Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cần làm rõ dấu hiệu hình sự trong vụ tố lừa đảo mua bán đất ở Nhơn Trạch

Chí Cường

Thứ hai, 27/11/2023 - 22:41

(Thanh tra) - Hàng chục hộ dân trú xã Long Thọ, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, đồng loạt làm đơn tố cáo đến cơ quan chức năng về người đàn ông ngụ tại địa phương nhận hàng tỷ đồng để lo thủ tục sang nhượng quyền sử dụng đất rồi mất hút...

Người dân đứng tại khu đất đã bỏ nhiều tỷ đồng để mua lại của ông Phúc nhưng rồi "tiền mất tật mang". Ảnh: Chí Cường

Theo trình bày của bà Phạm Thị Vinh (SN 1986, ngụ ấp 3, xã Long Thọ), vào khoảng tháng 8/2018, bà đặt cọc mua của ông Dương Tấn Phúc thửa đất 1.047m2 thuộc thửa số 113 tờ 41, tọa lạc tại ấp 5, xã Long Thọ. Sau đó, bà Vinh đã đưa cho ông Phúc 5 tỷ đồng nhưng suốt 2 năm, ông Phúc không hoàn tất thủ tục chuyển quyền sử dụng đất và giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ).

Đến cuối năm 2022, ông Phúc có cho người đến đo đạc, giao đất cho bà Vinh, hẹn sớm hoàn tất cấp sổ đỏ. Điều bất thường là, cũng với thửa đất mà mình đang lo thủ tục, ông Phúc còn mang bán cho một người khác.

Bị bà Vinh phát hiện, ông Phúc thỏa thuận “đền" lại cho lô đất khác.

Ngày 5/9/2023, hai bên ký hợp đồng đặt cọc thửa đất 132C tờ bản đồ số 8 tọa lạc tại mặt tiền đường Hùng Vương, ấp 3, xã Long Thọ.

Tiếp đó, ngày 1/6/2022, bà Vinh làm thủ tục đặt cọc 8 tỷ 500 triệu đồng để mua khu đất khác của ông Phúc được thể hiện là các thửa 2, 3, 9, 10 tờ số 9, ấp 1 xã Long Thọ. Tổng cộng, thông qua thỏa thuận giao dịch mua bán đất, bà Vinh đã đưa cho ông Phúc 13 tỷ 500 triêu đồng.

Ông Phúc hứa làm thủ tục công chứng hợp đồng, hoàn tất thủ tục chuyển quyền sử dụng đất cho bà Vinh, thế nhưng sau nhiều năm trôi qua, vẫn chưa có hợp đồng mua bán nào hoàn thành. Bà Vinh đến đòi lại tiền và đất thì ông Phúc đã "bặt vô âm tín".

Ông Nguyễn Văn Kế (SN 1967, ngụ ấp 3, xã Long Thọ), mong cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng vào cuộc xử lý, bảo vệ quyền lợi cho bà con. Ảnh: Chí Cường

Tương tự, ông Nguyễn Đình Mừng (SN 1977, ngụ khu phố Phước Hiệp, thị trấn Hiệp Phước) kể: Ngày 8/11/2021 ông làm thủ tục mua của ông Phúc thửa đất số 82 và 83, tờ bản đồ số 28, ấp 3 xã Long Thọ, đặt cọc 830 triệu đồng.

Ngày 5/4/2022, ông làm thủ tục mua thêm của ông Phúc thửa đất khác được thể hiện tại thửa số 81, tờ 28, ấp 3 xã Long Thọ, đặt cọc 2 tỷ 700 triệu đồng. Tổng cộng ông đưa cho ông Phúc 3 tỷ 530 triệu đồng.

Trường hợp khác là bà Huỳnh Thị Em (SN 1964, ngụ ấp 4, xã Long Thọ), việc mua bán với ông Phúc cũng rắc rối không kém.

Ngày 31/12/2021, hai bên thỏa thuận ký hợp đồng mua bán, trong đó ông Phúc mua của bà Em 2 thửa đất số 530 và 531 tờ 58 có tổng diện tích 200m2 tại ấp 5 xã Long Thọ với giá 2 tỷ 800 triệu đồng. Đổi lại ông Phúc bán cho bà Em 2 lô cũng diện tích 200m2 thửa 135 tờ 58, ấp 5 xã Long Thọ, giá 2 tỷ 400 triệu đồng.Bà Em mua đất của ông Phúc đã chuyển đủ 2 tỷ 800 triệu đồng triệu đồng. Thế nhưng khi ông Phúc "mua” đất của bà Em thì lại chưa hề chuyển đồng nào cho bà.

Hiện còn hàng chục hộ dân khác cũng nếm trái đắng vì tin lời ông Phúc.

Bà Đỗ Thị Hải (SN 1982, ngụ xã Quang Trung, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai) làm thủ tục mua đất của ông Phúc tại ấp 5 xã Long Thọ. Sau khi ký hợp đồng tại phòng công chứng, bà Hải đưa cho ông Phúc 2 tỷ 40 triệu đồng. Điều đáng nói, dù không làm được sổ đỏ, nhưng ông Phúc không trả lại tiền.

Bà Đào Kim Thu (SN 1979, ngụ ấp 3 xã Long Thọ) tố cáo ông Phúc lừa bán đất chiếm đoạt 1 tỷ 200 triệu đồng.

Ông Nguyễn Thanh Nhàn (SN 1977, ngụ ấp 6, xã An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) tố cáo ông Phúc lừa bán đất, chiếm đoạt 600 triệu đồng.

Bà Lê Cẩm Linh tố cáo bị lừa 450 triệu đồng.

Bà Huỳnh Thị Lắm tố mất 430 triệu đồng.

Ông Lê Hồng Phong mất 280 triệu đồng.

Nguy cơ tiền mất, tật mang đang hiện rõ trước mắt những người dân đã đưa tiền cho ông Phúc.

Trao đổi với chúng tôi, ngày 22/11/2023, Thượng tá Phạm Trung Hiếu, Trưởng Công an huyện Nhơn Trạch cho biết: Cơ quan công an đã tiếp nhận thông tin, nhận định đây là vụ việc giao dịch dân sự giữa các người dân hợp đồng mua đất với nhau, sau đó ông Dương Tấn Phúc mất khả năng thực hiện nghĩa vụ. Công an huyện Nhơn Trạch đã tiếp nhận đơn của bà con và chuyển hồ sơ vụ việc lên Công an tỉnh Đồng Nai để giải quyết (do vụ việc liên quan số tiền lớn) theo đúng trình tự, quy định của pháp luật.

Theo ghi nhận của chúng tôi, vụ việc “mua bán đất” có nhiều rắc rối, lộn xộn diễn ra tại vùng “nóng” về đất đai thuộc huyện Nhơn Trạch kéo dài nhiều năm. Hiện các hộ dân đã làm đơn tố cáo ông Dương Tấn Phúc dùng thủ đoạn tinh vi lừa đảo, nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân thông qua các thỏa thuận giao dịch dân sự.

Vụ việc xuất hiện nhiều yếu tố phức tạp về bằng chứng, chứng từ, giấy tờ, thủ tục, sơ đồ đất đai có liên quan. Trong các hợp đồng mua bán, có người thỏa thuận mua đất 2-3 lần, tại nhiều lô, nhiều thửa và đã chuyển cho bị đơn số tiền rất lớn nhưng không hề nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hành vi chiếm đoạt được lặp lại là, cùng một thửa đất, ông Phúc thỏa thuận bán cho nhiều người, nhưng các thửa đất được ông này bán đều không thể ra được sổ đỏ.

Cùng liên quan đến vấn đề tiền bạc, ông Nguyễn Văn Rỗi (SN 1979, ngụ ấp 3 xã Long Thọ) tố cáo ông Phúc lợi dụng lòng tin, đã “mượn tạm” của ông Rỗi số tiền 8 tỷ 750 triệu đồng từ ngày 20/6/2022 rồi… biến mất!

Tá hoả, người dân đồng loạt làm đơn tố cáo hành vi sai trái của ông Phúc lên Công an huyện Nhơn Trạch và Bộ Công an về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ngày 30/10/2023, Công an huyện Nhơn Trạch có Văn bản số 49/CAH- ĐTTH về thông báo kết quả xử lý đơn, cho rằng vụ tố cáo với số tiền lừa đảo trên 500 triệu đồng nên đã chuyển đơn đến Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Đồng Nai để giải quyết theo thẩm quyền.

Nhiều người dân khác cũng bị lừa mất số tiền lớn với thủ đoạn tương tự. Ảnh: Chí Cường

Để tìm hiểu vụ việc, ngày 2/11/2023, chúng tôi đã liên lạc với ông Phúc qua nhiều phương tiện, cách thức. Tuy nhiên đến 22/11/2023, chúng tôi vẫn chưa nhận được bất kỳ phản hồi nào.

Luật sư Nguyễn Văn Huân, Đoàn Luật sư TPHCM, nêu quan điểm: Theo quy định pháp luật, lừa đảo là hành vi gian dối, bịp bợm làm cho người khác tin giả là thật để giao tài sản cho mình rồi bỏ trốn, chiếm đoạt, có ý thức phạm tội trước khi hành động. Lạm dụng tín nhiệm là tội mà trước khi nhận tài sản chưa có hành động gian dối, sau khi nhận tài sản mới nảy sinh ý thức chiếm đoạt. Trường hợp không cố ý, chỉ do trở ngại khách quan mà không thực hiện được nghĩa vụ với bên giao tài sản thì chỉ phải chịu trách nhiệm dân sự.

Trong vụ việc nói trên, cơ quan chức năng cần vào cuộc để làm rõ những dấu hiệu tội phạm, qua đó xác định việc ông Dương Tấn Phúc phải chịu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hay chỉ chịu trách nhiệm dân sự. Trong đó, ông Phúc nhận tiền của ai? Bao nhiêu tiền? Mục đích nhận tiền? Ông Phúc có chủ quyền hoặc giấy tờ gì chứng minh về tài sản đất đai để thực hiện giao dịch, nhận tiền của người khác? Ông Phúc thực hiện hành vi với tư cách cá nhân hay pháp nhân có tổ chức?

Đối với vụ việc của ông Phúc, ghi nhận ban đầu cho thấy có dấu hiệu về hành vi lừa đảo nhiều người, số tiền lớn. Vì vậy cần làm rõ từng tài liệu, chứng cứ để xác định theo từng trường hợp cụ thể - luật sư  Nguyễn Văn Huân nhận định!

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Lấn chiếm vỉa hè để bàn nhậu, quán nhậu Tự Do nói do khách tự kê bàn

Lấn chiếm vỉa hè để bàn nhậu, quán nhậu Tự Do nói do khách tự kê bàn

(Thanh tra) - Theo đại diện quán nhậu Tự Do, hiện trạng bàn nhậu lấn chiếm vỉa hè có thể do khách kê ra. Còn chính quyền thường xuyên nhắc nhở, có những thời điểm đã bị phạt hành chính. Ở khía cạnh khác, nếu nhìn vào con số tăng trưởng về nguồn vốn, tài sản, doanh thu của chủ sở hữu hệ thống quán nhậu Tự Do, có thể lý giải được phần nào việc đơn vị này thường xuyên vi phạm.

Thanh Giang - Trang Nhung

08:00 21/11/2024
Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.

Thành Nam

18:43 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm