Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Có gì đâu chỉ là mấy viên nhỏ nhỏ

Thứ ba, 04/07/2017 - 06:33

(Thanh tra)- Huyện Văn Chấn đã thành lập đoàn kiểm tra, xử lý. Tuy nhiên, kết thúc kiểm tra, mọi hoạt động khai thác lại trở về bình thường như chưa hề có chuyện gì xảy ra!

Ngày 3/6/2009, Cục Địa chất - Khoáng sản thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản nêu rõ “Khu vực Suối Giàng, xác định hai loại khoáng sản đá vôi hoa có cấu tạo mầu sắc sặc sỡ và đá biến mầu lục, cánh ngọc, vàng lục… trên diện tích 15km2.  Kết quả điều tra sơ bộ cho thấy, 2 loại đá khoáng sản mỹ nghệ Suối Giàng có quy mô khá lớn, chất lượng tốt, nền sắc hoa văn đẹp, có thể gia công thành sản phẩm có giá trị thương phẩm cao. Hiện nay, đá một số nơi đang bị khai thác, ảnh hưởng tới môi trường cảnh quan, kinh tế xã hội, do vậy báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định việc thăm dò khai thác...”.

Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam cũng đã phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan của tỉnh Yên Bái tổ chức kiểm tra, rà soát thực tế về các diện tích đề nghị thăm dò, khai thác đá metacarbonat (tên khoa học của đá vôi hoa - PV) Suối Giàng. UBND tỉnh cũng đã phê duyệt theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ bản đồ khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản tại Quyết định số 1658/QĐ-UBND ngày 1/9/2015.

Tính đến nay, các mỏ đá ở Suối Giàng chưa được Nhà nước cấp phép cho bất kỳ một doanh nghiệp nào. UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã có nhiều văn bản yêu cầu huyện Văn Chấn kiểm tra, xử lý các vi phạm liên quan.

Trao đổi với chúng tôi, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn Hồ Đức Hợp cho biết, việc khai thác đá của người dân “có gì đâu, chỉ là mấy viên nhỏ nhỏ”. Toàn bộ diện tích mỏ rộng 930ha là khu vực được quản lý, chưa có ai khai thác ở đó cả. Ông Hợp thừa nhận, địa phương không quản lý hết được nhưng vì là miếng cơm manh áo của người Mông (bán đi để đong gạo, mua ti vi - PV) nên lãnh đạo huyện chỉ đạo chỉ tuyên tuyền để dân không làm nữa thôi.

Hỏi về việc máy móc khai thác, ông Hợp cho biết, đấy là máy công trình làm đường lên khu du lịch Suối Giàng, cải tạo hồ chứa nước nhưng đá khai thác được từ đây chỉ là “đá non thôi”.

Còn chuyện các cửa hàng bày bán công khai hai bên đường, ông Hợp lý giải nó chỉ là đồ nhỏ, đồ mỹ nghệ. Xử lý cũng khó vì đồ mỹ nghệ cũng hút khách, nhiều khách Hà Nội mua. Thậm chí, khách Trung ương thích làm quà biếu thì huyện cũng phải qua đó mua làm quà. Mới đây, UBND huyện cũng bắt được vài ô tô chở đá, bán hóa giá được vài trăm triệu đồng. Nhưng khó nhất đối với việc phát hiện máy cưa, máy xẻ đá lớn thì lực lượng chức năng cũng chỉ lập biên bản xong rồi để đấy vì nó là vô chủ, vận chuyển xuống thì khó khăn, tốn kém, cồng kềnh… 

Ông Hợp nhấn mạnh: “Huyện cũng xin ý kiến tỉnh nhiều lần để xử lý tình trạng này nhưng khó. Tỉnh bảo để chờ xem có doanh nghiệp nào đủ năng lực xin cấp phép khai thác thì cho cấp phép chứ còn bây giờ, người khai thác chỉ mong mình phạt để hợp thức hóa sản phẩm mang đi bán thì cũng không ổn. Nguyện vọng của huyện cũng chỉ là mong Trung ương, tỉnh có doanh nghiệp nào vào đầu tư để cấp phép và bán được cho họ”. 

Liên quan đến việc bán đất để khai thác đá, ông Hợp cho rằng “có vài người mua thì lại ở khu vực vùng chè”.

Một cán bộ huyện Văn Chấn cho biết, đúng là tình trạng khai thác đá thổ phỉ ở khu vực Suối Giàng có nhiều vấn đề. Thời điểm này, cơn sốt đá cảnh đã hạ nhiệt nhưng các vấn đề hệ lụy, phát sinh vì khai thác đá thổ phỉ không phải là không nhức nhối. Lãnh đạo UBND huyện đã nhiều lần bàn bạc, xin ý kiến UBND tỉnh để tìm biện pháp ngăn chặn, kiềm chế nhưng hiệu quả không cao. Thậm chí, đã có thời gian, UBND huyện lập tổ liên ngành, dựng lều bạt ven đường, cử cán bộ trực 24/24h nhưng cũng phải bỏ vì không hiệu quả. 

Cả một bộ máy được lập ra, nhưng việc vận chuyển vẫn diễn ra qua nhiều cửa ngách, dưới nhiều hình thức. Có thể do có cách “làm luật” mà báo chí đề cập. Cũng có thể có hiện tượng tiêu cực ở một số nhỏ cán bộ có chức năng, thẩm quyền trong kiểm soát, kiểm tra. Việc móc ngoặc, bảo kê không phổ biến nhưng cũng có thể đây đó có cán bộ được giao chức năng này có tiêu cực.

Ngay sau khi trao đổi với phóng viên, Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn đã đích thân xuống hiện trường, lập biên bản và xử lý vi phạm đối với các điểm tập kết khai thác đá cảnh bằng máy móc trong sáng 26/6. Đây là sự quyết liệt đáng ghi nhận của lãnh đạo địa phương. Tuy nhiên, sự quyết liệt không thể chỉ “cắc bụp” cú nhát chạy theo vi phạm. Cần sự quản lý nghiêm của UBND tỉnh đối với mỏ khoáng sản lớn trên địa bàn theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Không thể để tình trạng người người trục lợi, nhà nhà trục lợi, tài nguyên chảy máu rồi để lại hàng loạt hệ lụy cho môi trường, cho xã hội mới đợi ý kiến cấp trên như ở Văn Chấn.

Chúng tôi sẽ tiếp tục trở lại vấn đề này để bạn đọc theo dõi.

Đan Anh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sai từ khi lập dự án cho đến thi công và nghiệm thu thanh toán

Sai từ khi lập dự án cho đến thi công và nghiệm thu thanh toán

(Thanh tra) - Như Báo Thanh tra đã phản ánh, dự án đầu tư xây dựng cơ bản công trình sửa chữa, bảo dưỡng đường trục tiểu khu Đông Đoài đi A27, kết nối vào đường gom thị trấn Phú Xuyên đi Vân Từ - Phú Yên, có tổng chiều dài chỉ 1.039m với tổng vốn đầu tư là 14,989 tỷ đồng và đã được Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên kết luận có nhiều sai phạm.

Nam Dũng

16:00 14/12/2024
Phát hiện Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam kê khai gian lận trong đấu thầu

Phát hiện Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam kê khai gian lận trong đấu thầu

(Thanh tra) - Tại gói thầu số 12 thuộc Dự án Mở rộng đường Phú Mỹ - Tóc Tiên (từ khu tái định cư 105ha đến đường Hắc Dịch - Tóc Tiên - Châu Pha), thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam đã bị phát hiện có hành vi gian lận trong đấu thầu…

Ngọc Tuấn

08:00 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm