Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Trách nhiệm thuộc về ai?

Hải Hà

Thứ sáu, 11/11/2022 - 06:35

(Thanh tra)- Báo Thanh tra ngày 4/11/2022 có bài “Bắc Ninh: Doanh nghiệp núp bóng mô hình VAC, khai thác khoáng sản trái phép”. Đáng nói, việc khai thác này diễn ra trong một thời gian dài mới bị xử lý…

Đảng ủy, UBND xã Hòa Tiến phải kiểm điểm trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm. Ảnh: HH

Không có việc bảo kê, bao che

Từ đơn phản ánh của người dân, UBND huyện Yên Phong đã lập đoàn kiểm tra việc thực hiện dự án chuyển đổi đất trồng lúa sang đất sử dụng mục đích trang trại tại khu đồng Giữa, thôn Yên Tân, xã Hòa Tiến của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Trường Đại Phát (Công ty Trường Đại Phát).

Theo kết luận kiểm tra, Công ty Trường Đại Phát đã được UBND tỉnh Bắc Ninh cấp giấy phép khai thác khoáng sản trên diện tích thực hiện dự án là 49.078m2, diện tích khu vực khai thác là 27.396m2 và mức sâu khai thác trung bình 2m tính từ cốt nền hiện trạng. Thời hạn đến hết ngày 31/12/2019.

Sau khi được cấp phép, Công ty Trường Đại Phát đã tự ý sử dụng diện tích đất lớn hơn diện tích đất cho phép 2.203m2. Mặc dù chỉ được cho phép khai thác đến 31/12/2019, nhưng Công ty vẫn khai thác đến ngày 27/3/2020.

Chủ dự án cũng tự ý đào hồ khai thác đất, cát tăng thêm so với diện tích được UBND tỉnh cấp phép gần 4.000 m2, khai thác quá độ sâu cho phép 2,4m (tính trung bình).

Theo tính toán của đoàn kiểm tra, khối lượng đất, cát đã khai thác và vận chuyển ra ngoài dự án là hơn 61 nghìn m3, thu lợi bất chính với số tiền gần 879 triệu đồng…

Câu hỏi được dư luận quan tâm là để doanh nghiệp khai thác tài nguyên trái phép trong thời gian dài, trách nhiệm của chính quyền địa phương ra sao? Làm thế nào trả lại đúng hiện trạng như mục tiêu ban đầu của dự án để người dân có thể trồng rau quả, nuôi trồng thủy sản, phát triển chăn nuôi?

Để làm rõ những câu hỏi trên, PV Báo Thanh tra đã có buổi làm việc với UBND huyện Yên Phong và UBND xã Hòa Tiến.

Tại buổi làm việc, Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) huyện Yên Phong Nguyễn Văn Hòa cho biết, Công ty Trường Đại Phát đã khai thác không đúng giấy phép của UBND tỉnh, sau khi người dân phản ánh, UBND huyện đã thành lập đoàn kiểm tra.

Kết luận kiểm tra khẳng định, công ty khai thác vượt độ sâu khai thác 2,4m với khối lượng vượt hơn 61 nghìn m3. Huyện đã ra văn bản xử phạt vi phạm hành chính, đề nghị tỉnh cho dừng dự án. Tuy nhiên, đến nay, tỉnh chưa có phản hồi.

Theo ông Hòa, công ty đã dừng khai thác từ cuối năm 2020. Tại dự án này, hiện còn tồn tại liên quan đến công tác san gạt, vì khu vực đó khai thác khá sâu nên chưa làm xong. Huyện đã có phương án lấy đất của dự án gần đó đổ sang khu đất này.

Trả lời câu hỏi của PV: Việc khai thác diễn ra trong thời gian dài, nhưng chính quyền vào cuộc chậm trễ, có hay không việc bảo kê, bao che cho sai phạm? Ông Hòa khẳng định: Xã Hòa Tiến đã nhiều lần kiểm tra, nhưng công ty có đủ giấy phép. Sau đó, xã đã báo cáo lên huyện.

“Sự vào cuộc của chính quyền địa phương hơi muộn, nhưng khi vào đã làm rất quyết liệt. Không có chuyện bảo kê, hay bao che cho sai phạm” - ông Hòa khẳng định.

Liên quan đến việc khai thác ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất, sinh hoạt của người dân, ông Hòa cho biết: Diện tích 4,9ha Công ty Trường Đại Phát khai thác toàn bộ là đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích do UBND xã quản lý, đây là diện tích để cho các hộ thuê làm VAC.

Tuy nhiên, hiện quỹ đất trên không cho ai thuê mà cứ để treo đó. Đến khi nào phải khắc phục xong san gạt mới cho thuê được. Điều này là hơi lãng phí.

“Khu đất đó, người dân có thuê cũng không dám đầu tư nhiều, chỉ có thể làm ao thả cá vì khi có lũ báo động 3 thì nước ngập hết. Tại đây, cũng đã được đắp bờ xung quanh nên không ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của bà con” - ông Hòa nói.

Địa điểm Công ty Trường Đại Phát khai thác khoáng sản trái phép. Ảnh: Tiến Dũng - Văn Giang

Kiểm điểm trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan

Liên quan đến trách nhiệm của chính quyền địa phương để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, ông Hòa thẳng thắn, trách nhiệm trực tiếp là chính quyền xã Hòa Tiến. Ngoài ra cũng có trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước cấp huyện, cụ thể là Phòng TN&MT.

UBND huyện Yên Phong đã yêu cầu, Đảng ủy, UBND xã Hòa Tiến và các cơ quan có liên quan kiểm điểm trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Đến nay, Đảng ủy, UBND xã Hòa Tiến đã kiểm điểm xong. Đề cập tới việc kiểm điểm cán bộ, ông Hòa đề nghị PV làm việc với UBND xã Hòa Tiến.

Để làm sáng tỏ hơn vụ việc, PV đã làm việc với UBND xã Hòa Tiến.

Ông Kiều Ngọc Chỉnh - Chủ tịch UBND xã Hòa Tiến cho biết, diện tích Công ty Trường Đại Phát khai thác trái phép là khu đất trũng, khó canh tác, hiệu quả sản xuất thấp, người dân không mặn mà, bỏ nhiều, nên được cho chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đất sử dụng mục đích trang trại.

Sự việc Công ty Trường Đại Phát khai thác trái phép đã xảy ra từ năm 2018 và đến giữa năm 2020 thì chính quyền xã và huyện Yên Phong đã vào cuộc ngăn chặn, chỉ đạo dừng tất cả các hoạt động khai thác.

Thời điểm đó, ông Chỉnh chưa làm Chủ tịch UBND xã Hoà Tiến nên trách nhiệm để xảy ra tình trạng Công ty Trường Đại Phát thuộc về ông Trần Văn Quyết - Chủ tịch UBND xã Hoà Tiến, hiện là Bí thư Đảng uỷ xã Hoà Tiến.

Đề cập tới nội dung kiểm điểm cán bộ, ông Chỉnh cho biết, ngay sau khi có kết luận kiểm tra của UBND huyện, xã đã tiến hành công tác kiểm điểm. Đảng ủy, UBND xã đã kiểm điểm rút kinh nghiệm, có kiểm điểm cá nhân đồng chí Bí thư Đảng ủy xã.

Tuy nhiên, khi PV đề nghị cung cấp báo cáo công tác kiểm điểm, ông Chỉnh nói "đã gửi báo cáo lên huyện, lúc đó tôi đang là Phó Bí thư không phụ trách nên không rõ".

UBND xã Hòa Tiến và huyện Yên Phong có nghiêm túc kiểm điểm cán bộ có liên quan đến sai phạm trên? Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin!

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.

Thành Nam

18:43 20/11/2024
Bài 2: Cục Quản lý Dược có bất thường trong việc cấp phép một số dòng sản phẩm Obagi?

Bài 2: Cục Quản lý Dược có bất thường trong việc cấp phép một số dòng sản phẩm Obagi?

(Thanh tra) - Như bài viết trước chúng tôi đã đề cập, năm 2017, Công ty Dương Minh được độc quyền nhập khẩu, phân phối các sản phẩm của Obagi Hoa Kỳ. Tháng 9/2017, Công ty Dương Minh chính thức được Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế Việt Nam cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với các sản phẩm Obagi và cũng chính thức trở thành nhà nhập khẩu phân phối độc quyền các sản phẩm Obagi ở thị trường Việt Nam.

Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh

08:00 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm