Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Người dân lo sợ không còn chỗ ở

Cao Sơn

Thứ tư, 22/03/2023 - 13:55

(Thanh tra) - Hàng chục hộ dân tại ngõ 252 đường Mỹ Đình, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, đang phải sống trong cảnh lo sợ không có nơi ăn chốn ở khi nằm trong diện phải giải phóng mặt bằng (GPMB) để phục vụ dự án xây dựng tuyến đường nối Phạm Hùng - Lê Đức Thọ nhưng không được hỗ trợ đền bù, tái định cư hợp lý.

Hàng chục hộ dân tại ngõ 252 Mỹ Đình có nguy cơ mất nơi ăn, chốn ở. Ảnh: CS

Báo Thanh tra có nhận được phản ánh của hàng chục hộ dân khu vực ngõ 252 đường Mỹ Đình về việc không đồng tình với phương án bồi thường khi bị thu hồi đất để thực hiện dự án xây dựng tuyến đường nối Phạm Hùng - Lê Đức Thọ.

Theo phản ánh, hiện nay khu vực cuối ngõ 252 đường Mỹ Đình có khoảng 50 hộ dân thuộc diện bị thu hồi toàn bộ đất để GPMB phục vụ dự án xây dựng tuyến đường nối Phạm Hùng - Lê Đức Thọ. Tuy nhiên, khi thông báo phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư, UBND quận Nam Từ Liêm lại chỉ quy chủ 11 cá nhân đứng tên sử dụng 11 thửa đất được hỗ trợ tái định cư. Điều này khiến cho hàng chục hộ dân có nguy cơ mất chỗ ở, hoang mang không biết phải đi đâu.

Chia sẻ với phóng viên Báo Thanh tra, nhiều hộ dân đang sinh sống tại ngõ 252 cho biết, hầu hết họ đều sinh sống tại đây suốt 40 năm qua, đất ở ổn định, không có tranh chấp. Các gia đình đã trải qua nhiều thế hệ, cha mẹ chia đất cho con cái ở, cùng với một số ít người từ nơi khác đến mua đất xây nhà đã hình thành cả một cụm dân cư. Khi nhà nước có chủ trương thu hồi đất để xây dựng tuyến đường nối Lê Đức Thọ - Phạm Hùng, người dân rất ủng hộ, nhưng phương án đền bù không thấu tình đạt lý. Hàng chục gia đình lâm vào hoàn cảnh không có nhà ở, không biết phải đi đâu khi bị thu hồi toàn bộ diện tích đất.

Người dân ngõ 252 đường Mỹ Đình không đồng tình với phương án đền bù GPMB. Ảnh: CS

Đơn cử trường hợp chị Vũ Thị Minh Trâm, con gái của ông Vũ Danh Phương, người đã sinh sống tại đây từ năm 1978. Ông Vũ Danh Phương chia đất cho ba người con, cùng sinh sống trên thửa đất số 153, tờ bản đồ số 6, rồi chuyển đến nơi ở khác. Hiện gia đình chị Trâm thuộc diện không được tái định cư bằng đất (vì ông Phương - bố chị đã có nơi ở khác), số tiền bồi thường được nhận chỉ hơn 800 triệu đồng.

“Các chị em tôi đều đã có gia đình, con cái, không thể dắt díu nhau tất cả về sống chung với bố mẹ, bốn, năm gia đình, ba thế hệ trong một căn nhà. Mà hơn 800 triệu thì còn chưa đủ mua nhà ở xã hội. Gia đình chúng tôi như thế là mất chỗ ở, phải đi đâu” - chị Trâm nói.

Bà Vũ Thị Lương - sống tại thửa đất số 154 cho biết, nhiều năm qua, do khu vực đất ở này bị đưa vào quy hoạch làm đường nên đại đa số các hộ dân không thể tách khẩu, không làm được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ).

“Thực tế là chúng tôi đã sống tại đây 40 năm qua, bố mẹ chia đất cho con cái ở, nay dự án lấy hết mấy trăm mét vuông, chúng tôi không còn nơi ở nào khác, chỉ bồi thương bằng tiền, với mức từ 18 - 20 triệu đồng/mét, không đủ mua nhà mới, chúng tôi phải sống thế nào?” - bà Lương nói.

Trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường Nam Từ Liêm Phạm Ngọc Thắng cho biết, 90% khối lượng GPMB phục vụ thi công đường nối Phạm Hùng - Lê Đức Thọ đã được giải quyết. Hiện chỉ còn tồn tại 11 thửa đất nằm trong ngõ 252 đường Mỹ Đình, phường Mỹ Đình 2 chưa giải phóng được. Trên 11 thửa đất này, kiểm đếm ban đầu có tới 127 trường hợp phải GPMB. Đối với những hộ đủ điều kiện sẽ được tái định cư bằng đất trên địa bàn quận Nam Từ Liêm. Một số trường hợp không đủ điều kiện sẽ được thuê mua nhà ở xã hội.

“Đó là bất đồng lớn nhất khiến người dân hoang mang và không đồng thuận với phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư quận Nam Từ Liêm đưa ra. Đây là dự án làm đường nên không có chuyện thoả thuận với dân”, ông Thắng cho hay.

Cuối ngõ 252 đường Mỹ Đình nằm trong quy hoạch xây dựng dự án đường nối Lê Đức Thọ - Phạm Hùng. Ảnh: CS

Qua ghi nhận thực tế cho thấy, cuộc sống của hàng chục hộ dân trong ngõ 252 đường Mỹ Đình còn nhiều khó khăn, môi trường ẩm thấp, nhếch nhác, thường xuyên bị ngập khi mưa to, cuộc sống của người dân khá gian nan trong tình trạng “treo” suốt hơn 20 năm qua vì quy hoạch. Đến nay khi triển khai dự án, công tác bồi thường, GPMB lại chậm chạp, cứng nhắc dẫn đến những bức xúc, bất bình của người dân, khiến dự án có nguy cơ tiếp tục chậm nhiều năm nữa.

Lý giải về điều này, Phó Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm Nguyễn Quốc Nam cho biết, hiện vẫn chưa thống kê và đưa ra hết các dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho các hộ dân. Kiến nghị của nhiều gia đình chúng tôi đã nhận được, nhưng khung giá bồi thường áp dụng theo đúng quy định của nhà nước. Quận cũng sẽ xin ý kiến thành phố để hỗ trợ thêm người dân nhưng chỉ ở phần công trình xây dựng trên đất.

Hơn lúc nào hết, hiện nay hàng chục hộ dân tại ngõ 252 đường Mỹ Đình cần sự quan tâm thiết thực của UBND quận Nam Từ Liêm, mong mỏi được đối thoại và tìm ra tiếng nói chung cho vấn đề đền bù, GPMB.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Lấn chiếm vỉa hè để bàn nhậu, quán nhậu Tự Do nói do khách tự kê bàn

Lấn chiếm vỉa hè để bàn nhậu, quán nhậu Tự Do nói do khách tự kê bàn

(Thanh tra) - Theo đại diện quán nhậu Tự Do, hiện trạng bàn nhậu lấn chiếm vỉa hè có thể do khách kê ra. Còn chính quyền thường xuyên nhắc nhở, có những thời điểm đã bị phạt hành chính. Ở khía cạnh khác, nếu nhìn vào con số tăng trưởng về nguồn vốn, tài sản, doanh thu của chủ sở hữu hệ thống quán nhậu Tự Do, có thể lý giải được phần nào việc đơn vị này thường xuyên vi phạm.

Thanh Giang - Trang Nhung

08:00 21/11/2024
Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.

Thành Nam

18:43 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm