Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 17/10/2017 - 12:40
(Thanh tra)- Sau hàng chục năm ròng rã khiếu nại, tố cáo về sai phạm trong quy hoạch, bồi thường, thu hồi nhà đất tại Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, nhiều hộ dân quận 2 vẫn mong chờ một phương án giải quyết đúng lý, hợp tình. Một lần nữa với niềm tin vào chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công dân đã tiếp tục kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thanh tra toàn diện Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm để làm rõ đúng, sai, xử lý nghiêm các sai phạm.
Trưởng Ban Tiếp công dân Trung ương Nguyễn Hồng Điệp động viên công dân bị thu hồi nhà đất cho Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, tại buổi tiếp công dân định kỳ tại TP Hồ Chí Minh. Ảnh: GT
Khi mục tiêu cao đẹp bị… biến dạng
Ngay từ năm 1996, với chủ trương xây dựng một khu đô thị mới tại bán đảo Thủ Thiêm, các cơ quan chức năng TP Hồ Chí Minh đã tiến hành nhiều thủ tục theo quy định pháp luật. Quan điểm của Thành ủy TP Hồ Chí Minh và Thường trực UBND TP Hồ Chí Minh là bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước và các hộ dân bị thu hồi nhà đất tại siêu dự án này, nhưng thực tiễn đã xảy ra hàng loạt bất cập, thiếu sót, thậm chí trái pháp luật liên quan đến trách nhiệm của nhiều tổ chức, cá nhân.
Nếu tính đúng, tính đủ thì khó có thể thống kê được cơ quan quản lý Nhà nước và người dân đã bỏ bao nhiêu thời gian, công sức và kinh phí để tranh luận, thậm chí là tranh cãi gay gắt về câu chuyện ranh quy hoạch Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Điểm mấu chốt nhất mà người dân đã và đang chứng minh được là không tồn tại bản đồ quy hoạch 930ha, kèm theo Quyết định 367/QĐ-TTg ngày 4/6/1996 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Nếu không có bản đồ quy hoạch thì việc thu hồi nhà đất trong diện tích 930ha, theo các quyết định hành chính của UBND TP Hồ Chí Minh, của UBND quận 2 sẽ không thể triển khai theo quy định pháp luật, là vô hiệu.
Ngoài ra, trong thực tế đã phát sinh một câu chuyện pháp lý vẫn chưa có hướng giải quyết là nhà đất của người dân, mà nhiều hộ là đối tượng chính sách, là thương binh, tại 5 khu phố thuộc 3 phường Bình An, Bình Khánh, An Khánh, dù theo quy hoạch chung là khu dân cư hiện hữu, vẫn lọt vào ranh thu hồi đất và bị cưỡng chế tháo dỡ. Hệ quả là hơn 100 hộ dân bị thu hồi nhà đất đã tiếp khiếu, tiếp tố gay gắt, kéo dài. Đây cũng là các hộ dân đã nhiều lần được Ban Tiếp công dân Trung ương, được lãnh đạo Thanh tra Chính phủ tiếp dân để lắng nghe một cách khách quan, công tâm nội dung khiếu nại, tố cáo để tổng hợp, báo cáo xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ về đường hướng xử lý.
Những bất thường này, cũng đã được Thanh tra TP Hồ Chí Minh bước đầu làm rõ tại các kết luận được công khai với người dân vào tháng 10/2008 nhưng sau đó quyết tâm giải quyết dứt điểm các sai phạm vẫn chưa thực sự được triển khai. Ngay cả khi khiếu nại của một số hộ dân được Thanh tra Chính phủ kết luận, được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận thì trách nhiệm giải quyết cũng không được thực hiện. Lý do được UBND TP Hồ Chí Minh luôn viện dẫn nếu giải quyết lại cho một số hộ dân sẽ ảnh hưởng đến chính sách đã áp dụng tại Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, vì diện tích bồi thường, hỗ trợ đã đạt 99,9%.
Thu hồi sai thẩm quyền, giao đất sai pháp luật?
Đối chiếu sự phù hợp giữa nội dung và hình thức quyết định hành chính do UBND TP Hồ Chí Minh ban hành, với quy định của Luật Đất đai 1993, cùng các lần sửa đổi năm 1998, 2001, luật sư Phạm Tấn Thuấn, Văn phòng Luật sư Quốc Tuấn, cho rằng: Địa giới hành chính quận 2 được thành lập ngày 1/4/1997, theo Nghị định số 03/NĐ-CP ngày 6/1/1997 của Chính phủ. Tại mục 3, Điều 23, Luật Đất đai 1993, đã quy định: Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định giao đất để sử dụng vào mục đích không phải là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp theo quy định sau đây:
a) Từ 1ha trở xuống đối với đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp có rừng, đất khu dân cư nông thôn, đất đô thị và từ 2 ha trở xuống đối với đất trống, đồi núi trọc cho mỗi công trình không thuộc các trường hợp quy định tại mục b khoản 3 Điều này;
b) Từ 3ha trở xuống đối với đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp có rừng, đất khu dân cư nông thôn, đất đô thị; từ 5ha trở xuống đối với đất trống, đồi núi trọc cho mỗi công trình đường bộ, đường sắt, đường dẫn nước, đường dẫn dầu, đường dẫn khí, đường điện, đê điều và từ 10ha trở xuống đối với đất trống, đồi núi trọc cho mỗi công trình xây dựng hồ chứa nước...
Đại diện các hộ dân đề nghị cần thanh tra toàn diện Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Ảnh: GT
Việc ông Vũ Hùng Việt, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh ký Quyết định số 1997/QĐ-UB ngày 10/5/2012, thu hồi 6.214.328m2 đất nằm trong khu vực quy hoạch xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm tại các phường An Khánh, Bình An, Bình Khánh, An Lợi Đông và Thủ Thiêm thuộc quận 2 và giao cho Ban Quản lý Đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm, để tổ chức bồi thường giải phóng mặt bằng, quản lý khu đất và tiến hành mời gọi đầu tư, là trái quy định pháp luật.
Ngay trong quá trình triển khai thu hồi nhà đất, UBND TP Hồ Chí Minh cũng đã nhiều lần điều chỉnh chính sách bồi thường, hỗ trợ nhưng điều quan trọng nhất là cơ sở pháp lý để UBND TP Hồ Chí Minh ban hành quyết định thu hồi nhà đất của người dân đã không được tuân thủ đúng pháp luật. Sau đó, một bước trượt dài sai phạm khác là căn cứ Quyết định số 1997/QĐ-UB, ngày 29/10/2004, ông Hà Phước Tài, Chủ tịch UBND quận 2 đã ký Quyết định số 6874/QĐ-UB có nội dung thu hồi nhà đất của hàng ngàn hộ dân với hình thức kèm theo quyết định là danh sách địa chỉ nhà đất bị thu hồi, dù thời điểm này Luật Đất đai 2003 đã có hiệu lực.
Đến thời điểm này, dù ngân sách đã chi hàng chục ngàn tỷ vào Khu đô thị mới Thủ Thiêm nhưng đây vẫn là điểm nóng tiếp khiếu, tiếp tố đông người, là bài toán khó cho địa phương. Vì vậy, người dân bị thu hồi nhà đất đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thanh tra toàn diện quá trình thực hiện Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm để làm rõ đúng, sai, xử lý nghiêm các sai phạm, để người dân thêm tin tưởng vào Đảng và Nhà nước.
Giáng Thăng
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.
Thành Nam
18:43 20/11/2024(Thanh tra) - Như bài viết trước chúng tôi đã đề cập, năm 2017, Công ty Dương Minh được độc quyền nhập khẩu, phân phối các sản phẩm của Obagi Hoa Kỳ. Tháng 9/2017, Công ty Dương Minh chính thức được Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế Việt Nam cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với các sản phẩm Obagi và cũng chính thức trở thành nhà nhập khẩu phân phối độc quyền các sản phẩm Obagi ở thị trường Việt Nam.
Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh
08:00 20/11/2024Nam Dũng
07:30 20/11/2024Công Thắng - Bạch Vân
07:30 20/11/2024Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh
10:09 19/11/2024Nam Dũng
10:11 16/11/2024Hương Giang
Trần Kiên
Bùi Bình
Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam