Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

“Vòng kim cô” công nghiệp ô tô Việt Nam khi thị trường nhỏ, giá xe cao

Thứ ba, 17/10/2017 - 09:52

(Thanh tra)- Sau hơn 20 năm thực thi các chính sách bảo hộ, ngành công nghiệp sản xuất xe hơi tại Việt Nam vẫn “dậm chân tại chỗ”!?

Tỉ lệ nội địa hóa xe lắp ráp trong nước ở mức thấp, bình quân từ 7-10% (ảnh minh họa)

Quy mô thị trường nhỏ hẹp, giá xe cao, tỉ lệ nội địa hóa thấp, nhiều loại thuế và phí đã đẩy giá xe lên cao chưa tương xứng với chất lượng đã khiến ngành công nghiệp xe ô tô Việt luôn trong thế luẩn quẩn không có cơ hội phát triển.

“Vỡ trận” nội địa hóa xe hơi Việt

Hiện, cả nước có 56 doanh nghiệp (DN) tham gia sản xuất và lắp ráp, gồm 38 DN trong nước như: Trường Hải (Thaco), TMT… và 18 DN nước ngoài với các thương hiệu nổi tiếng như Ford, Mercedes, Toyota, GM... Sản lượng sản xuất hàng năm của toàn ngành vào khoảng 460.000 sản phẩm, trong đó chủ yếu là xe con, xe tải và xe khách với sản lượng xe con trung bình đạt 200.000 sản phẩm mỗi năm, sản lượng xe tải và xe khách tương ứng là 215.000 sản phẩm mỗi năm. Nhưng có tới 410.000 chiếc xe được sản xuất, lắp ráp bởi các DN nước ngoài (chiếm 89,13% tổng lượng ô tô được sản xuất ra). Do vậy, sản xuất ô tô của Việt Nam còn thiếu tính tự chủ và phụ thuộc rất lớn vào bên ngoài.

Phần lớn số xe lắp rắp trong nước mới chỉ dừng ở mức độ đơn giản, chưa đạt được tiêu chí của ngành sản xuất ô tô thực sự. Về tỷ lệ nội địa hoá đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi: Mục tiêu đề ra là 40% vào năm 2005, 60% vào năm 2010, tuy nhiên đến nay mới đạt bình quân khoảng 7-10%. Trong đó, DN lắp rắp xe Thaco cũng mới đạt 15-18%, Cty Toyota Việt Nam đạt 37% đối với riêng dòng xe Innova, thấp hơn mục tiêu đề ra.

Ngành công nghiệp hỗ trợ công nghiệp ô tô đã hình thành, nhưng mới chỉ sản xuất được một số ít chủng loại phụ tùng đơn giản, có hàm lượng công nghệ thấp như gương, kính, ghế ngồi, bộ dây điện, ắc quy, săm lốp, sản phẩm nhựa... Chỉ một số ít DN đầu tư dây chuyền dập thân, vỏ xe nhưng chưa tạo được sự hợp tác - liên kết và chuyên môn hoá giữa các DN trong sản xuất - lắp ráp ô tô và sản xuất phụ tùng linh kiện. Chưa hình thành được hệ thống các nhà cung cấp nguyên vật liệu và sản xuất linh kiện quy mô lớn. Các loại nguyên vật liệu cơ bản như thép chế tạo, cao su, nhựa và chất dẻo phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại là do quy mô thị trường ô tô Việt Nam còn quá nhỏ (thấp nhất trong 5 nước có ngành công nghiệp ô tô tại ASEAN, bằng 1/10 quy mô thị trường ô tô của Thái Lan và 1/4 của Indonesia), trong khi ngành công nghiệp ô tô phát triển dựa vào lợi thế quy mô và cả thu nhập của người dân. Hiện Việt Nam có dân số hơn 90 triệu người triệu người, đa phần người dân Việt Nam đều ở mức nghèo hoặc cận nghèo, với thu nhập trung bình chỉ khoảng 2.000 USD/người/năm, trong khi trên thế giới, mức thu nhập trung bình để có thể sử dụng ôtô phải từ 6.000 USD/người/năm. Do quy mô thị trường nhỏ hẹp, các hãng sản xuất không mặn mà đặt nhà máy lớn để sản xuất linh kiện tại Việt Nam.

Đối mặt với làn sóng xe nhập khẩu thuế suất 0%

Ngành công nghiệp xe hơi trong nước được Chính phủ bảo hộ trong nhiều năm qua, cụ thể là thông qua các chính sách thuế phí. Trong giai đoạn 1991-2008, thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc khoảng 90%, tương ứng thuế nhập khẩu linh kiện chỉ 23%. Giai đoạn 2008 - 2015, lần lượt là 70% nhập khẩu và thuế linh kiện 19%. Thời điểm hiện tại, thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ 47% đến 52% thì mức thuế nhập khẩu linh kiện ôtô trung bình khoảng 18%.

Với việc Việt Nam tham gia vào Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) cũng như ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) với các nước, ngành công nghiệp ô tô vốn đã tồn tại nhiều khó khăn như hiện nay sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn gấp bội. Đặc biệt là khi thuế nhập khẩu đánh vào ô tô trong khu vực ASEAN sẽ giảm về mức 0% vào năm 2018. Điều này thực sự khiến các nhà đơn vị lắp ráp xe trong nước phải đứng trước sự lựa chọn nhập khẩu xe nguyên chiếc với thuế nhập khẩu 0% hay nhập khẩu linh kiện với mức thuế 18%.

Và, với mức thuế suất nhập khẩu linh kiện như hiện nay, giá trị thành phẩm của xe hơi lắp ráp tại Việt Nam vẫn cao hơn khoảng 20% so với khu vực, giá sau thuế sẽ cao hơn 150 - 200%.

Trước những “sóng gió” mà ngành công nghiệp ô tô Việt Nam sẽ phải đối mặt trong thời gian tới, Chính phủ cũng đã đề ra định hướng và giải pháp phát triển ngành công nghiệp này. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 và Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với các định hướng phát triển xe chở người đến 9 chỗ ngồi tập trung vào phát triển các sản phẩm xe con phù hợp với người Việt Nam và xu hướng phát triển xe con của thế giới (xe thân thiện môi trường: eco car, hybrid, xe điện.…), xe cá nhân, kích thước nhỏ, tiêu thụ ít năng lượng, thân thiện với môi trường và giá cả phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam.

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, trong hội nhập vào AEC, nhằm tận dụng tối đa cơ hội và hạn chế những thách thức, chiến lược trọng tâm để phát triển ngành ô tô Việt cần tập trung vào phát triển công nghiệp phụ trợ để có sản phẩm tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, giảm số DN trong công đoạn gia công lắp ráp, hướng đến cơ cấu sản xuất cân đối, thiên về DN hỗ trợ.

Quang Đông

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 1: Xót xa “đất vàng” bỏ hoang

Bài 1: Xót xa “đất vàng” bỏ hoang

(Thanh tra) - Nhiều khu “đất vàng” tại các vị trí đắc địa của thành phố Hà Nội được giao cho các đại gia bất động sản phát triển dự án, nhưng sau nhiều năm vẫn bị bỏ hoang hoặc xây dựng dở dang, chậm tiến độ… khiến người dân không khỏi xót xa cho nguồn lực khổng lồ bị phung phí.

Đông Hà + Thanh Hoa

09:00 12/12/2024
Bài 3: Áp dụng công nghệ hiện đại, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng

Bài 3: Áp dụng công nghệ hiện đại, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng

(Thanh tra) - Trong thời đại 4.0 như hiện nay, việc áp dụng công nghệ vào quản lý, điều hành hệ thống vận tải hành khách công cộng là tất yêu và đòi hỏi sự cấp bách. Với chủ trương mang đến những tiện ích tối đa cho khách hành, Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông TP Hà Nội đã liên tục hiện đại hoá, áp dụng công nghệ từ khâu tìm kiếm, lựa chọn phương tiện cho tới khâu thanh toán, sử dụng.

Cao Sơn

07:05 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm