Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 21/04/2014 - 09:33
(Thanh tra) - Từ 2 năm nay, việc khiếu kiện đất rừng giữa bà Đinh Thị Bộ (đại diện cho 4 hộ gia đình) và 8 hộ dân tại thôn 5, xã Quế Thuận (Quế Sơn, Quảng Nam) kéo dài nhưng chưa được giải quyết dứt điểm, dẫn đến hàng loạt cây trồng đến tuổi thu hoạch nhưng không được phép nên bị ngã đổ la liệt, gây thiệt hại lớn về kinh tế và bức xúc trong dư luận.
Người dân điêu đứng khi cây keo đã quá tuổi khai thác, bị đỗ ngã hàng loạt do mưa bão.
Sự việc bắt đầu từ 8 hộ gia đình gồm: Ông Nguyễn Đình Phước Tam, Mai Quyền, Nguyễn Văn Cũng, Phạm Hoa, Lê Cang, Nguyễn Đình Khả, Nguyễn Văn và Nguyễn Quận canh tác ổn định tại khu vực đất trên núi Bà Trúc thuộc địa phận thôn 5 (Quế Thuận) từ bao đời nay. Năm 2004, các hộ trên bỏ nhiều công của để trồng cây keo tại diện tích đất trên mà không hề có ai tranh chấp. Đến năm 2011, khi cây keo đến tuổi thu hoạch thì nhóm hộ này làm đơn xin khai thác gỗ, liền “té ngửa” vì chính quyền địa phương từ chối không ký đơn và cho biết, diện tích trên đang bị bà Đinh Thị Bộ (đại diện 4 nhóm hộ) có đơn tranh chấp quyền sử dụng. Sự việc kéo dài cho đến nay hơn 3 năm không được giải quyết dứt điểm, khiến đa phần cây keo trên diện tích tranh chấp lẫn số cây keo nằm liền kề bị bão lụt làm đổ ngã la liệt, dần khô héo thành củi mục. Cuộc sống của những nông dân nghèo khổ vốn gắn bó với núi rừng, lại gặp thêm nhiều khó khăn chồng chất, vì không bán được cây keo do chính mình trồng nên.
Căn cứ để bà Bộ tranh chấp đất rừng với các hộ dân là dựa vào quyết định giao đất lâm nghiệp do UBND huyện Quế Sơn cấp tháng 10/1999. Theo nội dung quyết định: Sơ đồ vị trí đất lâm nghiệp số 199 và Biên bản xét duyệt, đề nghị giao đất lâm nghiệp của UBND xã Quế Thuận ngày 28/6/1999, ghi rõ địa điểm giao đất cho bà Bộ là hố Bà Bia (thôn 6, Quế Thuận), nhưng bà Bộ lại tranh chấp đất ở thôn 5 núi Bà Trúc của các hộ dân nêu trên! Theo quyết định này, bà Bộ được nhận quản lý sử dụng 27 ha đất lâm nghiệp trong vòng 50 năm, nhưng không ghi rõ số, ngày giao đất. Riêng sơ đồ vị trí giao đất của Hạt Kiểm lâm huyện không thể hiện mốc đánh dấu diện tích đất được giao, không ghi rõ tứ cận, tọa độ, không cắm mốc trên thực địa... Ngoài việc cấp “sổ đỏ” đất lâm nghiệp cho nhóm hộ bà Bộ, UBND huyện còn cấp “sổ đỏ” riêng cho từng hộ trong nhóm, chồng lấn lên diện tích đã cấp cho nhóm hộ bà Bộ, làm nâng diện tích đất được sử dụng cho nhóm hộ này lên thành… 108 ha.
Bà Trần Thị Liễu (con bà Bộ), trong thời điểm cấp đất đang đi học và chưa hề tách hộ khẩu, vẫn được xác định là một hộ riêng để giao đất lâm nghiệp. Như vậy, hồ sơ giao đất lâm nghiệp của huyện thể hiện nhiều điểm bất hợp lý, nhưng không được điều chỉnh hoặc hủy bỏ, mà còn được các cơ quan chức năng sử dụng làm căn cứ giải quyết vụ việc. Hơn nữa, bà Bộ cho rằng số cây trên bà trồng từ năm 2000, tính đến thời điểm hiện nay số cây trên đã được 14 tuổi, nhưng hiện tại toàn bộ số cây này mới 10 tuổi.
Sự vụ ngày thêm rắc rối, vì ngày 05/9/2012, Phòng TN&MT huyện dựa trên sơ đồ giao đất thiếu chính xác, cho ra đời bản “Trích đo địa chính” xác định lại vị trí đất đã cấp cho nhóm bà Bộ, thể hiện diện tích trượt dài từ thôn 6 qua thôn 5. Con đường xe máy cày lưu thông từ xưa đến nay được người dân mặc định là ranh giới giữa 2 thôn, nay lại nằm trong diện tích 27 ha cấp cho nhóm hộ bà Bộ, nên diện tích tranh chấp với các hộ dân là 21.911m2 đất. Đáng chú ý là, hộ ông Tam không có diện tích đất tranh chấp nhưng vẫn không được khai thác cây keo?
Sau nhiều lần hòa giải, hộ các ông Văn, Củng, Cang và ông Quận được Tòa cấp giấy xác nhận không có tranh chấp. Trong đó ghi rõ: “Trong phần kê khai của ông thì phần diện tích rừng 4.892m2…, hiện không có tranh chấp tại Tòa”. Ông Nguyễn Tấn Long, Chánh án TAND huyện khẳng định: “Đối với Tòa, ông Văn được phép khai thác cây”. Nhưng khi ông Văn làm đơn xin khai thác cây, thì cán bộ địa chính xã Quế Thuận không cho khai thác, với lý do bà Bộ cho rằng đây là đất và cây của bà, đề nghị ông Văn làm đơn hỏi lý do sao bà Bộ cản trở việc khai thác keo rồi gửi đồng thời cho Tòa và UBND xã để cùng phối hợp giải quyết!
Ngày 24/01/2014, do hoàn cảnh túng thiếu và xót của trước tình trạng cây gãy đổ gần hết, ông Khả làm liều khai thác. Cùng ngày, TAND huyện áp dụng biện pháp ngăn chặn khẩn cấp là tạm thời cho thu hoạch, bán gỗ keo đã bị chặt hạ của hộ ông Khả, nhưng giao cho Chi cục thi hành án Dân sự huyện thực hiện tổ chức thu hoạch bán cây, số tiền thu được tạm gửi tiền vào kho bạc Nhà nước. Diện tích tranh chấp là 1.414m2 đất, nhưng Chi cục Thi hành án đã tạm giữ toàn bộ số tiền bán cây trên cả diện tích không tranh chấp của gia đình ông Khả. Ông Khả than thở: “Con tôi đang bị bệnh nằm bệnh viện, nên tôi mong được trả lại số tiền bán cây trong diện tích không tranh chấp để lo viện phí cho con tôi…”.
Thiết nghĩ, TAND huyện Quế Sơn cần sớm đưa ra phán xét vụ việc một cách khách quan và chính xác, nhằm phân định rạch ròi quyền lợi của công dân, tránh những thiệt hại về kinh tế không đáng có.
Nguyên Phê
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo UBND huyện Quảng Hoà, tỉnh Cao Bằng, việc trạm trộn bê tông thương phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng giao thông miền Bắc cố tình vi phạm dù đã được nhắc nhở nhiều lần, có nguy cơ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, sức khỏe cộng đồng và an toàn khu vực, có dấu hiệu của hành vi thiếu tôn trọng pháp luật.
Trung Hà
19:00 11/12/2024(Thanh tra) - Tìm hiểu về lịch sử đấu thầu của Công ty CP Xây dựng U&I trong thời gian qua, PV Báo Thanh tra tiếp tục phát hiện nhà thầu này đã đề xuất nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tại gói thầu số 10: Xây lắp và thiết bị còn lại thuộc Dự án Trường THCS Hàn Thuyên, Phường 10, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chỉ trong tháng 10/2024, Công ty CP Xây dựng U&I bị phát hiện nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tới 2 lần.
Thùy Dương
08:00 11/12/2024Thành Nam
07:25 11/12/2024Minh Tân
20:30 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024Hoàng Nam
06:53 09/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà