Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 13/06/2013 - 08:50
(Thanh tra) - Báo Thanh tra ngày 4/6/2013 đăng bài “Những bất thường trong việc xử lý 263kg vẩy têtê” phản ánh trên 2 tạ vẩy têtê có giá từ 12 - 15 triệu đồng/kg trên thị trường “chợ đen” nhưng mức xử phạt hành chính chỉ là cảnh cáo. Cách thức, quá trình xử lý vụ việc buôn lậu sản phẩm động vật hoang dã có tên trong Sách đỏ Việt Nam và các công ước quốc tế này của một số cơ quan chức năng TP Hà Nội khiến dư luận không khỏi quan ngại và hàng loạt nghi vấn rất cần được làm sáng tỏ xung quanh vụ việc này.
Tang vật 263kg vẩy têtê hiện còn trong kho hay đã bị “thất lạc”?. Ảnh: Internet
Công an huyện Thường Tín không làm rõ được chủ hàng
Lô hàng 263kg vẩy têtê được tổ công tác Đội Cảnh sát giao thông số 8, Công an Hà Nội bắt giữ vào ngày 16/1/2013 khi đang vận chuyển trên xe khách mang biển kiểm soát (BKS) Lào UN - 3556 và xe tải BKS 30F - 5494. Số hàng không giấy tờ này được bàn giao cho Đội Cảnh sát điều tra (CSĐT) tội phạm về kinh tế, ma túy, môi trường, Công an huyện Thường Tín xử lý.
Sau một thời gian làm việc, thực hiện đủ các biện pháp nghiệp vụ điều tra xét hỏi đối với 2 lái xe vận chuyển vẩy têtê, Cơ quan CSĐT, Công an huyện Thường Tín đã không làm rõ được ai là chủ nhân đích thực của lô hàng và chấp nhận chuyển hồ sơ cho Chi cục Kiểm lâm Hà Nội xử lý hành chính.
Việc xác minh chủ nhân lô hàng khi đã nắm trong tay một số manh mối tương đối rõ, vụ việc không quá phức tạp tưởng chừng chỉ là việc nhỏ, đơn giản đối với 1 cơ quan CSĐT vốn dĩ dạn dày kinh nghiệm phá án như Công an huyện Thường Tín. Vậy nhưng, kẻ cầm đầu buôn bán động vật hoang dã vẫn chưa thể tìm ra. Điều này khiến dư luận hoài nghi về năng lực điều tra xét hỏi của Đội CSĐT tội phạm về kinh tế, ma túy, môi trường, Công an huyện Thường Tín.
Từng trực tiếp xử lý nhiều vụ buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã trái phép, Trưởng phòng Thanh tra pháp chế, Chi cục Kiểm lâm Hà Nội Trần Trung Giang nhận định: “Thực ra, bản chất thằng nào cũng có chủ hàng, không thể nói vứt hàng lên xe rồi không biết hàng gì, không biết hàng đi đâu, giao cho ai, nhưng trách nhiệm điều tra làm rõ chủ hàng thuộc về cơ quan công quyền, thuộc về Cơ quan CSĐT, Công an huyện Thường Tín phải có trách nhiệm xác định chủ hàng”.
Hội đồng Định giá “bất lực” đứng nhìn vi phạm
Têtê là loài động vật nguy cấp, có tên trong Sách đỏ Việt Nam thuộc nhóm IIB và phụ lục II Công ước Quốc tế về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (Công ước Cites) mà Việt Nam đã cam kết. Để có cơ sở xử lý vi phạm hành chính, các cơ quan chức năng đã tiến hành lập Hội đồng Định giá lô hàng 263kg vẩy têtê (gồm đầy đủ thành phần như: Công an, kiểm lâm, tài chính…) nhưng rốt cuộc không thể xác định được giá trị của lô hàng, chỉ với lý do duy nhất: “Vẩy têtê trong lô hàng bị bắt này thuộc loài têtê ở châu Phi, không có trên thị trường nên không có cơ sở để định giá” - Trưởng phòng Thanh tra pháp chế, Chi cục Kiểm lâm Hà Nội Trần Trung Giang nói.
Trong khi đó, nếu lô hàng lậu này được các đối tượng vận chuyển trót lọt sẽ có giá giao dịch trên thị trường “chợ đen” từ khoảng 12 - 15 triệu đồng/kg.
Có dư luận cho rằng, Hội đồng Định giá trong vụ việc này viện dẫn lý do lô hàng là sản phẩm của loài tê tê có nguồn gốc châu Phi để từ đó không xác định được giá trị lô hàng sẽ tạo tiền lệ xấu, không thể ngăn chặn hoạt động buôn bán động vật hoang dã. Bởi trên thực tế, những năm gần đây nhiều vụ vận chuyển sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã như: Ngà voi, sừng tê giác…vào Việt Nam bị bắt giữ đều có nguồn gốc từ nước ngoài. Vậy lẽ nào các cơ quan chức năng đều bó tay “chịu trận” không xác định được giá trị?
“Giết gà dùng dao mổ trâu”?
Với lý do không xác định được giá trị lô hàng, không điều tra được chủ hàng nên Chi cục Kiểm lâm Hà Nội đã không thể phạt tiền các đối tượng mà tham mưu Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Xuân Việt ký ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 2450/QĐ-UBND ngày 5/4/2013 với mức phạt: Cảnh cáo đối với 2 lái xe, trả lại phương tiện cho chủ xe, tịch thu toàn bộ lô hàng.
Đối chiếu với Điều 23 về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của kiểm lâm tại Nghị định 99/2009/NĐ-CP ngày 2/11/2009 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản thì kiểm lâm viên đang thi hành công vụ đã có quyền phạt cảnh cáo; từ cấp Trạm trưởng, Hạt trưởng kiểm lâm cấp huyện đã đủ thẩm quyền phạt cảnh cáo, tịch thu tang vật chứ chưa cần nói đến các cấp cao hơn. Việc Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Xuân Việt ký quyết định phạt cảnh cáo trong sự vụ này liệu có cần thiết?
Hơn lúc nào hết, UBND TP Hà Nội cần chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc thanh tra, kiểm tra làm rõ những bất thường, giải đáp nghi vấn, uẩn khúc còn tồn tại trong quá trình xử lý vi phạm của Chi cục Kiểm lâm Hà Nội.
Quang Đông
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo UBND huyện Quảng Hoà, tỉnh Cao Bằng, việc trạm trộn bê tông thương phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng giao thông miền Bắc cố tình vi phạm dù đã được nhắc nhở nhiều lần, có nguy cơ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, sức khỏe cộng đồng và an toàn khu vực, có dấu hiệu của hành vi thiếu tôn trọng pháp luật.
Trung Hà
19:00 11/12/2024(Thanh tra) - Tìm hiểu về lịch sử đấu thầu của Công ty CP Xây dựng U&I trong thời gian qua, PV Báo Thanh tra tiếp tục phát hiện nhà thầu này đã đề xuất nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tại gói thầu số 10: Xây lắp và thiết bị còn lại thuộc Dự án Trường THCS Hàn Thuyên, Phường 10, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chỉ trong tháng 10/2024, Công ty CP Xây dựng U&I bị phát hiện nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tới 2 lần.
Thùy Dương
08:00 11/12/2024Thành Nam
07:25 11/12/2024Minh Tân
20:30 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024Hoàng Nam
06:53 09/12/2024Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà
Trung Hà
Trần Kiên