Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nỗi lo của người dân sinh sống ven sông Cẩm Lệ

Nguyên Phê

Thứ bảy, 06/01/2024 - 16:10

(Thanh tra) - Người dân ở khu vực tổ 89, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng luôn đau đáu nỗi lo nhà cửa liên tục xuống cấp, đường giao thông trong làng hư hỏng mà không thể sửa chữa được vì nằm trong quy hoạch để làm Dự án (DA) Khu dự trữ đất ven sông phía Bắc khu E - Khu dân cư Nam cầu Cẩm Lệ từ năm 2009, đến nay vẫn triển khai.

Tổ 89, Hòa Xuân, Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng thuộc quy hoạch dự án đã “treo” gần 15 năm qua. Ảnh: N.P

DA này “treo” 15 năm nay, chưa có chủ trương đầu tư, chưa được phê duyệt, khiến gần 90 hộ dân nơi đây rơi vào cảnh “đi không nỡ, ở cũng  không xong…".

Gặp chúng tôi, ông Nguyễn Văn Vinh cùng nhiều bà con trong làng bày tỏ ý kiến: “Các anh xem, hiện nhà cửa của người dân trong vùng DA đã xuống cấp trầm trọng vì 15 năm qua không được sửa chữa, nâng cấp do nằm trong quy hoạch. Nhiều ngôi nhà 2, 3 tầng, cửa nẻo hư hỏng, tường nứt toác, mái nhà thấm dột buộc người dân phải dùng bạt, ván ép che chắn tạm bợ… Khi lên phường hỏi chủ trương xin sửa chữa, nâng cấp nhà cửa thì được trả lời là chờ chỉ đạo của cấp trên”.

Tổ dân phố 89 là khu vực trũng thấp, nằm ven sông Cẩm Lệ; cứ vào mùa mưa lũ là nước dâng lai láng, gây ngập lụt triền miên; nhà cửa nhanh chóng xuống cấp, hư hỏng, nhiều hộ dân trong làng không dám ở vì sợ sập nhà, phải đi thuê nhà nơi khác hoặc chuyển đến sống nhờ nhà bà con để đảm bảo an toàn tính mạng. 15 năm qua, gần 90 hộ dân sống tạm bợ, lay lắt trong những căn nhà xuống cấp, thấm dột mà không biết khi nào mới được tái định cư…

Nhà cửa của người dân xuống cấp, dột nát nhưng không được sửa chữa, nâng cấp. Ảnh: N.P

Tại khu vực này TP đã quy hoạch DA Khu dự trữ đất ven sông phía Bắc khu E - Khu dân cư Nam cầu Cẩm Lệ và đã công bố quy hoạch.

Năm 2010, UBND TP Đà Nẵng có quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng khu vực đất dự trữ ven sông phía Bắc khu E - khu dân cư Nam cầu Cẩm Lệ. Cũng trong năm này, UBND TP có quyết định về việc thu hồi đất của dân, giao Sở Xây dựng quản lý để đầu tư xây dựng DA.

Đến năm 2016, Chủ tịch UBND TP có thông báo kết luận về việc thống nhất chủ trương thu hồi đất để giải tỏa 81 hộ dân tại tổ 89, Hòa Xuân có nhà ở thực sự bị ngập úng theo kết quả rà soát của Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng.

Năm 2018, HĐND TP Đà Nẵng có công văn đề cập đến việc giải tỏa tại khu vực này, nhưng không hiểu lý do gì mà DA tạm dừng triển khai cho đến nay?

Người dân trong khu vực đã nhiều lần có kiến nghị TP sớm triển khai DA, bố trí đất tái định cư để ổn định cuộc sống nhưng vẫn chưa có câu trả lời và DA cũng “án binh bất động”.

“Chúng tôi đã quá khổ với môi trường sống ở DA “treo” này, toàn khu vực xung quanh đã trở  thành những đô thị khang trang, riêng làng chúng tôi lay lắt, ẩn mình bên sông Cẩm Lệ".

Hệ thống đường giao thông hư hỏng nặng. Ảnh: N.P

Liên quan đến DA, tại Kỳ họp thứ 15, HĐND TP Đà Nẵng khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 (từ ngày 12 - 14/12/ 2023), đại biểu HĐND nêu ý kiến, qua nhiều lần tiếp xúc cử tri, bà con tổ 89, phường Hòa Xuân liên tục kiến nghị UBND TP xem xét có hướng xử lý dứt điểm DA và nguyện vọng người dân.

UBND quận Cẩm Lệ cũng đã nhiều lần đề cập tổng mức giá trị đền bù, số lô đất tái định cư khi được TP giao trách nhiệm. Tuy nhiên, về phê duyệt DA hiện nay vẫn chưa có, quy hoạch phân khu cũng không, quy hoạch chi tiết thì chắc chờ lâu; vì vậy chắc chắn người dân còn bị “treo”  không biết đến bao giờ?

Theo Sở Xây dựng Đà Nẵng, định hướng khu vực này là được bảo vệ theo vùng đệm thoát lũ và sẽ là khu công viên công cộng, cây xanh công cộng cấp đô thị, phải là đầu tư công để có được một công viên quy mô lớn.

Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng Lương Nguyễn Minh Triết nhấn mạnh: “TP khẩn trương có quyết định cụ thể về phương án công viên chuyên đề tại tổ 89, phường Hòa Xuân. Trước mắt, những quyền lợi, lợi ích hợp pháp và chính đáng của người dân trong vùng quy hoạch chưa triển khai DA thì đề nghị UBND quận Cẩm Lệ hướng dẫn cụ thể, rõ ràng; cần thiết họp dân để thông báo chính thức những quyền lợi được hưởng.

Ông Triết lưu ý, UBND TP, UBND quận Cẩm Lệ, Sở Xây dựng cùng các ngành liên quan hết sức lưu ý giải quyết vấn đề tại tổ 89, phường Hòa Xuân vì đây là kiến nghị, bức xúc kéo dài lâu năm của người dân”.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.

Thành Nam

18:43 20/11/2024
Bài 2: Cục Quản lý Dược có bất thường trong việc cấp phép một số dòng sản phẩm Obagi?

Bài 2: Cục Quản lý Dược có bất thường trong việc cấp phép một số dòng sản phẩm Obagi?

(Thanh tra) - Như bài viết trước chúng tôi đã đề cập, năm 2017, Công ty Dương Minh được độc quyền nhập khẩu, phân phối các sản phẩm của Obagi Hoa Kỳ. Tháng 9/2017, Công ty Dương Minh chính thức được Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế Việt Nam cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với các sản phẩm Obagi và cũng chính thức trở thành nhà nhập khẩu phân phối độc quyền các sản phẩm Obagi ở thị trường Việt Nam.

Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh

08:00 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm