Theo dõi Báo Thanh tra trên
N. Phó - Q. Thân
Thứ bảy, 08/07/2023 - 10:52
(Thanh tra) - Trong khi các công trình, dự án (DA) trọng điểm của Đà Nẵng đang rất cần hàng triệu m3 vật liệu san lấp phục vụ thi công, và dù được chính quyền TP cấp giấy phép thăm dò khoáng sản từ hơn 1 năm nay, nhưng chủ 2 mỏ đất san lấp số 1 và số 2 tại xã Hòa Liên và Hòa Ninh (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) vẫn “án binh bất động”…
Nguồn vật liệu san lấp tại Đà Nẵng thiếu trầm trọng. Ảnh: P.T
Để phục vụ thi công cảng Liên Chiểu cùng nhiều công trình, DA, khu tái định cư trên địa bàn, năm 2021, TP Đà Nẵng đưa ra đấu giá 2 mỏ đất san lấp.
Công ty Cổ phần Xây dựng Thương mại Long Bình (Cty Long Bình), quận Sơn Trà, Đà Nẵng trúng mỏ số 1, trữ lượng 900 nghìn m3, đấu giá trúng gần 29,3 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Đầu tư khu đô thị Nam Cường (Cty Nam Cường), trụ sở tại quận Hải Châu, Đà Nẵng trúng mỏ số 2 thuộc xã Hòa Liên và xã Hòa Ninh (huyện Hòa Vang), có diện tích 10ha, trữ lượng khai thác 900 nghìn m3, giá đấu trúng quyền khai thác hơn 23,5 tỷ đồng.
Trong khi mức đấu giá ban đầu được đưa ra chỉ gần 2 tỷ đồng/mỏ.
Sau đó, UBND TP Đà Nẵng ban hành quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản cho 2 doanh nghiệp trên.
Ngày 27/4/2022, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Quang Nam ký Quyết định số 1151 và 1152/GP-UBND, cấp giấy phép thăm dò khoáng sản cho Cty Nam Cường và Cty Long Bình. Hai giấy phép này có thời hạn 7 tháng kể từ ngày ký, nhằm thực hiện thăm dò khoáng sản làm vật liệu san lấp theo phương án và khối lượng của đề án đã được UBND TP chấp thuận.
Tuy nhiên, đến nay đã hơn 14 tháng, 2 doanh nghiệp trên vẫn chưa có bất kỳ động thái hoạt động nào. Lý do được đưa ra là các doanh nghiệp chưa thể giải phóng được mặt bằng (GPMB) để vận hành mỏ.
Ngày 20/9/2022, UBND TP Đà Nẵng có Công văn số 5148 gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), đề nghị hướng dẫn vướng mắc liên quan đến thủ tục trong quá trình đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
Do Luật Khoáng sản và các văn bản hướng dẫn không có quy định Nhà nước thực hiện thu hồi đất, đền bù, GPMB để tạo quỹ đất sạch trước khi tổ chức đấu giá. Đặc biệt, đối với các DA khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh, TP, không thuộc diện Nhà nước thu hồi đất, dẫn đến doanh nghiệp phải tự thỏa thuận đền bù, GPMB để triển khai DA.
Bộ TN&MT đã có Công văn 6173 ngày 17/10/2022 trả lời UBND TP Đà Nẵng, cho rằng đây là vướng mắc chung của nhiều địa phương. Bộ ghi nhận ý kiến để hoàn thiện các quy định trong thời gian tới và đề nghị TP Đà Nẵng chỉ đạo các cơ quan chức năng tháo gỡ khó khăn, tiến hành GPMB để triển khai DA khai thác khoáng sản.
Tuy nhiên, Cty Nam Cường và Long Bình vẫn không thể thỏa thuận với các chủ đất để có mặt bằng hoạt động, dẫn đến giấy phép thăm dò khoáng sản được cấp đã hết hạn.
Tiếp đó, 2 doanh nghiệp này nộp hồ sơ xin gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản. Theo ý kiến của Cục Khoáng sản Việt Nam thì việc Cty Nam Cường và Cty Long Bình nộp đơn đề nghị gia hạn giấy phép trước khi giấy phép cũ hết hạn 17 ngày, là chưa đáp ứng điều kiện để được xem xét gia hạn theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 29 Nghị định 158/2016/NĐ-CP của Chính phủ về thi hành một số điều của Luật Khoáng sản (ít nhất là 45 ngày).
Bên cạnh đó, quy định của pháp luật về khoáng sản không có khái niệm cấp mới lần 2 giấy phép thăm dò khoáng sản tại 2 khu vực đã trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản nêu trên.
Như vậy, khi giấy phép thăm dò khoáng sản đã hết hạn thì 2 doanh nghiệp này không thể triển khai DA được vì không đủ tính pháp lý. Điều đó cho thấy năng lực tài chính của doanh nghiệp có vấn đề.
Mặt khác, khi tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản, 2 doanh nghiệp này đã đấu giá cao ngất ngưởng, gấp hơn 10 lần giá khởi điểm, rồi sau đó lại chậm triển khai DA. Đây cũng là tình trạng chung về đấu giá khoáng sản tại nhiều địa phương khu vực miền Trung.
Điều đó không những gây khó khăn cho nhu cầu chung về vật liệu san lấp mặt bằng các công trình, DA đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, mà còn kéo theo hệ luỵ là giá cả vật liệu đất san lấp khan hiếm, tăng vọt; nạn khai thác đất trái phép, trộm cắp đất liên tục diễn ra, như tại địa bàn nhiều xã ở huyện Hòa Vang thời gian qua.
Từ thực tế nêu trên và hiện tại Đà Nẵng chỉ có một vài mỏ có nguồn đất san lấp mặt bằng qua việc bóc tầng phủ với khối lượng khá thấp, để đảm bảo nhu cầu về vật liệu san lấp trên địa bàn hiện nay và thời gian tới, chính quyền TP cần sớm thu hồi và đưa 2 mỏ đất tại xã Hòa Liên và Hòa Ninh ra đấu giá lại quyền khai thác khoáng sản theo quy định.
Đồng thời, phải có chế tài mạnh buộc các đơn vị trúng đấu giá khẩn trương đưa mỏ vào hoạt động để cung ứng đầy đủ nguồn vật liệu san lấp công trình, DA trên địa bàn như đã cam kết.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.
Thành Nam
18:43 20/11/2024(Thanh tra) - Như bài viết trước chúng tôi đã đề cập, năm 2017, Công ty Dương Minh được độc quyền nhập khẩu, phân phối các sản phẩm của Obagi Hoa Kỳ. Tháng 9/2017, Công ty Dương Minh chính thức được Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế Việt Nam cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với các sản phẩm Obagi và cũng chính thức trở thành nhà nhập khẩu phân phối độc quyền các sản phẩm Obagi ở thị trường Việt Nam.
Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh
08:00 20/11/2024Nam Dũng
07:30 20/11/2024Công Thắng - Bạch Vân
07:30 20/11/2024Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh
10:09 19/11/2024Nam Dũng
10:11 16/11/2024Bùi Bình
Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh