồng thời, giao cho cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra. Không chỉ cơ quan công an mà cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác cũng vào cuộc kiểm tra, xem xét”- ông Long cho biết.

Số liệu đưa ra thì tại thời điểm đó là đúng, có niên giám thống kê của địa phương. Mọi số liệu lấy trong niên giám thống kê ra cả.

Không phải số hộ khẩu đó là của bản Đửa, mà là của cả xã Lượng Minh, nên trong bản thống kê họ chỉ ghi xã chứ không ghi bản. Bởi vì nếu làm từng bản một thì rất khó làm, muốn tập trung bà con để xây dựng thành một bản, để tổ chức các hoạt động hỗ trợ sẽ thuận tiện hơn. Ý của huyện là gom về một chỗ mới tổ chức được chứ rải rác một làng hai ba hộ cũng khó làm, lãng phí.

Qua xác minh và làm việc với cán bộ được giao trực tiếp nhiệm vụ tại Đ.A, khi đề cập nội dung “cán bộ phụ trách lớp học tự thay đổi thời gian học và số tiền học viên thực nhận chênh lệch so với dự toán được duyệt”, bản thân họ đã thừa nhận sai, chưa phù hợp quy định, thậm chí đã báo cáo lãnh đạo Ban. Quan điểm của ông về vấn đề này?

- Hôm mình cũng trả lời một lần (tiếp xúc báo chí- PV) rồi, không ai chỉ đạo việc đó cả, nhưng mà anh em bảo cuối năm rồi mà không kịp thì mắc dịch Covid không thể làm xong, vì hạn chế tập trung đông người, rồi người Lào sang (mời, thuê giáo viên và phiên dịch người Lào - PV) nhưng họ không thể chờ lâu được, vậy nên bàn giao lại cho câu lạc bộ để thực hiện.

Vừa rồi tại cuộc giao ban của đơn vị đã họp về vấn đề này. Khi nào có công bố chính thức của cơ quan điều tra, sai chỗ nào thì kiểm điểm chỗ đó, có hình thức kỷ luật. Tất nhiên là anh em làm cũng có cố gắng. Đặc thù của Ban là tỷ lệ cán bộ nam và nữ ngang nhau, bảo là bố trí một nửa ở lại, nam một nửa đi công tác, phòng là 2 nam 2 nữ. Nếu 2 nam mà đi công tác với nhau dễ hơn nhưng ở nhà còn nhiều việc khác, mà 1 nam 1 nữ mà đi công tác thì cũng rất khó khăn. Nên quyết định việc đó giao một mình (anh Kim Văn Bốn - PV) đi, nhưng vì thế nên không ai kiểm soát. Và tất cả những việc như chi trả thì giao cho chủ trực tiếp, không thể đưa thủ quỹ đi đến các huyện được.

Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An - cơ quan được giao chủ đầu tư quản lý thực hiện Đ.A. Ảnh: Xuân Thống

+Ông đánh giá gì khi thực hiện chính sách đồng bào Ơ Đu ở đây?

- Mình cũng sinh ra và lớn lên cùng bà con nên làm được gì cho bà con thì mình làm, phải có trách nhiệm với bà con. Ví dụ, thành lập một tổ công tác của Ban Dân tộc, lấy hết cả phòng mình, ở đó hơn 1 tuần để điều tra từng hộ, hộ đó là ai, chủ hộ có bao nhiêu người, học sinh đang học lớp mấy, rồi điều tra tất tần tật nhà cửa thế nào, trâu bò thế nào, lợn gà thế nào, rồi có tivi không, có điện thoại, xe máy hay không, rồi thu nhập bình quân…, kiểm tra sổ hộ khẩu, chụp ảnh...

Tiếp đến là thông báo với bà con ở đây thì chúng ta phải làm những cái chi trong Đ.A để bà con có quyền lựa chọn. Xong rồi mới lập kế hoạch để xin ý kiến của tỉnh, đi thẩm định giá và tổ chức đấu thầu.

Chúng tôi rất coi trọng ý kiến của bà con, có người muốn bắc cầu, có người muốn làm mương, có người muốn sửa chữa nhà cửa và ý kiến nhiều nhất là làm cái đập để trữ nước. Vừa rồi có đoàn kiểm tra của Ủy ban Dân tộc, có đại diện của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đi kiểm tra rất nhiều tỉnh như Hà Giang, Cao Bằng, Quảng Bình. Tại Nghệ An, đoàn kết luận, bản Ơ Đu là làm rõ nhất, nhìn thấy hiệu quả, nhìn thấy được đánh giá công việc rõ nhất. Nhiều nơi cũng đang còn băn khoăn lắm, chỉ tiêu là giảm tỉ lệ hộ nghèo.

+ Công tác thanh tra, quyết toán của Đ.A năm 2019 diễn ra như thế nào, thưa ông?

- Ban Dân tộc tỉnh đang chỉ đạo Ban Quản lý thực hiện Đ.A lập hồ sơ báo cáo quyết toán theo quy định; đồng thời yêu cầu đối với các khoản chưa chi nhưng đã hết nhiệm vụ chi, các khoản không thực hiện phải thể hiện rõ trong bản thuyết minh quyết toán để nộp trả ngân sách Nhà nước.

+Tiến độ của cơ quan điều tra như thế nào rồi, thưa ông?

- Cơ quan điều tra đang làm nghiêm túc, cẩn thận và sẽ có kết luận trong thời gian tới đây.

Học sinh dân tộc Ơ Đu ở bản Văng Môn, xã Nga My trong độ tuổi tham gia học tiếng “mẹ đẻ” không được hỗ trợ theo quy định. Ảnh: Nguyễn Thăng

Sáng 15/7, Thượng tá Phạm Anh Tuấn - Trưởng phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an tỉnh Nghệ An cho biết: “Trong quá trình xác minh sự việc theo đơn thư của công dân, ngoài nhiệm vụ chuyên môn theo quy trình nghiệp vụ, phòng đã theo dõi các thông tin trên báo chí, trong đó có phản ánh của Báo Thanh tra. Chúng tôi ghi nhận quá trình tiếp cận và hướng khai thác thông tin của Báo, giúp có những hỗ trợ nhất định, ý nghĩa cho cơ quan điều tra. Hiện vụ việc vẫn đang được cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ”.


Xuân Thống (Thực hiện)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp có vốn 1,5 tỷ, 4 lao động, tham gia loạt thầu trăm tỷ tại UBND huyện Hương Khê

Doanh nghiệp có vốn 1,5 tỷ, 4 lao động, tham gia loạt thầu trăm tỷ tại UBND huyện Hương Khê

(Thanh tra) - Với số vốn khá khiêm tốn 1,5 tỷ đồng cùng số lao động đăng ký là 4 người, thế nhưng, Công ty Sông Ba đã tham gia và trúng 9/9 gói thầu tại huyện Hương Khê, với tổng giá trị trúng thầu hơn 300 tỷ đồng. Đáng nói, đa số các gói thầu doanh nghiệp này góp mặt có tỷ lệ tiết kiệm cho ngân sách rất thấp. Đi kèm với đó, công ty này có cách xoay vòng vốn thú vị.

Quang Dân

11:03 23/11/2024
Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.

Thành Nam

18:43 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm