Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Dự án "đắp chiếu", trách nhiệm thuộc về ai?

Thứ sáu, 17/04/2020 - 06:00

(Thanh tra)- Từ một địa phương đi tiên phong trong việc thực hiện dự án (DA) đối tác công tư (PPP) theo hình thức xây dựng - thuê dịch vụ - chuyển giao (BLT) thay thế hệ thống chiếu sáng đô thị bằng đèn led tiết kiệm điện, sau hơn 3 năm triển khai của TP Hoà Bình, DA đang có nguy cơ “đắp chiếu" với nhiều điểm nghi vấn.

Trụ sở UBND TP Hoà Bình. Ảnh: Thành Nam

Chủ đầu tư bỏ qua nhiều tiêu chuẩn cơ bản

Như Báo Thanh tra đã thông tin, DA lắp đặt đèn led tiết kiệm năng lượng tại TP Hòa Bình có giá trúng thầu hơn 82 tỷ đồng, thời gian thực hiện là 9 năm (không kể thời gian chuẩn bị đầu tư và thi công thay thế).

TP Hòa Bình sẽ không phải bỏ tiền mà sẽ do nhà đầu tư tự bỏ tiền ra đầu tư và khai thác trong 9 năm (mỗi năm Nhà nước chi trả khoảng 12 tỷ đồng), sau đó sẽ bàn giao lại cho TP Hòa Bình vận hành tiếp.

DA này gồm 2 hợp phần rất quan trọng khi triển khai, đó là: Lắp đặt thay thế toàn bộ hệ thống đèn chiếu sáng dùng công nghệ cũ sang sử dụng đèn led tiết kiệm điện và hợp phần quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng này trong suốt quá trình thực hiện cũng như thời gian chuyển giao về sau.

Đối với hợp phần thay thế hệ thống, theo yêu cầu của DA là bóng đèn led phải được sản xuất trong nước. Hợp phần đặc biệt quan trọng của loại hình DA BLT trong lĩnh vực chiếu sáng đô thị đó là quản lý, vận hành. Vậy nhưng, trong các điều kiện tiên quyết được chủ đầu tư đặt ra đối với các nhà thầu khi tham gia đấu thầu DA này, thì điều kiện về năng lực quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng đô thị đã không được đặt ra.

Trên thực tế cho thấy, đối với một hệ thống chiếu sáng mới hiện đại, kỹ thuật cao, có giá trị lớn, đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn tốt, kinh nghiệm dạn dày mới mong vận hành được trơn tru, phòng tránh được sự cố có thể ảnh hưởng lớn đến kinh tế và an ninh trật tự của địa phương.

Do các thành viên tổ tư vấn đấu thầu thuộc Ban Quản lý DA xây dựng TP Hoà Bình (Ban QLDA) chưa có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu mà chỉ có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu, nên UBND TP Hòa Bình đã có Văn bản số 1369 ngày 19/6/2018 (sau khi cơ quan báo chỉ chỉ ra lỗi này), giao Ban QLDA lựa chọn ký hợp đồng với đơn vị tư vấn đảm bảo đủ năng lực theo quy định để thực hiện việc đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu trên!

Cơ quan chức năng tỉnh Hoà Bình có thiếu trách nhiệm?

Việc sử dụng đèn led góp phần quan trọng trong việc tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng các nhà máy điện, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng và tiết kiệm ngoại tệ, hạn chế nhập siêu. Điều này, đã được thể hiện trong các hội thảo chuyên ngành của Bộ Công thương cũng như Quyết định số 482/QĐ-TTg, ngày 18/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch và phát triển điện giai đoạn 2011 – 2020, có xét đến năm 2030.

Vậy nhưng, có lẽ do sự thiếu quyết liệt trong thực hiện DA, trả lời những nghi vấn, vi phạm trong công tác lập hồ sơ, thẩm định, chấm thầu, lựa chọn nhà đầu tư, thương thảo, ký hợp đồng của UBND TP Hoà Bình, UBND tỉnh Hoà Bình đang làm DA lắp đặt đèn led tiết kiệm năng lượng tại TP Hoà Bình có nguy cơ không thực hiện được.

Theo tài liệu mà phóng viên có được, sau nhiều tháng ký hợp đồng thực hiện DA, nhà đầu tư không triển khai thực hiện. Phóng viên đã đến đặt lịch làm việc và gửi nội dung cần tìm hiểu với UBND TP Hoà Bình rồi bị đùn đẩy loanh quanh: UBND TP Hoà Bình bảo Ban QLDA trả lời, Ban QLDA lại bảo không được giao nhiệm vụ!

Cũng theo tài liệu này, nguyên nhân khiến DA đến giờ không triển khai được là do sau khi hợp đồng đã ký kết với nhà đầu tư - Liên danh Công ty cổ phần đầu tư CIC - Công ty Cổ phần Thương mại và Xây lắp điện Hải Phòng mới phát sinh một khoản ngân sách Nhà nước để thực hiện DA này lên tới 3,5 tỷ đồng và TP Hoà Bình chưa thể bố trí được.

Hơn nữa, toàn bộ quá trình thực hiện DA này, các văn bản thẩm định, kết quả chấm thầu là do Phòng Tài chính kế hoạch TP Hoà Bình tham mưu để UBND TP ký quyết định phê duyệt nhà đầu tư trúng thầu có đúng với các quy định tại Nghị định số 63/2018/NĐ-CP ngày 4/5/2018 của Chính phủ?

Nhà đầu tư không có kinh nghiệm trong việc quản lý vận hành, tổ tư vấn thầu không đủ năng lực (không có chứng chỉ theo quy định), đại diện chủ đầu tư làm việc tuỳ tiện: Thay đổi tư vấn đấu thầu giữa chừng, thẩm định kết quả chấm thầu có dấu hiệu vượt thẩm quyền, lập DA không đầy đủ dẫn đến việc phát sinh 3,5 tỷ đồng ngân sách mới có thể triển khai được DA.

Đùn đẩy trách nhiệm làm việc, không cung cấp tài liệu cho cơ quan báo chí để làm sáng tỏ những nghi vấn, không công khai minh bạch trong quá trình triển khai DA, phải chăng chính là nguyên nhân dẫn đến Hoà Bình “đi trước, về sau” trong việc thực hiện chủ trương tiết kiệm điện của Chính phủ.

Hơn thế nữa, việc ngân sách phải chi 3,5 tỷ đồng để triển khai DA, thì liệu đây có phải loại hình dự án PPP có sử dụng ngân sách? Việc chậm triển khai (tính đến thời điểm này khoảng 2 năm) thì những số liệu tính toán trong báo cáo dự án khả thi cũng như hồ sơ mời thầu có còn chính xác?

DA có còn đủ tính pháp lý để triển khai. Cá nhân, tổ chức nào sẽ phải chịu trách nhiệm? Câu hỏi này xin gửi đến UBND tỉnh Hoà Bình; Cục Đấu thầu, Bộ Kế hoạch Đầu tư để có câu trả lời chính xác nhất cho công luận.

Báo Thanh tra sẽ tiếp tục thông tin sự việc.

Thành Nam - Nam Dũng

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.

Thành Nam

18:43 20/11/2024
Bài 2: Cục Quản lý Dược có bất thường trong việc cấp phép một số dòng sản phẩm Obagi?

Bài 2: Cục Quản lý Dược có bất thường trong việc cấp phép một số dòng sản phẩm Obagi?

(Thanh tra) - Như bài viết trước chúng tôi đã đề cập, năm 2017, Công ty Dương Minh được độc quyền nhập khẩu, phân phối các sản phẩm của Obagi Hoa Kỳ. Tháng 9/2017, Công ty Dương Minh chính thức được Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế Việt Nam cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với các sản phẩm Obagi và cũng chính thức trở thành nhà nhập khẩu phân phối độc quyền các sản phẩm Obagi ở thị trường Việt Nam.

Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh

08:00 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm