Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 02/12/2013 - 11:17
(Thanh tra) - Được sự chấp thuận bằng văn bản của các ban, ngành huyện Phúc Thọ, dự án nhà máy gạch ở xã Ngọc Tảo đã đi vào hoạt động từ mấy năm trước. Tuy nhiên, chỉ sau 1 biên bản kiểm tra của UBND xã Ngọc Tảo và 1 biên bản làm việc của tổ liên ngành, UBND huyện Phúc Thọ đã ra quyết định đình chỉ hoạt động khiến chủ đầu tư dự án lao đao.
Các chủ lò gạch mong muốn UBND huyện Phúc Thọ xem xét lại quyết định để họ tránh rơi vào nguy cơ phá sản. Ảnh: ND
Huyện đã cho phép
Hơn 1 năm nay, vùng sản xuất gạch nung tại khu vực Mục Bài, Lải Cát, xã Ngọc Tảo bị phá dỡ ngổn ngang. Một nhà máy gạch hiện đại và 1 dãy lò gạch thủ công kiên cố đang bị đập phá bỏ dần. Hàng chục vạn viên gạch chưa kịp nung đã mục nát do không được bảo quản. Chủ dự án, ông Nguyễn Văn Sinh (ở cụm 5, xã Ngọc Tảo) đau đớn khi hàng chục tỷ đồng mà mình và những người bạn hợp tác đã vay mượn, gom góp để đầu tư, xây dựng khu lò gạch đang tan biến theo mưa gió.
Theo phản ánh của ông Sinh, khu vực sản xuất Mục Bài, Lải Cát trước đây được người dân dùng để trồng lúa, màu với năng suất không cao nên mang lại thu nhập rất thấp. Nhận thấy điều đó, từ năm 2004, ông đã trình dự án lên UBND xã Ngọc Tảo để chuyển đổi cơ cấu sản xuất đất nông nghiệp từ 1 vụ bấp bênh, năng suất thấp thành hồ nuôi trồng thủy sản, bờ trồng cây ăn quả. Quá trình cải tạo dư thừa đất, nếu tổ chức sản xuất gạch nung tại chỗ sẽ cho hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho hộ nông dân trong xã, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, tăng sản phẩm cho xã hội và nguồn thu ngân sách địa phương.
Để dự án đi vào hoạt động, chủ đầu tư đã tiến hành các thủ tục và được chính quyền xã Ngọc Tảo ủng hộ, tạo điều kiện.
Ngày 18/4/2005, UBND huyện Phúc Thọ ra Quyết định số 204/QĐ-UB về việc cho phép thực hiện dự án cải tạo mặt bằng để chuyển đổi cơ cấu sản xuất đất nông nghiệp 57.914m2 khu Mục Bài, Lải Cát, xã Ngọc Tảo.
Theo Quyết định số 204/QĐ-UB, UBND huyện Phúc Thọ cho phép ông Nguyễn Văn Sinh chuyển đổi 57.914m2 đất tại địa điểm trên từ đất sản xuất nông nghiệp 2 vụ không ăn chắc sang trồng cây quả 7.300m2 và ao nuôi cá 50.614m2, độ sâu đào là 3m, độ cao đắp thấp hơn 0,7m so với mặt đường bê tông liên xã. Thời gian cải tạo để chuyển đổi là 6 năm, kể từ ngày ký quyết định. Thời hạn sử dụng đất chuyển đổi đến tháng 10/2013.
Sau khi có Quyết định số 204/QĐ-UB; ngày 27/4/2007, ông Nguyễn Văn Sinh đã có cuộc họp với 140 hộ gia đình có đất nông nghiệp tại khu vực Mục Bài, Lải Cát đề nghị chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Tại biên bản họp xã viên, 140 hộ cam kết sau khi nhận tiền khoán thầu sẽ giao lại toàn bộ diện tích để ông Sinh thực hiện theo dự án đã được chính quyền phê duyệt đến hết tháng 12/2013.
Ngoài cuộc họp xã viên, ngày 9/7/2007, chủ dự án đã có biên bản thỏa thuận về việc chuyển đổi đất canh tác sang mô hình trang trại, tận dụng đất dư thừa đun đốt gạch với từng hộ gia đình. Tại biên bản thỏa thuận này, các hộ cam kết trong thời gian thi công, gia đình có ruộng không được gây cản trở hoặc khó khăn gì cho chủ dự án.
Có điều, khi dự án được đầu tư xây dựng xong thì người dân lại ra sức chống đối, cản trở. Và, chỉ sau 2 biên bản kiểm tra của UBND xã Ngọc Tảo (ngày 24/8/2011) và tổ liên ngành (ngày 19/9/2011), quyết định đình chỉ đã được ban hành.
Rồi “bỗng dưng” đình chỉ
Sau khi được các cấp chính quyền phê duyệt, cho thực hiện dự án, ông Nguyễn Văn Sinh đã hoàn thiện thủ tục và đền bù cho các hộ dân có diện tích ở khu vực Mục Bài, Lải Cát. Số tiền được thống nhất là: Ở khu vực Mục Bài 750.000 đồng/sào/năm; khu vực Lải Cát là 700.000 đồng/sào/năm.
Trong thời gian thực hiện dự án sản xuất gạch đất nung thủ công, UBND huyện Phúc Thọ xác nhận chủ dự án là ông Nguyễn Văn Sinh đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường. Các chỉ số phân tích về khí thải của Trung tâm Môi trường Công nghiệp cho thấy đều đạt, thậm chí thấp so với tiêu chuẩn cho phép.
Sau 3 năm đầu tư xây dựng xong, bất ngờ ông Sinh nhận được một số đơn kiến nghị từ phía người dân về việc các chủ lò lấy đất sâu hơn so với quy định.
Trong cuộc họp ngày 24/8/2011 với sự tham gia của đại diện UBND xã và ông Sinh, UBND xã đã thống nhất sẽ đi kiểm tra độ sâu thực tế mà ông Sinh đào trong khu vực dự án. Tiếp đó, UBND xã yêu cầu ông Sinh trong khi chờ đợi các cấp có thẩm quyền xác minh không được tổ chức đào, múc trên diện tích hồ đã kiểm tra.
Sự việc không dừng lại ở đó. Ngày 26/8/2011, một bộ phận người dân ở cụm 5, xã Ngọc Tảo, mang theo cuốc xẻng đến gần đầu lò gạch của ông Trịnh Văn Thắng (nằm trong dự án) đào đường cắt ngang con đường đi vào khu vực này và làm lều bạt gác suốt đêm.
Theo biên bản kiểm tra của UBND xã Ngọc Tảo và biên bản làm việc của tổ công tác liên ngành, trong quá trình thực hiện dự án, ông Sinh và các chủ lò đã đào múc quá quy định từ 0,2 - 0,8m. Ngày 21/9/2011, Phó Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ Nguyễn Việt Liên đã ký Quyết định đình chỉ số 2960/QĐ-UBND khiến hàng loạt công nhân phải nghỉ việc, chủ dự án và các chủ lò điêu đứng.
Cho rằng quyết định đình chỉ dự án là vội vàng và thiếu thuyết phục về khía cạnh pháp lý, ông Nguyễn Văn Sinh bức xúc: “Nếu chúng tôi có sai sót trong quá trình thực hiện dự án thì cũng phải có biên bản xử phạt hành chính. Việc đào đất sâu quá mức quy định với diện tích rất nhỏ là do chúng tôi lấy chỗ chứa nước để phục vụ sản xuất gạch. Việc này không ảnh hưởng đến các quy định khác. Đáng lẽ ra, chính quyền các cấp nên nhắc nhở để chúng tôi khắc phục thì lại bất ngờ ra quyết định đình chỉ dự án”.
Trong quyết định đình chỉ, UBND huyện Phúc Thọ giao UBND xã Ngọc Tảo đôn đốc chủ dự án san ủi, trả lại mặt bằng cho sản xuất nông nghiệp, thời gian hoàn thành trước ngày 31/12/2011. Tuy nhiên, sau đó hàng loạt người dân đã đến đào đường, cấm các hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của các chủ lò. Hệ quả là, hàng chục vạn viên gạch chưa kịp đưa vào nung, hàng chục vạn viên gạch thành phẩm chưa kịp tiêu thụ đã bị phơi ngoài trời cùng nắng mưa, dẫn đến hư hỏng.
Mặc dù gửi nhiều đơn thư cầu cứu chính quyền và cơ quan công an giúp đỡ nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả cuối cùng khiến ông Sinh băn khoăn “không hiểu đằng sau sự việc này có gì ẩn khuất hay không”?
Chúng tôi xin gửi câu hỏi này tới chính quyền huyện Phúc Thọ và các cơ quan chức năng của TP Hà Nội với mong muốn sớm nhận được sự hồi đáp cho công dân.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thua lỗ tới mức âm vốn chủ sở hữu khiến Công ty TNHH Giáp Bình chứng kiến nợ vượt xa vốn và gia tăng nguy cơ phá sản.
Thanh Giang
16:10 13/12/2024(Thanh tra) - Trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, tổ chuyên gia phát hiện một nhân sự của Công ty TNHH Xây dựng Gia Phúc Lộc sử dụng bằng cấp giả mạo. Với hành vi này, tổ chuyên gia đã kết luận Công ty TNHH Xây dựng Gia Phúc Lộc đã có hành vi gian lận theo khoản 4, Điều 16 của Luật Đấu thầu năm 2023.
Chu Tuấn
15:37 13/12/2024Trung Hà
19:00 11/12/2024Thùy Dương
08:00 11/12/2024Thành Nam
07:25 11/12/2024Minh Tân
20:30 10/12/2024Chính Bình
Nam Dũng
Trung Hà
T.Thanh
Thái Hải
PV
Lâm Ánh
Thanh Giang
P. B
Thu Huyền
Nguyễn Điểm
Nam Dũng