Theo dõi Báo Thanh tra trên
N. Phê - Q. Thân
Thứ hai, 04/07/2022 - 10:46
(Thanh tra) - Với tổng cộng 21 người, gồm bà Hương và các cặp vợ chồng, con cháu cùng sinh sống và đăng ký hộ khẩu trong một gia đình; đồng thời nhà bà đang ở nằm vị trí đắc địa về kinh doanh ăn uống, nên bà Hương kiến nghị xin mua thêm đất tái định cư cho con là điều cần xem xét.
Quán bún của bà Hương thu lợi vài triệu đồng/ngày. Ảnh: P.T
Theo đơn trình bày của bà Lữ Thị Hương (trú đường Nguyễn Lương Bằng, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng), gia đình sinh sống cùng 20 người là con trai, dâu, rể, cháu nội, ngoại tại ngôi nhà trên đường Nguyễn Lương Bằng (trước cỗng Khu Công nghiệp Hoà Khánh, Liên Chiểu).
Hiện, khu vực nhà đất của bà dính đến dự án (DA) đường trục 1 Tây Bắc Đà Nẵng nên phải di dời, giải phóng mặt bằng và bố trí tái định cư nơi khác.
Theo hồ sơ đền bù giải phóng mặt bằng của bà có tổng diện tích đất theo giấy tờ là 243,9m2 từ nhận chuyển nhượng của ông Lữ Xơ và bà Trần Thị Xuân năm 2002 (gồm đất ở là 113m2, đất khuôn viên là 131m2); tổng diện tích đất khai hoang từ năm 2002 đến nay là 281m2; trong đó, diện tích nhà ở là 128m2.
Khi triển khai DA trục 1 Tây Bắc Đà Nẵng (mở đường Hoàng Thị Loan nối dài từ cầu vượt ngã ba Huế chạy lên Khu Công nghiệp Hoà Khánh), gia đình bà luôn chấp hành chủ trương, cùng với các đơn vị kiểm định đo đạc, đền bù để tháo dỡ nhà cửa, vật kiến trúc, cây cối nhằm bàn giao mặt bằng thực hiện DA.
Sau đó, UBND TP Đà Nẵng Quyết định số 3861/QĐ-UBND ngày 12/9/2019 bố trí 1 lô đất chính đường 10,5m x 2 (đường Hoàng Thị Loan); 1 lô khu số 2, khu số 7 - Trung tâm Đô thị mới Tây Bắc và 1 lô đất đường 5,5m, khu số 6 - Trung tâm Đô thị mới Tây Bắc (giai đoạn 2).
Đơn giá thu tiền sử dụng đất theo mặt bằng giá đất tại Quyết định số 06/2019/QĐ-UBND ngày 31/1/2019 của UBND TP Đà Nẵng.
Đến ngày 1/6/2020, UBND TP có Quyết định số 1887/QĐ-UBND hỗ trợ cho gia đình bà Hương 136,2 triệu đồng do bị ngừng kinh doanh, di dời mặt bằng, tiền thuê nhà trọ...
Tuy nhiên, việc bố trí đất cùng giá đất cho gia đình bà Hương là còn bất cập, ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của gia đình.
Cụ thể: Với giá đất cao gần gấp đôi giá đền bù thì toàn bộ tiền đền bù nhà đất của gia đình bà không đủ trả tiền đất tái định cư, chứ nói gì đến việc nhận đất xây dựng nhà ở mới. Đồng thời, nhà bà có cả thảy 5 cặp vợ chồng con cái nhưng chỉ được bố trí 3 lô đất là không đủ chỗ xây dựng nhà riêng lẻ cho con cháu.
Đối với vị trí hiện tại của nhà bà Hương đang kinh doanh quán bún rất đắt khách, bình quân mỗi ngày/đêm bán 700 - 800 tô bún các loại, doanh thu gần 20 triệu đồng và lợi nhuận thu về vài triệu đồng/ngày. Nay chuyển đến nơi ở mới thì không thể kinh doanh được gì, nên thất thu lớn.
Để nắm rõ hơn thông tin, PV liên hệ đến UBND quận Liên Chiểu làm việc.
Ông Lê Thế Nhân, Phó Chủ tịch UBND quận cho biết, trường hợp bà Hương quận cũng đã nắm được.
Ban Giải phóng mặt bằng quận Liên Chiểu cho rằng chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã phù hợp nên không đề xuất thêm.
Tuy nhiên, theo gia đình bà Hương, cơ quan giải phóng mặt bằng cần xem xét sự việc để thấu tình đạt lý hơn.
“Gia đình tôi luôn chấp hành chủ trương nhưng với mức đền bù như trên là quá thấp. Hơn 20 người trong nhà rất khó khăn để làm lại nhà cửa. Tiếp nữa, chỗ ở hiện tại là mặt tiền đang buôn bán làm ăn tốt nếu giải tỏa cũng rất thiệt thòi trong làm ăn, buôn bán và thu nhập. Vì vậy, rất mong cơ quan chức năng của quận Liên Chiểu và TP Đà Nẵng xem xét lại việc đền bù, bố trí đất tái định cư cho hợp tình, hợp lý” - đại diện gia đình bà Hương bày tỏ.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Với số vốn khá khiêm tốn 1,5 tỷ đồng cùng số lao động đăng ký là 4 người, thế nhưng, Công ty Sông Ba đã tham gia và trúng 9/9 gói thầu tại huyện Hương Khê, với tổng giá trị trúng thầu hơn 300 tỷ đồng. Đáng nói, đa số các gói thầu doanh nghiệp này góp mặt có tỷ lệ tiết kiệm cho ngân sách rất thấp. Đi kèm với đó, công ty này có cách xoay vòng vốn thú vị.
Quang Dân
11:03 23/11/2024(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.
Thành Nam
18:43 20/11/2024Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh
08:00 20/11/2024Nam Dũng
07:30 20/11/2024Công Thắng - Bạch Vân
07:30 20/11/2024Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh
10:09 19/11/2024Minh Thắng
Văn Thanh
Thu Huyền
Uyên Uyên
Uyên Uyên
Cảnh Nhật
Quang Dân
Hương Giang
Lê Hữu Chính
Lâm Ánh
Hương Giang