Theo dõi Báo Thanh tra trên
Văn Thanh
Thứ tư, 22/09/2021 - 07:00
(Thanh tra) - Mặc dù Sở Xây dựng có ý kiến về 24 mỏ đất sẵn có đã và đang được cấp phép, nguồn cung đất vượt hơn 400%, đáp ứng ngay vật liệu cho dự án cao tốc, nhưng Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Thanh Hóa vẫn đề xuất cấp phép cho Công ty Định An 3 mỏ đất, trong đó có 2 mỏ đất đã được chấp thuận chủ trương đưa vào quy hoạch thăm dò, khai thác theo đề nghị của Công ty Đông Lý và Công ty Tiến Đạt.
Văn bản chấp thuận chủ trương bổ sung khu vực mỏ đất san lấp tại xã Xuân Phúc, huyện Như Thanh, diện tích 8,7 ha theo đề nghị của Công ty Tiến Đạt. Ảnh: VT
Không chỉ Cty Đông Lý mà cả Cty Tiến Đạt cũng “kêu cứu”
Theo tìm hiểu của phóng viên, không chỉ Công ty TNHH Vận tải Đông Lý (Cty Đông Lý) phản ánh Cty TNHH Định An (Cty Định An) "tranh cướp” mỏ đất ở huyện Như Thanh, mới đây, Cty TNHH ĐTXD Tiến Đạt ở Thanh Hóa cũng có đơn kiến nghị gửi UBND tỉnh Thanh Hóa và các sở, ban, ngành chức năng đề nghị dừng không xem xét cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản đất làm vật liệu xây dựng cho Cty Định An tại khu vực Cty Tiến Đạt đã được UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận chủ trương bổ sung mỏ đất tại xã Phúc Đường (nay là xã Xuân Phúc), huyện Như Thanh vào quy hoạch khoáng sản của tỉnh Thanh Hóa. Vì nếu cấp cho Cty Định An sẽ không công bằng, phá bỏ công sức của doanh nghiệp khi phát hiện, đề xuất bổ sung quy hoạch mỏ.
Sau khi phát hiện địa điểm có thể quy hoạch mỏ đất san lấp, ngày 20/6/2019, Cty Tiến Đạt có Công văn số 02/CV-TĐTH gửi UBND tỉnh Thanh Hóa đề nghị xin được bổ sung đưa mỏ đất san lấp này vào phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản của tỉnh để xin cấp phép mỏ đất phục vụ cho địa phương.
Sau khi có chỉ đạo của UBND tỉnh Thanh Hóa giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra theo đề xuất của Cty Tiến Đạt, ngày 23/7/2019, Sở Xây dựng đã có Công văn số 4286/SXD-VLXD kèm theo biên bản thực địa và ý kiến tham gia của các Sở TN&MT, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, UBND huyện Như Thanh báo cáo, đề xuất UBND tỉnh Thanh Hóa.
Theo đó, ngày 17/9/2019, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã có Văn bản số 12439/UBND-CN đồng ý với đề nghị của Sở Xây dựng chấp thuận chủ trương đưa khu vực mỏ đất san lấp tại xã Xuân Phúc, huyện Như Thanh, diện tích 8,7 ha, ranh giới, tọa độ khu vực mỏ theo trích lục bản đồ kèm theo Công văn số 4286/SXD-VLXD ngày 23/7/2019 vào quy hoạch khoáng sản hoặc phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản tỉnh Thanh Hóa (đang lập) trình cấp có thẩm quyền phê duyệt (nay đã được phê duyệt), làm cơ sở để cấp phép hoạt động khoáng sản theo quy định.
Sau khi được chấp thuận, trong quá trình từ năm 2019 đến nay, Cty Tiến Đạt cũng nhiều lần đấu mối với các ban, ngành chức năng để xin thực hiện việc thăm dò, cấp phép khai thác mỏ đất này. Thế nhưng, vì nhiều lý do nên UBND tỉnh Thanh Hóa chưa đồng ý cho Cty Tiến Đạt thăm dò, cấp phép ngay hoặc đưa ra đấu giá quyền khai thác khoáng sản công khai theo Nghị định số 22/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2012 của Chính phủ.
Đang trong quá trình chờ sự quyết định này, Cty Định An có văn bản gửi UBND tỉnh Thanh Hóa xin được cấp phép mỏ đất này theo Nghị quyết 60/NQ-CP ngày 16/6/2021 của Chính phủ.
Trên cơ sở đề xuất của Sở TN&MT, ngày 20/8/2021, ông Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ký giấy phép thăm dò khoáng sản mỏ đất này cho Cty Định An dẫn đến việc Cty Tiến Đạt làm đơn kiến nghị đến UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu dừng không xem xét cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản đất làm vật liệu xây dựng cho Cty Định An.
Cần căn cứ vào thực tế thừa đất hay thiếu đất để cấp phép
Theo các tài liệu mà phóng viên có được, Văn bản 5861/STNMT-TNKS ngày 17/7/2021 của Sở TN&MT gửi UBND tỉnh Thanh Hóa về việc tham mưu, báo cáo, đề xuất cho phê duyệt 3 khu vực mỏ đất gồm 2 mỏ đất của xã Xuân Phúc (diện tích 9 ha và 8,7 ha) và 1 mỏ đất ở xã Yên Thọ và Yên Lạc, diện tích 8 ha thuộc huyện Như Thanh là khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh để cung cấp vật liệu đất đắp thi công Gói thầu số XL2 dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Quốc lộ 45 - Nghi Sơn.
