Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Trịnh Anh Tuấn chủ mưu lập khống hồ sơ rút nhiều tỷ đồng của Nhà nước

Văn Thanh

Thứ ba, 13/04/2021 - 16:03

(Thanh tra) - Trịnh Anh Tuấn, cán bộ Ban Quản lý dự án (BQLDA) Giao thông 2, Sở Giao thông Vận tải Thanh Hóa đã cấu kết với một số đối tượng lập khống hồ sơ, thuê người dựng nhà ở lấy tiền đền bù của Nhà nước để chia chác.

Cơ quan Công an tỉnh Thanh Hóa đọc lệnh bắt Trịnh Anh Tuấn, nguyên cán bộ BQLDA Giao thông 2 Sở Giao thông Vận tải Thanh Hóa. Ảnh: VT

Tuấn “lập mưu” cùng cán bộ lập khống hồ sơ lấy tiền chia 50/50

Vụ án tham nhũng xảy ra vào tháng 11 năm 2012. Lúc đó, Cơ quan Công an tỉnh Thanh Hóa đã có quyết định khởi tố Trịnh Anh Tuấn, cán bộ BQLDA Giao thông 2, Sở GTVT Thanh Hóa và nhiều đối tượng khác trong vụ án tham nhũng tiền đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB) một số dự án đường giao thông trên địa bàn huyện vùng cao Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa.

Trịnh Anh Tuấn với nhiệm vụ được giao là thành viên của Hội đồng Kiểm kê, đền bù GPMB huyện Mường Lát đã chủ động bàn bạc, câu kết với các đối tượng Lê Trọng Thảo, Lò Văn Kếu, Lê Trọng Ngọc, Vi Văn Đại và một số cá nhân trên địa bàn huyện Mường Lát lập hồ sơ khống, tự ý dựng nhà tạm trong phạm vi ảnh hưởng của dự án đường từ bản Na Tao, xã Pù Nhi đi bản Chai, xã Mường Chanh để chiếm đoạt của Nhà Nước gần 3 tỷ đồng.

Tuyến đường Sở GTVT Thanh Hóa làm chủ đầu tư, Trịnh Anh Tuấn đã làm khống nhiều hồ sơ để rút tiền ngân sách Nhà nước. Ảnh: Mai Luận

Theo tìm hiểu được biết, trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2012, tỉnh Thanh Hóa có quyết định đầu tư đường giao thông từ bản Na Tao đi bản Chai, xã Mường Chanh, huyện Mường Lát.

Tỉnh Thanh Hóa giao Sở GTVT làm chủ đầu tư, UBND huyện Mường Lát làm chủ đầu tư “tiểu dự án” GPMB thuộc dự án này.

UBND huyện Mường Lát đã có quyết định thành lập Hội đồng GPMB và giao ông Lương Quý Hội, Phó Chủ tịch UBND huyện làm Chủ tịch Hội đồng; một số trưởng phòng chuyên môn của huyện, một số cán bộ thuộc Sở GTVT và Chủ tịch UBND một số xã có dự án đi qua là thành viên của Hội đồng.

Trong quá trình thực hiện dự án, Trịnh Anh Tuấn, cán bộ BQLDA Giao thông 2, Sở GTVT Thanh Hóa có quen biết với Lò Văn Kếu, Phó Chủ tịch UBND xã Mường Chanh nên đã gợi ý với Kếu lập hồ sơ khống lấy tiền đền bù với tỷ lệ ăn chia 50/50 (nếu đưa cho Tuấn 50 triệu thì Tuấn sẽ làm hồ sơ đền bù nhận được 100 triệu).

Sau đó Tuấn có gợi ý với với Lê Trọng Ngọc, Kế toán xã Mường Chanh và nói có gì thì gặp anh Kếu. Sau khi Kếu, Ngọc và Nguyễn Tiến Văn (Bộ đội Biên phòng được điều động làm Phó Bí thư Đảng ủy xã Mường Chanh) bàn bạc, góp tiền. Sau đó, Ngọc góp 115 triệu đồng, Văn góp 65 triệu đồng, Kếu 47 triệu đồng, tổng cộng 227 triệu đồng.

Ngày 15/3/2012 Tuấn đến nhà Kếu lấy toàn bộ số tiền này rồi lập 3 hồ sơ đền bù mang tên Lục Thị Chừng, Nguyễn Thị Thuận, Trần Ngọc Ánh để lấy tiền đền bù với tổng số tiền hơn 521 triệu đồng của Nhà nước.

Cán bộ BQLDA thuê người dựng nhà để lấy tiền đền bù

Do có quen biết từ trước, Trịnh Anh Tuấn đã gợi ý với Lê Trọng Hải, công tác tại Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa phối hợp dựng nhà ở xã Mường Chanh để Tuấn giúp làm hồ sơ đền bù, tỷ lệ ăn chia sau khi nhận tiền sẽ tính toán.

Hải đã trao đổi nội dung này với Vi Văn Thấm, một nông dân ở xã Mường Chanh rồi cùng Thấm đến gặp Hà Văn Yêu ở bản Ngố, xã Mường Chanh mượn đất và thuê ông Yêu dựng 4 căn nhà, nói là để thu mua lâm sản. Việc lập hồ sơ sau đó được Tuấn “biến hóa” rồi nhờ người đứng tên để cơ quan chức năng kiểm kê. Khi chi trả tiền đền bù, Tuấn thông báo cho Hải bố trí người đi nhận số tiền hơn 468 triệu đồng của Nhà nước.

Bên cạnh những âm mưu phối hợp với đồng bọn như đã kể ở trên, Trịnh Anh Tuấn còn một mình “đánh quả lẻ” bằng cách, biết khu đất của ông Hà Văn Yêu, xã Mường Chanh có khả năng cao nằm trong diện GPMB nên Tuấn đã mượn đất và thuê ông Yêu dựng 4 căn nhà với giá 5 triệu đồng/nhà.

Trước ngày kiểm kê, Tuấn có đặt vấn đề với ông Lê Trọng Thảo, cán bộ Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Mường Lát về việc này và đề nghị Thảo khi kiểm kê thì nâng diện tích để được đền bù nhiều hơn. Tuấn thống nhất với Thảo sẽ bồi dưỡng cho Thảo 150 triệu đồng nên khi kiểm kê các ngôi nhà nêu trên Tuấn đã đề nghị Thảo cho ghi thêm cây cối, công trình phụ trợ. Các hồ sơ này Tuấn đã lấy được tổng số tiền đền bù của Nhà nước hơn 523 triệu đồng.

Trịnh Anh Tuấn (đội mũ trắng) kẻ chủ mưu trong vụ án lập khống nhiều hồ sơ, gây thất thoát nhiều tỷ đồng của Nhà nước. Ảnh: Internet

Ngoài những thủ đoạn nói trên, Trịnh Anh Tuấn và Lê Duy Bình, nghề nghiệp lao động tự do đã thỏa thuận việc lập khống hồ sơ để nhận tiền đền bù với tỷ lệ ăn chia Tuấn 60%, Bình 40% đối với mỗi hồ sơ được đền bù, nhưng Bình phải đưa tiền trước cho Tuấn. Bình đã đưa cho Tuấn 300 triệu đồng, Tuấn đã lập khống 3 bộ hồ sơ mang tên 3 người khác nhau.

Ngoài ra, vì thời gian trước đó Tuấn có vay của Bình 400 triệu đồng chưa có tiền trả nên Tuấn đã lập thêm 3 bộ hồ sơ nữa để lấy tiền đền bù trả cho Bình. Khi thông báo có tiền đền bù, Tuấn thông báo cho Bình bố trí người đi nhận theo các hồ sơ này với tổng số tiền của Nhà nước hơn 1 tỷ 115 triệu đồng.

Những hành vi gian dối, tham nhũng nói trên của Trịnh Anh Tuấn và đồng bọn đã bị cơ quan Công an tỉnh Thanh Hóa phát giác, vào cuộc điều tra, khởi tố vụ án, khởi tố các bị can đối với Trịnh Anh Tuấn và đồng bọn. Tuy nhiên, đến nay vụ án đã kéo dài sang năm thứ 9, thế nhưng không hiểu vì lý do gì mà mãi đến ngày 21/1/2021 Tòa án Quân sự Trung ương mới có bản án phúc thẩm tuyên án đối với các bị cáo, trong đó Trịnh Anh Tuấn bị tòa xử phạt 5 năm tù về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ. Thời hạn chấp hành án phạt tù tính từ ngày bị bắt đi thi hành, được trừ thời gian bị cáo bị tạm giam (từ ngày 16/1/2012 đến ngày 30/5/2013).

Như vậy, sau khi bản án phúc thẩm có hiệu lực thì Trịnh Anh Tuấn phải chấp hành án gần 4 năm tù nữa, thế nhưng đến nay đối tượng này vẫn chưa chịu chấp hành án, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Các bị cáo còn lại là Lê Trọng Thảo 3 năm tù; Hoàng Văn Hiếu 1 năm 6 tháng tù; Lò Văn Kếu 2 năm tù; Lê Duy Bình 1 năm 6 tháng tù cho hưởng án treo; Lê Trọng Hải 1 năm 6 tháng tù cho hưởng án treo; Vi Văn Thấm 1 năm tù cho hưởng án treo.

Báo Thanh tra sẽ theo dõi và tiếp tục thông tin đến bạn đọc vụ án này.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.

Thành Nam

18:43 20/11/2024
Bài 2: Cục Quản lý Dược có bất thường trong việc cấp phép một số dòng sản phẩm Obagi?

Bài 2: Cục Quản lý Dược có bất thường trong việc cấp phép một số dòng sản phẩm Obagi?

(Thanh tra) - Như bài viết trước chúng tôi đã đề cập, năm 2017, Công ty Dương Minh được độc quyền nhập khẩu, phân phối các sản phẩm của Obagi Hoa Kỳ. Tháng 9/2017, Công ty Dương Minh chính thức được Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế Việt Nam cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với các sản phẩm Obagi và cũng chính thức trở thành nhà nhập khẩu phân phối độc quyền các sản phẩm Obagi ở thị trường Việt Nam.

Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh

08:00 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm