Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Trường Đại học Y dược Thái Nguyên đã gian dối suốt 32 năm qua

Nam Dũng - Thành Nam

Thứ bảy, 12/06/2021 - 22:13

(Thanh tra) - Việc “trù dập” bác sĩ Nguyễn Ngọc Lợi đã được Trường Đại học Y dược Thái Nguyên thực hiện mang tính hệ thống, thể hiện bằng việc khi Thanh tra Chính phủ vào cuộc (năm 2020) thì buộc phải cung cấp 57 loại tài liệu trong đó có 45 hồ sơ gốc (bao gồm bản chính và sao y bản chính), trong khi trước đó đổi cho Sở Y tế Phú Thọ đang giữ các tài liệu này.

Văn bản trả lời Báo Thanh tra của Trường Đại học Y dược Thái Nguyên nhưng vẫn giấu kết quả xử lý vụ việc. Ảnh: ND

Qua tìm hiểu, trao đổi với cá nhân ông Nguyễn Ngọc Lợi và một số người bạn học cùng thời và sau một vài khóa với ông Lợi, kết hợp với những hồ sơ, tài liệu của vụ việc, rõ ràng việc trù dập bác sĩ Nguyễn Ngọc Lợi mang tính hệ thống. Sự việc từ năm 1981, sau khi vấn đề khúc mắc giữa ông Lợi và một số cán bộ Trường Đại học Y dược Thái Nguyên (Y Bắc Thái - cũ), họ đã sử dụng quyền lực để thực hiện hành vi của họ là “trù dập” bằng được ông Lợi. Và được thực hiện qua các giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Tìm cách không cho ông Nguyễn Ngọc Lợi làm bác sĩ:

Năm 1982 Trường đã đánh trượt 2 môn nhưng ông Lợi vẫn thi đạt điểm để lên Y6 (năm cuối khoá học) và Trường đã phải công nhận đủ điều kiện thi tốt nghiệp. Khi ông Lợi thi được 3/4 môn. Trường lấy lý do đình chỉ không cho ông Lợi thi môn thứ 4 để công nhận bác sĩ năm 1983.

Trường đã ban hành 2 quyết định kỷ luật số 09 và 161 năm 1983 trái pháp luật. Sau đó ông Lợi khiếu nại và được Bộ Y tế vào cuộc bằng Văn bản 5624 ngày 29/8/1987 do Thứ trưởng Phạm Song ký kết luận thanh tra đã xác định Quyết định số 54 ngày 12/10/1977 và Giấy thôi trả lương của Ủy ban Thống nhất (UBTN) của Chính phủ là đúng và hợp pháp và Trường Đại học Y dược Thái Nguyên đã buộc phải ban hành Quyết định số 166 ngày 28/5/1988 để hủy Quyết định số 161 ngày 14/5/1986, đồng thời phải bồi thường cho ông Lợi 5 năm tiền chế độ, chính sách của ông được hưởng và sắp xếp cho ông Lợi được thi môn thứ 4 và công nhận tốt nghiệp vào tháng 10 năm 1988.

Giai đoạn 2: Quyết tâm không cho ông Lợi có công ăn việc làm và nối dài biên chế vì ông Lợi là cán bộ được cử đi học:

Sau khi ông Lợi được công nhận là bác sĩ, nhà trường đã không trả ông về cơ quan cử đi học là UBTN của Chính phủ là đã không thực hiện đúng Nghị định số 134-CP ngày 30/6/1975 của Hội đồng Chính phủ và Thông tư số 04 của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước quy định chậm nhất sau 3 tháng thì phải trả ông Lợi về UBTN của Chính phủ. Nhưng họ đã “quyết tâm” tước đi cái quyền có công ăn việc làm và nối dài biên chế của ông Lợi, tức là sau hơn 20 tháng khi tốt nghiệp bác sĩ nhưng họ vẫn không trả ông Lợi về UBTN của Chính Phủ mà Trường Đại học Y dược Thái Nguyên lại ra Quyết định số 03 ngày 3/1/1990 phân công ông Lợi về Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phú (cũ) trái quy định.

Giai đoạn 3: Biến ông Lợi từ một cán bộ thuộc biên chế của UBTN Chính phủ trở thành người vô gia cư không công ăn việc làm, không hộ khẩu...

Trường Đại học Y dược Thái Nguyên đã thiết lập một biên bản bàn giao hồ sơ của ông Lợi cho Sở Y tế Vĩnh Phú, nhưng trong thành phần hồ sơ đã biến ông Lợi từ một cán bộ trở thành học sinh sau tốt nghiệp đang bị kỷ luật để Sở Y tế Vĩnh Phú không bố trí việc làm cho ông Lợi. Vì ông Lợi không thuộc biên chế của tỉnh Vĩnh Phú nên tỉnh này không có trách nhiệm phải sắp xếp công ăn việc làm cho ông.

Biên bản bàn giao hồ sơ của ông Lợi giữa Trường Y Bắc Thái và Sở Y tế Vĩnh Phú vào hồi 10h15 ngày 13/8/1991 là một văn bản vi phạm pháp luật do sai về hành chính, thành phần tài liệu trong hồ sơ vừa thiếu, vừa thừa, vừa sai, vừa trái pháp luật như: Quyết định kỷ luật ông Lợi của Trường đã bị hủy bỏ nhưng vẫn có trong thành phần hồ sơ bàn giao...

Ngày 17/9/1991 Sở Y tế Vĩnh Phú đã có Văn bản số 120 gửi Trường Đại học Y Bắc Thái đã nêu: “Bác sĩ Nguyễn Ngọc Lợi là cán bộ được UBTN của Chính phủ cử đi học” và đề nghị Trường về lấy lại hồ sơ của ông Lợi vì ông Lợi không thuộc đối tượng để Sở Y tế Vĩnh Phú phân công công việc (sắp xếp việc làm). Ngay sau đó Trường đã có Văn bản số 288 trả lời Sở Y tế Vĩnh Phú là không nhận lại hồ sơ của ông Nguyễn Ngọc Lợi.

Như vậy, Trường đã cố tình làm sai đẩy quả bóng sang tỉnh Vĩnh Phú (nay là Sở Y tế Phú Thọ).

Giai đoạn 4: Bị trù dập, ông Lợi đi khiếu kiện suốt 32 năm.

Sau khi có thông tin hồ sơ của ông Lợi theo biên bản bàn giao ngày 13/9/1991 cùng với biên bản này thất lạc (do Sở Y tế Vĩnh Phú làm mất) từ năm 1991 đến trước ngày 31/12/2019 thì Trường Đại học Y dược Thái Nguyên luôn trả lời ông Lợi và các cơ quan chức năng qua 3 nhiệm kỳ Thủ tướng Chính phủ và 6 Bộ trưởng, 7 Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ, 6 Hiệu trưởng Trường Đại học Y dược Thái Nguyên, 5 Giám đốc Sở Y tế Phú Thọ là Trường đã bàn giao hồ sơ của ông Lợi cho tỉnh Vĩnh Phú và Trường không còn lưu giữ hồ sơ của ông Lợi.

PGS.TS Nguyễn Văn Sơn ký văn bản này là người học cùng lớp với bác sỹ Nguyễn Ngọc Lợi nhưng vẫn ký báo cáo nội dung gian dối gửi Bộ GD&ĐT đồng thời đổ lỗi làm thất lạc hồ sơ cho Sở Y tế Phú Thọ trong khi Trường Y dược Thái Nguyễn vẫn giữ hồ sơ của ông Lợi

Chỉ đến khi Thủ tướng Chính phủ có chỉ đạo tại Văn bản 9309 ngày 11/10/2019, giao Bộ GD&ĐT chủ trì phối hợp cùng Trường Đại học Y dược Thái Nguyên và Sở Y tế Phú Thọ rà soát lại vụ việc, ngay sau đó đã diễn ra cuộc đối chất giữa ông Lê Tiến Mạnh, Phó Chánh Thanh tra Sở Y tế Phú Thọ, tổ trưởng tổ xác minh của Sở này với Trường thì Trường đã thừa nhận là đang lưu giữ 10 loại tài liệu liên quan đến ông Lợi.

Đến ngày 8/1/2020, Trường có báo cáo gửi Bộ GD&ĐT là đang lưu giữ 21 loại tài liệu mà yếu tố quan trọng nhất để báo cáo Thủ tướng Chính phủ là Quyết định số 54 ngày 12/10/1977 của UBTN cử ông Lợi đi học Y.

Đến tháng 5/2020, Trường đã báo cáo Bộ GD&ĐT là đang giữ 30 loại tài liệu liên quan đến ông Lợi, và đến tháng 11/2020, Trường đã báo cáo Thanh tra Chính phủ hồ sơ của ông Lợi đang được lưu giữ tại trường gồm 57 loại tài liệu trong đó có 45 hồ sơ gốc (bao gồm bản chính và sao y bản chính).

Như vậy, Trường Y Bắc Thái (cũ) nay là Trường Đại học Y dược Thái Nguyên đã trù dập ông Lợi suốt 32 năm không thành và sẽ phải bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần cho bác sĩ Nguyễn Ngọc Lợi.

Sự việc tưởng chừng như đã kết thúc và vụ việc của bác sĩ Nguyễn Ngọc Lợi sẽ được giải oan, nếu như trong Báo cáo số 607 ngày 28/7/2020 của Bộ GD&ĐT thực hiện theo đúng tinh thần đã được làm sáng tỏ tại Báo cáo số 18 ngày 8/1/2020 của Trường Đại học Y dược Thái Nguyên và Báo cáo số 23 ngày 7/1/2020 của Sở Y tế tỉnh Phú Thọ.

Tuy nhiên, trong phần kết luận, Bộ GD&ĐT đã ghi: “Đây là vụ việc kéo dài 30 năm, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, Bộ GĐ&ĐT đã phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh, làm rõ các nội dung đơn kiến nghị của công dân. Từ kết quả kiểm tra, xác minh trên, Bộ GD&ĐT nhận thấy: Việc yêu cầu Trường Đại học Y dược, Đại học Thái Nguyên trả hồ sơ gốc để ông Nguyễn Ngọc Lợi làm chế độ kháng chiến và chế độ nghỉ hưu là không có cơ sở".

Thậm chí trong phần kiến nghị Bộ GD& ĐT còn đề xuất Thủ tướng Chính phủ giao Văn phòng Chính phủ có văn bản gửi tới ông Nguyễn Ngọc Lợi để chấm dứt việc viết đơn thư không có cơ sở gửi tới nhiều cấp và các cơ quan báo chí.

Bộ GD&ĐT đã căn cứ vào đâu để bác khiếu nại của ông Nguyễn Ngọc Lợi để rồi Thủ tướng Chính phủ phải chỉ đạo lại để "giải oan" cho ông Lợi? Rõ ràng, ngoài trách nhiệm của Trường Đại học Y dược Thái Nguyên đã gian dối suốt 32 năm qua thì Bộ GD&ĐT cũng có một phần trách nhiệm khi bác đi quyền lợi của ông Lợi tại Báo cáo số 607 ngày 28/7/2020.

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Lợi đã được "giải oan" sau khi Thủ tướng Chính phủ giao Thanh tra Chính phủ chủ trì kết luận giải quyết vụ việc.

Còn như dự báo trước đó của GS.TS Nguyễn Hữu Chấn, Vụ Khoa học và Giáo dục, Bộ Y tế trong văn bản gửi PGS Lê Ngọc Trọng, Hiệu trưởng Trường Y dược Thái Nguyên ngày 11/10/1991 đã viết: “Việc của anh Nguyễn Ngọc Lợi là một vấn đề rất phức tạp đã kéo dài rất nhiều năm. Theo ý nghĩ của tôi thì chúng ta nên tìm cho anh Lợi một lối thoát, nếu không thì công việc này còn rắc rối mãi, hơn nữa về mặt nhân văn của con người chúng ta cũng nên giúp cho anh Lợi có công ăn việc làm. Vậy anh xem có thể giúp được anh Lợi điều gì thì nên giúp”.

Về mặt nhân văn của con người không biết Trường Đại học Y dược Thái Nguyên có thực hiện đúng như trong triết lý giáo dục của mình là “Tâm đức - Trí tài - Nhân ái” trong bao nhiêu năm qua?

Còn trong Văn bản trả lời Báo Thanh tra ngày 22/7/2020, Trường Đại học Y dược Thái Nguyên cho biết, sẽ xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến vụ việc của ông Nguyễn Ngọc Lợi thuộc quyền quản lý theo kết luận của Thanh tra Bộ GD&ĐT (nếu có).

Dư luận cả nước đang ngóng chờ điều này.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Lấn chiếm vỉa hè để bàn nhậu, quán nhậu Tự Do nói do khách tự kê bàn

Lấn chiếm vỉa hè để bàn nhậu, quán nhậu Tự Do nói do khách tự kê bàn

(Thanh tra) - Theo đại diện quán nhậu Tự Do, hiện trạng bàn nhậu lấn chiếm vỉa hè có thể do khách kê ra. Còn chính quyền thường xuyên nhắc nhở, có những thời điểm đã bị phạt hành chính. Ở khía cạnh khác, nếu nhìn vào con số tăng trưởng về nguồn vốn, tài sản, doanh thu của chủ sở hữu hệ thống quán nhậu Tự Do, có thể lý giải được phần nào việc đơn vị này thường xuyên vi phạm.

Thanh Giang - Trang Nhung

08:00 21/11/2024
Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.

Thành Nam

18:43 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm