Theo dõi Báo Thanh tra trên
Trà Vân
Thứ ba, 04/10/2022 - 21:17
(Thanh tra)- Các hộ dân tại ngõ 76 An Dương, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, TP Hà Nội phản ánh việc khu đất của họ khi bị giải toả, thu hồi không nhận được đền bù.
UBND phường Yên Phụ xây dựng tường rào. Ảnh: CTV
Bên cạnh đó, việc giải toả, thu hồi đất của người dân mà chính quyền địa phương mới chỉ ban hành thông báo là không đúng quy định của pháp luật.
Bà Đinh Thị Nhung, ngách 54, ngõ 76 An Dương, cho biết, ngày 4/8/2014, chính quyền phường Yên Phụ đã tổ chức lực lượng cùng số lượng lớn máy móc tiến vào khu đất của các hộ dân và ủi hết toàn bộ cây cối, hoa màu của người dân.
Sau khi san, ủi toàn bộ tài sản của người dân, chính quyền đã rào tôn kín mít, ngoài hàng rào tôn có hai tấm biển được ghi với nội dung: Đất sau thu hồi và dự án xây dựng hàng rào chống lấn chiếm.
Sự việc xảy ra, người dân đã nhiều lần gửi đơn đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét để giải quyết, tuy nhiên đến nay, vụ việc vẫn chưa được giải quyết dứt điểm khiến nhiều người bức xúc.
Ngày 11/9/2009, UBND TP Hà Nội có Văn bản số 8785/UBND-TNMT giao cho UBND quận Tây Hồ căn cứ ranh giới khu đất 16ha, tổ chức giải tỏa thu hồi đất, bị các tổ chức, cá nhân lấn chiếm theo quy định của pháp luật… Sau khi giải tỏa thu hồi đất bị lấn chiếm xong, giao cho UBND quận Tây Hồ lập phương án quản lý sử dụng tạm thời để chống lấn chiếm, giao cho Sở Tài nguyên Môi trường (TNMT) cung cấp tài liệu, hồ sơ hiện có về quản lý đất đai tại khu vực trên cho UBND quận Tây Hồ và phối hợp tổ chức thực hiện việc giải toả, thu hồi đất bị lấn chiếm.
Tiếp đến, năm 2015, Trung tâm Phát triển Quỹ đất và Quản lý duy tu hạ tầng Đô thị quận Tây Hồ ra Văn bản số 198/2015/HĐTĐ cho Công ty TNHH Xuân Cầu để làm kho xưởng, dịch vụ cộng đồng, điểm đỗ xe, sân thể thao và vườn ươm (theo nội dung Công văn số 3514/UBND-TNMT ngày 25/5/2015 của UBND TP Hà Nội) với mức giá 56.919.000 đồng/m2/năm.
Bà Nhung cho rằng, việc chính quyền quận Tây Hồ cho Công ty TNHH Xuân Cầu thuê đất để kinh doanh là không hợp tình, hợp lý.
“Bởi lẽ, khi Công ty TNHH Xuân Cầu thuê 5.000m2 đất mà các hộ dân đang canh tác, thì chúng tôi có đơn gửi các cơ quan chức năng về việc công ty này xây dựng trái phép. Sau đó, UBND phường Yên Phụ phải cưỡng chế, trả lại mặt bằng. Tiếp đó, Chủ tịch UBND phường Yên Phụ ra biên bản thu hồi đất. Sau khi chúng tôi có đơn khiếu nại lên UBND quận Tây Hồ, Chủ tịch UBND phường Yên Phụ đã huỷ quyết định và mời chúng tôi lên đối thoại, đến nay vẫn chưa đi đến hồi kết”, bà Nhung nói.
Còn bà Nguyễn Thị Xuân, ngõ 76 An Dương, bức xúc: “Bao nhiêu tài sản tôi nâng lên nhiều lần, tôi xây nền móng, xong đến lúc ngập nước lại lên, mấy lần như thế. Bỏ tiền, bỏ của vào như thế và chúng tôi mua của những người dân khai hoang chứ không phải chúng tôi lấn chiếm”.
Tiếp lời bà Xuân, bà Đinh Thị Nhung nói: Đây là khu đất mà chúng tôi sản xuất để nuôi sống bản thân và gia đình. Nếu như nói chúng tôi lấn chiếm vậy thì chính quyền cho chúng tôi biết, chúng tôi lấn chiếm ở thời điểm nào? Lấn chiếm bao nhiêu mét và biên bản vi phạm chúng tôi lấn chiếm đâu?
Còn nói đây là đất công vậy thì cả khu đất 16ha ấy bây giờ đâu hết rồi? Bà Nhung bức xúc.
Để có được mặt bằng đẹp đẽ như ngày nay các hộ dân đã phải tôn tạo san lấp hàng 6 - 7m chiều sâu. Khi chưa tôn tạo, san lấp thì cả khu vực đều là “vùng ngập lụt”.
Mặt khác, dù chưa giải quyết dứt điểm nội dung vụ việc khiếu nại của người dân về việc thu hồi đất nhưng ngày 30/12/2021, UBND quận Tây Hồ vẫn ban hành Quyết định số 5043/QĐ-UBND phê duyệt dự toán, bố trí kinh phí và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu gói thầu xây dựng tường rào quản lý khu đất 5.032 m2 thuộc khu vực 16ha phường Yên Phụ.
Ngày 10/3/2022, UBND phường ra thông báo xây dựng tường rào chống lấn chiếm trên khu đất này thuộc khu vực 16ha để làm khu sân chơi thể thao.
Những hộ dân ở đây cho biết, đã sở hữu khu đất này từ rất lâu nhưng khi thu hồi chính quyền không có quyết định hay có sự thống nhất, bàn bạc với họ.
Đại diện UBND phường Yên Phụ cho rằng, khu đất này là thuộc khu vực 16ha, ngày xưa UBND TP Hà Nội giao cho công ty khai thác cát, trong quá trình quản lý sử dụng từ năm 1993 đến giờ thì công ty cũng không quản lý nổi để người dân đến lấn chiếm và ở từ rất lâu năm.
Theo tài liệu PV có được thì việc nộp thuế đất của người dân trong biên lai đều ghi rõ diện tích đất phải nộp thuế.
Đơn cử, trường hợp của bà Đinh Thị Nhung, theo Biên lai thu thuế nhà, đất số 0043209, phải nộp số tiền là 335.000 đồng cho diện tích 95 m2.
Đề nghị Thành uỷ, UBND TP Hà Nội, UBND quận Tây Hồ chỉ đạo các phòng, ban làm rõ sự việc, tránh để đơn thư khiếu kiện kéo dài. Bên cạnh đó cần xác minh rõ nguồn gốc đất để đảm bảo quyền lợi cho các hộ dân.
Báo Thanh tra tiếp tục thông tin tới bạn đọc!
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tại văn bản trả lời Báo Thanh tra, UBND thành phố Thủ Đức cho biết đã thực hiện theo đúng phương án, chính sách và quy định của pháp luật khi thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ. Trong khi đó, người dân có đất bị thu hồi cho rằng bồi thường đất năm 2024 nhưng áp dụng đơn giá theo phương án năm 2006 là không thỏa đáng.
Minh Nghĩa - Đình Thanh
20:19 06/12/2024(Thanh tra) - Là hệ thống phân phối xe máy Honda hàng đầu tỉnh Bình Dương, nhưng Head Giáp Bình Dương lại thua lỗ nhiều tới mức âm vốn chủ sở hữu. Trong nhiều năm, số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp đóng góp cho ngân sách chỉ là con số... 0 đồng.
Thanh Giang
15:00 06/12/2024Bảo Trân
16:45 05/12/2024Nhóm PV
14:00 05/12/2024Công Thắng - Thành Nam
17:49 04/12/2024Nam Dũng
07:11 04/12/2024N. Phó
Nam Dũng
Lê Phương
Lê Phương
Phương Anh
Minh Thắng
Hương Giang
Hương Giang
Cảnh Nhật
VG
TC
Trần Quý