Sở TN&MTđề nghị UBND tỉnh giao đơn vị này hướng dẫn Cty Định An thực các thủ tục cấp phép theo Nghị quyết sô 60/NQ-CP ngày 16/6/2021 của Chính phủ.
Trái khoáy ở chỗ, trong báo cáo Sở TN&MT không hề “đả động” gì đến việc 2 mỏ đất ở xã Xuân Phúc được UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận chủ trương bổ sung quy hoạch mỏ đất cho Cty Đông Lý và Tiến Đạt, dẫn đến tranh chấp, khó thực hiện việc cấp mỏ theo quy định.
Trong khi trước đó, chính Sở TN&MT cũng đã có ý kiến tham vấn cho Sở Xây dựng đồng ý đưa 2 mỏ đất này vào quy hoạch theo đơn đề nghị của Cty Đông Lý và Cty Tiến Đạt.
Trong một tình huống khác, trước khi tham mưu, đề xuất UBND tỉnh Thanh Hóa thực hiện cấp phép các mỏ đất này cho Cty Định An, Sở TN&MT đã lấy ý kiến tham vấn của các sở, ban, ngành liên quan theo chỉ đạo của UBND tỉnh Thanh Hóa, trong đó Sở Xây dựng đã có Văn bản số 4918/SXD ngày 15/7/20121 gửi Sở TN&MT, nội dung nêu rõ: Hiện nay đoạn cao tốc từ Quốc lộ 45 đi Nghi Sơn đi qua huyện Nông Cống, Như Thanh, thị xã Nghi Sơn đã có 24 mỏ đất san lấp đã được UBND tỉnh Thanh Hóa cấp phép khai thác, phê duyệt trữ lượng hoặc đã được đưa vào khu vực không đấu giá.
Cụ thể, 9 mỏ đất san lấp đã được cấp giấy phép khai thác, tổng trữ lượng 13,09 triệu m3 (huyện Nông Cống 4 mỏ, Như Thanh 3 mỏ, thị xã Nghi Sơn 2 mỏ); 8 mỏ đất san lấp mới đã được quy hoạch và đưa vào trong khu vực không đấu giá, tổng trữ lượng là 6,72 triệu m3 gồm mỏ của Cty Sơn Lâm, Cty Thuận Lợi, Cty Tân Thịnh, Cty Thiên Phú, Cty Phúc Thịnh, Cty Tân Phúc, Cty CP Xây dựng dân dụng và Công trình giao thông. Tổng trữ lượng của 24 mỏ đất này còn khoảng 27 triệu m3, đáp ứng ngay được vật liệu cho dự án cao tốc.
Theo báo cáo của Ban 2 được Bộ Giao thông Vận tải giao quản lý dự án thì nhu cầu đất đoạn Quốc lộ 45 - Nghi Sơn khoảng 5,8 triệu m3. Như vậy, nguồn cung sẵn có vượt cầu khoảng hơn 400%. Đồng thời, để tạo điều kiện cho nhà thầu chủ động nguồn nguyên vật liệu, tránh bị ép giá, Sở Xây dựng chỉ thống nhất áp dụng cơ chế đặc thù của Nghị quyết số 60/NQ-CP ngày 16/6/2021 chấp thuận cho Cty Định An đối với 2 mỏ đất san lấp xã Xuân Phúc, huyện Như Thanh, diện tích 10,5 ha và mỏ đất san lấp xã Yên Thọ và Yên Lạc, diện tích 8 ha trong quy hoạch (không có 2 mỏ ở xã Xuân Phúc đã chấp thuận vào quy hoạch khoáng sản hoặc phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản tỉnh Thanh Hóa trên cơ sở đề xuất của Cty Đông Lý và Cty Tiến Đạt).
Sở Xây dựng tham vấn là vậy. Thế nhưng Sở TN&MT đề xuất UBND tỉnh Thanh Hóa cho Cty Định An được thăm dò, cấp phép 2 mỏ đất mà UBND tỉnh đã chấp thuận bổ sung quy hoạch cho Cty Đông Lý và Tiến Đạt cho Cty Định An, gây mâu thuẫn, tranh chấp, kiến nghị khắp nơi.
Báo Thanh tra sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.
Thành Nam
18:43 20/11/2024(Thanh tra) - Như bài viết trước chúng tôi đã đề cập, năm 2017, Công ty Dương Minh được độc quyền nhập khẩu, phân phối các sản phẩm của Obagi Hoa Kỳ. Tháng 9/2017, Công ty Dương Minh chính thức được Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế Việt Nam cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với các sản phẩm Obagi và cũng chính thức trở thành nhà nhập khẩu phân phối độc quyền các sản phẩm Obagi ở thị trường Việt Nam.
Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh
08:00 20/11/2024Nam Dũng
07:30 20/11/2024Công Thắng - Bạch Vân
07:30 20/11/2024Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh
10:09 19/11/2024Nam Dũng
10:11 16/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương