Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Trang thiết bị đã được kê cao gấp mấy lần?

Lê Phương

Thứ bảy, 05/09/2020 - 08:45

(Thanh tra) - Vụ án nâng khống giá thiết bị y tế tại Bệnh viện Bạch Mai được đánh giá là nghiêm trọng hơn nhiều so với vụ án máy xét nghiệm COVID-19 tại CDC Hà Nội. Điều đáng nói là việc nâng khống lên nhiều lần giá trị hệ thống thiết bị y tế đưa vào hợp đồng liên doanh, liên kết không chỉ xảy ra ở riêng Bệnh viện Bạch Mai.

Theo cơ quan chức năng, khi liên kết, Công ty Cổ phần Công nghệ y tế BMS (đường Thái Thịnh, Hà Nội) đã nâng giá thiết bị phẫu thuật lên cao, từ đó Bệnh viện Bạch Mai thu phí điều trị của bệnh nhân gấp 5 lần bình thường. Ảnh: Lê Hiếu

Báo Thanh tra đã phản ánh, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) vừa khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Bệnh viện Bạch Mai, Công ty Cổ phần Công nghệ y tế BMS (Cty BMS) và các đơn vị có liên quan.

Đồng thời, C03 ra các quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Phạm Đức Tuấn (sinh năm 1979, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Giám đốc Cty BMS và Ngô Thị Thu Huyền (sinh năm 1983, Phó Giám đốc Cty BMS).

Cơ quan điều tra cũng khởi tố bị can, lệnh khám xét, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trí đối với Trần Lê Hoàng (sinh năm 1978, thẩm định viên Công ty Cổ phần Thẩm định giá và dịch vụ tài chính Hà Nội VFS).

Các bị can này đều bị khởi tố về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Tìm hiểu vụ việc, giai đoạn 2016 - 2017, Cty BMS và Bệnh viện Bạch Mai thực hiện liên doanh liên kết đưa nhiều thiết bị máy móc vào sử dụng điều trị cho bệnh nhân theo chủ trương xã hội hóa. Tuy nhiên, lãnh đạo của Cty đã câu kết với những người khác nâng khống giá trị một số thiết bị để trục lợi.

Hệ thống phẫu thuật chính xác cao có sử dụng công nghệ lập kế hoạch và Robot hỗ trợ Rosa trong phẫu thuật sọ não, xuất xứ Pháp, có tổng giá trị đầu tư là 39 tỷ đồng do bên B (Cty BMS) đầu tư 100% vốn; thời hạn liên kết 7 năm (đến ngày 27/2/2024); sau khi trừ chi phí thuế TNDN và các chi phí chung (bao gồm cả chi phí bảo hiểm rủi ro và chi phí trả lãi vay ngân hàng), bên A được hưởng 50%, bên B hưởng 50%.

Bệnh viên Bạch Mai và Cty BMS ký Biên bản bàn giao thiết bị ngày 18/4/2017. Theo Đề án, chi phí bảo hiểm rủi ro tính bằng 39 tỷ đồng x 1%/năm/12 tháng/20 ca (khoảng hơn 1,6 triệu đồng/ca) và chi phí trả tiền lãi vay 10%/năm, tổng tiền lãi 7 năm là 6,9 tỷ đồng (hơn 4,1 triệu đồng/ca).

Từ năm 2017 đến 2018, tổng doanh thu sau khi trừ chi phí là 862,11 triệu đồng. Trong đó, Bệnh viện hưởng hơn 431 triệu đồng, doanh nghiệp hưởng hơn 431 triệu đồng.

Theo báo cáo của Cty BMS, giá của thiết bị theo tờ khai hàng hóa nhập khẩu (thông quan) là hơn 7 tỷ đồng; chi phí đào tạo, chuyển giao công nghệ 2,5 tỷ đồng; chi phí thử nghiệm theo yêu cầu của Bộ Y tế là hơn 1 tỷ đồng; thuế VAT 5% hơn 352 triệu đồng; tổng chi phí là hơn 10,9 tỷ đồng. Giá định giá do lần đầu tiên triển khai theo hãng công bố là 39 tỷ đồng.

Tại quyết định phê duyệt điều chỉnh danh mục thiết bị y tế thuộc Dự án “đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Bệnh Mai thì hệ thống trợ giúp trong phẫu thuật thần kinh sọ não có giá trị 39 tỷ đồng. Cũng theo báo cáo của Cty BMS, tính đến thời điểm tháng 10/2019, tổng số thực hiện được 419 ca, trung bình 14 ca/tháng.

Thời điểm tháng 3/2017, Bệnh viện Bạch Mai khai trương đưa vào sử dụng hệ thống robot trong phẫu thuật khớp và phẫu thuật thần kinh, trong đó có robot Rosa. Tại lễ khai trương, PGS.TS Nguyễn Quốc Anh (Giám đốc Bệnh viện thời điểm đó) đánh giá việc đưa vào sử dụng hệ thống robot nhằm "mang đến cơ hội tiếp cận phương pháp điều trị công nghệ cao cho người bệnh ngay tại Việt Nam với mức chi phí thấp hơn nhiều lần so với việc ra nước ngoài điều trị".

Kết quả xác minh cho thấy, robot Rosa là một trong những thiết bị được Cty BMS "thổi giá" lên gấp gần 4 lần giá trị thực. Đây là thiết bị ứng dụng trong phẫu thuật sọ não, có xuất xứ từ Pháp. Sau khi nhập khẩu về Việt Nam, cộng với chi phí đào tạo, chuyển giao công nghệ có giá ước tính hơn 10 tỷ đồng. Tuy nhiên, bị can Tuấn, Huyền cùng một số người liên quan đã sử dụng nhiều thủ đoạn gian dối nâng khống lên thành 39 tỉ đồng, gấp gần 4 lần giá trị thực.

Cũng theo kết quả xác minh ban đầu, trước khi ký hợp đồng liên danh, liên kết, Bệnh viện đã thuê tư vấn (Cty VFS) thẩm định giá máy robot Rosa. Hồ sơ, giấy tờ của thiết bị này đều đã bị BMS "phù phép" với một mức giá mới để bên thứ ba là VFS thẩm định. Tư vấn đã tham khảo báo giá của 3 nhà cung cấp (Cty BMS, Cty Cổ phần Công nghệ y tế kỹ thuật cao, Cty Cổ phần Khoa học sức khỏe), các tài sản so sánh đều có cùng đặc điểm kỹ thuật, xuất xứ và tương đồng với tài sản cần thẩm định, tư vấn xác định tổng giá trị tài sản theo đề nghị thẩm định của Bệnh viện tại thời điểm tháng 2/2017 là 39 tỷ đồng).

C03 xác định một số cá nhân tại Cty BMS và Cty VFS có thủ đoạn gian dối, câu kết hợp thức các thủ tục để nâng khống lên nhiều lần giá trị hệ thống thiết bị y tế đưa vào hợp đồng liên doanh, liên kết với Bệnh viện Bạch Mai.

Nạn nhân chính là những người bệnh. Sau khi "thổi giá" thiết bị robot Rosa rồi đưa vào sử dụng, Cty BMS và Bệnh viện Bạch Mai đã thu của bệnh nhân số tiền cao gấp 5 lần số tiền họ phải trả. Cụ thể, nếu giá mua thiết bị không bị nâng khống thì chi phí một ca phẫu thuật chỉ có giá 4,5 triệu đồng, trong khi thực tế người bệnh phải trả tới 23 triệu đồng/ca. Tính từ năm 2017 đến nay, có hàng trăm người bệnh sử dụng thiết bị này và số tiền họ bị chiếm đoạt rất lớn.

Được biết, không chỉ thiết bị robot Rosa tại Bệnh viện Bạch Mai bị nâng khống giá mà cơ quan điều tra còn đang xác minh dấu hiệu sai phạm tương tự với một số thiết bị khác.

Hiện C03 đang tập trung lực lượng điều tra, làm rõ hành vi vi phạm của các bị can, mở rộng điều tra làm rõ các sai phạm tại Bệnh viện Bạch Mai để xử lý nghiêm trước pháp luật và thu hồi tài sản phạm tội mà có.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.

Thành Nam

18:43 20/11/2024
Bài 2: Cục Quản lý Dược có bất thường trong việc cấp phép một số dòng sản phẩm Obagi?

Bài 2: Cục Quản lý Dược có bất thường trong việc cấp phép một số dòng sản phẩm Obagi?

(Thanh tra) - Như bài viết trước chúng tôi đã đề cập, năm 2017, Công ty Dương Minh được độc quyền nhập khẩu, phân phối các sản phẩm của Obagi Hoa Kỳ. Tháng 9/2017, Công ty Dương Minh chính thức được Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế Việt Nam cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với các sản phẩm Obagi và cũng chính thức trở thành nhà nhập khẩu phân phối độc quyền các sản phẩm Obagi ở thị trường Việt Nam.

Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh

08:00 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm