Theo dõi Báo Thanh tra trên
Đình Sang
Thứ năm, 25/01/2024 - 08:25
(Thanh tra) - Hàng năm, chính quyền huyện Sơn Hòa phải bỏ ra số tiền rất lớn để duy tu, sửa chữa tuyến đường 24/3. Nhiều ý kiến cho rằng, một trong những nguyên nhân chính khiến cho tuyến đường này bị nhanh xuống cấp, hư hại nặng nề là do các hoạt động phục vụ cho Nhà máy Đường KCP.
Hàng ngày có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn xe chở mía đậu đỗ tại khu vực Nhà máy Mía đường KCP. Ảnh: Đình Sang
Tuyến đường 24/3 là một trong những tuyến đường huyết mạch nằm tại thị trấn Củng Sơn, huyện Sơn Hoà, là tuyến dân sinh, cũng là tuyến giao thương giữa trung tâm thị trấn với tuyến quốc lộ (QL) 19C, huyện Sông Hinh và các vùng lân cận. Đặc biệt hơn, đây cũng là tuyến đường duy nhất để phục vụ vận chuyển nguyên liệu mía và thành phẩm của Nhà máy Đường KCP.
Điệp khúc sau mùa vụ mía là đường nát, đã có không ít những ý kiến trái chiều cho rằng, một trong những nguyên nhân dẫn tới tuyến đường trở nên nhanh xuống cấp và hư hại nặng nề là do các hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ cho Nhà máy Đường KCP.
Người dân sinh sống tại tuyến đường 24/3 cho biết: “Xe chở mía, chở nhiều quá nhiều, tập trung chạy ở tuyến đường này, bây giờ đường làm nhưng vài bữa nữa là đường toàn ổ gà, ổ voi. Ngoài phục vụ dân sinh, thì hầu như là xe chở mía”.
“Cần gì phải hỏi, nhìn là biết mà xe mía nó chạy cỡ nào, nhiều nhà ở đây phải đóng kín mít, đường xá hư hại, bụi bặm”, người dân nói.
Người dân huyện Sơn Hoà cũng cho biết, hiện tại mía ở Phú Yên chỉ mới bắt đầu vào mùa thu hoạch, kéo dài tầm 5-6 tháng. Bây giờ chưa đỉnh điểm nhưng vào giữa mùa là xe mía kín đường.
Theo tìm hiểu, ban đầu công suất ép mía Nhà máy Đường KCP là 2.500 tấn mía cây/ngày và đã mở rộng nâng công suất thành công lên 10.000 tấn mía cây/ngày. Theo ước tính, vụ thu hoạch mía sẽ kéo dài khoảng từ 5-6 tháng tuỳ theo năng suất mùa vụ. Từ đó, để có đảm bảo lượng mía phục vụ cho nhà máy, mỗi ngày tuyến đường 24/3 phải chịu hàng trăm, hàng ngàn lượt xe chở nguyên liệu mía ra vào khu vực nhà máy.
Ghi nhận của chúng tôi, tại khu vực bãi giữ xe của Nhà máy Đường KCP mỗi ngày có khoảng vài trăm chiếc xe đậu đỗ để xếp hàng chờ vào khu vực bên trong nhà máy. Hư hại nặng nhất của tuyến đường bắt đầu điểm đấu nối giữa QL19 với tuyến đường 24/3 cho đến khu vực cổng Nhà máy Mía đường KCP, đây cũng là đoạn mà lưu thông chính của xe chở mía.
Một điều lặp đi lặp lại thường xuyên khiến chúng tôi càng thêm khó hiểu, qua nhiều ngày theo dõi, với lưu lượng và trọng tải xe chở mía lớn như vậy, lực lượng Cảnh sát giao thông huyện Sơn Hoà chỉ kiểm tra bằng cách đo thành thùng..
Theo quan sát của chúng tôi, việc kiểm tra theo kiểu có xe phải vào kiểm tra, có xe vẫn được đi. Đặc biệt hơn, khi nhận thấy trên tuyến đường 24/3 xuất hiện sự có mặt của chúng tôi, thì bóng dáng lực lượng chức năng cũng rời đi khỏi tuyến đường này.
Tuyến đường 24/3 đang được sửa chữa để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. Tuy nhiên, với lưu lượng xe tải trọng lớn chở nguyên liệu mía nhiều như vậy, liệu việc sửa chữa có thật sự hữu hiệu hay chỉ như muối bỏ biển?
Trao đổi về vấn đề này, ông Lê Ngọc Tuấn, Phó trưởng Phòng Kinh tế Hạ tầng huyện Sơn Hoà cho biết, tuyến đường 24/3 do huyện quản lý, đây là tuyến đường phục vụ dân sinh cho toàn huyện, không riêng Nhà máy KCP. Qua quá trình sử dụng thì tuyến này xuống cấp và hàng năm huyện đầu tư cấp kinh phí để sửa chữa.
“Vừa rồi dân kiến nghị và huyện có công văn lên tỉnh, tỉnh đã có trả lời. Còn vấn đề hư hại người dân, cử tri phản ánh thì Phòng có đi kiểm tra và ghi nhận thực tế", ông Tuấn nói.
Chúng tôi có đặt câu hỏi nghi vấn và những phản ánh của người dân liên quan đến hoạt động vận chuyển nguyên liệu đến Nhà máy Đường KCP. Ông Tuấn cho rằng, nhà máy chỉ chở theo mùa vụ, nhưng không biết chính xác mùa vụ kéo dài bao lâu. Ngoài ra, việc đánh giá ông Tuấn chỉ ra rằng là tuyến đường xuống cấp nhiều nguyên nhân.
Ông Cao Văn Cường, Giám đốc Ban Quản lý Đầu tư xây dựng huyện Sơn Hoà cho biết, con đường 24/3 được tỉnh đầu tư từ năm 2000 và chỉ đầu tư duy nhất một lần từ đó đến nay. Con đường này được đầu tư để phục vụ Nhà máy Mía KCP và dân sinh đi lại.
"Hàng năm tuyến đường bị hư hỏng, bởi vì xe vận chuyển quá tải, quá nặng, tạo ra lún, ổ voi... đi lại khó khăn. Vậy nên hàng năm huyện phải trích tiền để sửa chữa tuyến đường này để phục vụ đảm bảo an toàn giao thông. Còn thật sự Nhà máy Mía đường KCP không hỗ trợ cho địa phương", ông Cường cho hay.
Ông Cường cho rằng, "nguyên nhân chính các anh cũng thấy rồi đấy, lượng xe mía nhập về Nhà máy Đường KCP là quá tải và xe chở thành phẩm của nhà máy. Còn người dân đi lại không bao nhiêu".
Báo cáo số 392/BC-UBND ngày 16/11/2023 của UBND huyện Sơn Hoà về trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thường lệ cuối năm 2023, HĐND tỉnh khoá VIII, chỉ rõ: “Đối với đoạn từ cây xăng Phú Hữu đi đến Nhà máy Đường KCP là đoạn đường của tuyến đường 24/3, đoạn đường này thường xuyên bị hư hỏng do xe có trọng tải lớn vận chuyển nguyên liệu mía về Nhà máy Đường KCP. Mặc dù huyện thường xuyên bố trí kinh phí để duy tu, sửa chữa nhưng do mặt đường hư hỏng nặng, kinh phí sửa chữa rất lớn”.
Có thể thấy rằng, hàng năm huyện phải bỏ ra kinh phí không hề nhỏ để duy tu, sửa chữa tuyến đường 24/3, đoạn từ QL19 đến Nhà máy Mía đường KCP. Nguyên nhân được xác định do xe quá tải trọng lớn phục vụ nhà máy. Đây cũng là một phần trách nhiệm của Nhà máy Đường KCP, cần xem xét đánh giá lại tổng thể, tránh ảnh hưởng quyền lợi của người dân, gây bức xúc dư luận.
Báo Thanh tra sẽ tiếp tục thông tin vụ việc này.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.
Thành Nam
18:43 20/11/2024(Thanh tra) - Như bài viết trước chúng tôi đã đề cập, năm 2017, Công ty Dương Minh được độc quyền nhập khẩu, phân phối các sản phẩm của Obagi Hoa Kỳ. Tháng 9/2017, Công ty Dương Minh chính thức được Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế Việt Nam cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với các sản phẩm Obagi và cũng chính thức trở thành nhà nhập khẩu phân phối độc quyền các sản phẩm Obagi ở thị trường Việt Nam.
Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh
08:00 20/11/2024Nam Dũng
07:30 20/11/2024Công Thắng - Bạch Vân
07:30 20/11/2024Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh
10:09 19/11/2024Nam Dũng
10:11 16/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương