Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bài 1: Những mảng tối tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm

Thứ ba, 05/12/2017 - 11:56

(Thanh tra)- Thanh tra Chính phủ đã có 4 báo cáo kết luận, các bộ, ngành cũng có hàng loạt văn bản đề nghị giải quyết, đặc biệt là Thủ tướng Chính phủ đã 14 lần có văn bản yêu cầu Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh giải quyết đúng pháp luật trường hợp ông Vũ Huy Hoàng.

Hiện tượng khiếu nại của công dân về quy hoạch, bồi thường, giải tỏa vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Ảnh: NG

Theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì Khu đô thị mới Thủ Thiêm chỉ là một trong nhiều dự án phát triển đô thị tại TP Hồ Chí Minh. Nhưng cái tên Khu đô thị mới Thủ Thiêm nhiều năm qua lại được nhắc lại nhiều lần vì hàng loạt thiếu sót, sai phạm liên quan đến khiếu nại của công dân về quy hoạch, bồi thường, giải tỏa, gần đây là câu chuyện nóng về đổi đất lấy hạ tầng khi ngân sách đã phải chi trả hàng chục ngàn tỷ đồng cho giải phóng mặt bằng.

Nhập nhèm quy hoạch  

Ngày 27/5/1996, lãnh đạo UBND TP Hồ Chí Minh có Tờ trình số 1861/TT-UB-QLĐT xin Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/5.000 Khu đô thị mới Thủ Thiêm, có quy mô 930ha.

Tại văn bản trình này, UBND TP Hồ Chí Minh đã xác định quy mô diện tích cụ thể là: Khu đô thị mới Thủ Thiêm là 770ha, với dân số 200.000 người. Khu chuyển dân tái định cư là 160ha, với dân số khoảng 45.000 người. Sau khi xem xét, ngày 4/6/1996, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 367/TTg, về phê duyệt quy hoạch xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Nếu thực hiện đúng theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì không phát sinh hiện tượng người dân bị thu hồi đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, liên tục khiếu nại về việc các sở ngành đã tham mưu cho UBND TP Hồ Chí Minh ban hành các văn bản thực hiện điều chỉnh quy hoạch trái với quy hoạch gốc đã được xác định tại Quyết định 367/TTg.

Theo đơn khiếu nại của công dân gửi Thanh tra Chính phủ, đã cho rằng Quyết định số 13585/KTST-QH ngày 16/9/1998 của Kiến trúc sư trưởng TP Hồ Chí Minh về phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000 Khu đô thị mới Thủ Thiêm, có tổng diện tích 748ha, bao gồm 618ha đất của Khu đô thị mới, 130ha mặt nước sông Sài Gòn, là không đúng thẩm quyền, sai pháp luật. Ngược lại, các cơ quan chuyên môn của UBND TP Hồ Chí Minh vẫn trả lời rằng theo quy hoạch thì nhà đất của người dân khiếu nại vẫn nằm trong ranh thu hồi đất.

Chỉ đến tháng 7/2016, sau khi có ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình về cần xác định lại ranh mốc quy hoạch, ranh mốc thu hồi đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, theo bản đồ kèm theo Quyết định 367/TTg, thì các cơ quan chức năng mới phát hiện sự việc kỳ lạ là không tìm ra các bản đồ được UBND TP Hồ Chí Minh kèm theo Tờ trình số 1861/TT-UB-QLĐT.

Bất thường thu hồi đất

Trong số hơn 12.000 hộ dân nằm trong danh sách thu hồi nhà đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2, thì nhiều hộ đã được UBND quận 2 cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu căn cứ Nghị định 03/CP ngày 6/1/1997 về thành lập quận 2 thì đất nông nghiệp của người dân là đất nông nghiệp trong đô thị nên khi thu hồi phải có chính sách bồi thường phù hợp.

Ngoài ra, ngay cả khi quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, được Kiến trúc sư trưởng TP Hồ Chí Minh cụ thể hóa bằng các quyết định quy hoạch tỷ lệ 1/2000, thì UBND quận 2 vẫn tiến hành các thủ tục cấp quyền sử dụng đất cho người dân nên người được cấp quyền sử dụng đất phải được bồi thường đúng pháp luật.

Đáng lẽ, với diện tích nhà đất phải thu hồi lớn thì UBND TP Hồ Chí Minh phải giao các cơ quan chuyên môn tham mưu ban hành các quyết định thu hồi đúng Luật Đất đai, nhưng lấy lý do cấp bách, nên thực tế chính sách thu hồi, đền bù, tái định cư Khu đô thị mới Thủ Thiêm đã không được thực hiện đúng pháp luật.

Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, thì trình tự, thủ tục thu hồi nhà đất, phương án bồi thường giải phóng mặt bằng tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm là không đúng quy định, đã gây bức xúc cho người dân bị thu hồi đất, dẫn đến khiếu nại gay gắt. Đó là, Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm không có phương án bồi thường được phê duyệt là sai quy định tại Điều 28 Luật Đất đai 1993, sai Điều 32 Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998.

Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tài chính tại Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Thường trực UBND TP Hồ Chí Minh cho biết tổng chi phí để bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư, đầu tư hạ tầng kỹ thuật, trả các khoản lãi vay là hơn 29.000 tỷ đồng. Cụ thể, khoảng 12.000 tỷ đồng là vốn vay thương mại từ các tổ chức tín dụng nên tiền lãi phát sinh khoảng 2,9 tỷ đồng mỗi ngày.

Bài 2:  Cần giải quyết đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ

N.G

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.

Thành Nam

18:43 20/11/2024
Bài 2: Cục Quản lý Dược có bất thường trong việc cấp phép một số dòng sản phẩm Obagi?

Bài 2: Cục Quản lý Dược có bất thường trong việc cấp phép một số dòng sản phẩm Obagi?

(Thanh tra) - Như bài viết trước chúng tôi đã đề cập, năm 2017, Công ty Dương Minh được độc quyền nhập khẩu, phân phối các sản phẩm của Obagi Hoa Kỳ. Tháng 9/2017, Công ty Dương Minh chính thức được Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế Việt Nam cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với các sản phẩm Obagi và cũng chính thức trở thành nhà nhập khẩu phân phối độc quyền các sản phẩm Obagi ở thị trường Việt Nam.

Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh

08:00 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm