Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 11/07/2017 - 13:11
(Thanh tra)- Forbes Việt Nam vừa công bố danh sách “40 thương hiệu công ty có giá trị nhất Việt Nam”. Vinamilk đứng đầu trong danh sách này với giá trị thương hiệu hơn 1,7 tỷ USD, chiếm hơn 30% trên tổng giá trị 5,4 tỷ USD của 40 thương hiệu.
Đây cũng là năm thứ hai liên tiếp Vinamilk đứng đầu danh sách này với giá trị thương hiệu tăng 13% so với năm ngoái và lớn gấp đôi giá trị thương hiệu doanh nghiệp xếp kế tiếp.
Từ con số 1,5 tỷ USD trong danh sách công bố năm 2016, giá trị thương hiệu của Vinamilk trong bảng xếp hạng năm nay đã tăng 13% và lớn gấp đôi so với giá trị thương hiệu của doanh nghiệp xếp thứ hai Viettel - 849,6 triệu USD. Điều đó đã minh chứng không chỉ sự lớn mạnh của Vinamilk một cách áp đảo để gìn giữ ngôi vị số 1 trên thị trường, mà còn không ngừng vươn lên để vượt qua thành công của chính mình.
Trong danh sách 40 công ty có giá trị lớn nhất Việt Nam lần này, nhóm doanh nghiệp hàng tiêu dùng chiếm số lượng áp đảo, xếp sau là nhóm tài chính – ngân hàng và cuối cùng là công nghệ - viễn thông. Mặc dù hầu hết doanh nghiệp nổi bật trên thị trường hiện nay đều góp mặt trong danh sách, những doanh nghiệp có mặt trong danh sách không phải toàn bộ là doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiêp Nhà nước lớn tại Việt Nam, mà đánh giá chỉ dựa trên những doanh nghiệp có số liệu tài chính minh bạch.
Phương pháp đánh giá của Forbes tính toán vai trò đóng góp của thương hiệu vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Những thương hiệu giá trị nhất là thương hiệu đạt mức doanh thu lớn trong các ngành mà thương hiệu đóng vai trò chủ đạo. Sau khi lập danh sách sơ bộ hơn 80 doanh nghiệp có thương hiệu, Forbes Việt Nam tính toán thu nhập trước thuế và lãi vay, sau đó xác định giá trị đóng góp của tài sản vô hình. Giá trị thương hiệu chung được xác định dựa trên chỉ số P/E (hệ số giữa giá thị trường và thu nhập ròng trên mỗi cổ phần mà thương hiệu mang lại) trung bình ngành. Với công ty chưa niêm yết sẽ được so sánh với công ty cùng ngành, cùng quy mô để xác định giá trị thương hiệu.
Từ đầu năm 2017 đến nay, Vinamilk và Bà Mai Kiều Liên – Tổng Giám đốc Vinamilk đã được vinh danh 4 lần trên tạp chí Forbes châu Á và Việt Nam qua các bình chọn: 2000 công ty lớn nhất toàn cầu – Global 2000, 50 công ty niêm yết xuất sắc nhất Việt Nam, 50 người phụ nữ có ảnh hưởng nhất Việt Nam và giờ đây là Top 40 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam. Đây đều là những danh sách bình chọn uy tín và danh giá không chỉ ở Việt Nam mà còn trên quốc tế. Nội lực mạnh mẽ, khao khát vươn cao của Vinamilk luôn được thể hiện bằng những con số và thành tựu mà công ty gặt hái được trong thời gian vừa qua.
Hiện, trụ sở chính của Vinamilk đặt ở TP HCM, có 3 chi nhánh, 13 nhà máy cùng 10 trang trại phủ khắp Việt Nam (trong đó có 1 trang trại organic duy nhất đạt tiêu chuẩn organic châu Âu tại Việt Nam vừa được khánh thành vào tháng 3/2017).
Ngoài ra, Vinamilk còn có các nhà máy tại nước ngoài như Mỹ (sở hữu 100% nhà máy Driftwood tại bang California), Campuchia (sở hữu 100% nhà máy Angkormilk tại thủ đô Phnompenh), New Zealand (sở hữu 22,8%) cùng 1 công ty con tại Ba Lan. Các sản phẩm của công ty đã xuất khẩu đến 43 nước trên thế giới như Mỹ, Nhật, Úc, Thailand, Myanmar, Bangladesh, khu vực Trung Đông…
Với kế hoạch phát triển các trang trại mới, công ty sẽ đưa tổng số đàn bò của Vinamilk từ các trang trại và của các nông hộ lên khoảng 100.000 con vào năm 2017 và khoảng 120.000 - 140.000 con vào năm 2020, với sản lượng nguyên liệu sữa dự kiến đến năm 2020 sẽ tăng lên hơn gấp đôi, là 1.000 - 1.200 tấn/ngày đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu sữa thuần khiết thiên nhiên dồi dào cho hàng triệu gia đình Việt Nam.
Yến Hạnh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhiều khu “đất vàng” tại các vị trí đắc địa của thành phố Hà Nội được giao cho các đại gia bất động sản phát triển dự án, nhưng sau nhiều năm vẫn bị bỏ hoang hoặc xây dựng dở dang, chậm tiến độ… khiến người dân không khỏi xót xa cho nguồn lực khổng lồ bị phung phí.
Đông Hà + Thanh Hoa
09:00 12/12/2024(Thanh tra) - Trong thời đại 4.0 như hiện nay, việc áp dụng công nghệ vào quản lý, điều hành hệ thống vận tải hành khách công cộng là tất yêu và đòi hỏi sự cấp bách. Với chủ trương mang đến những tiện ích tối đa cho khách hành, Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông TP Hà Nội đã liên tục hiện đại hoá, áp dụng công nghệ từ khâu tìm kiếm, lựa chọn phương tiện cho tới khâu thanh toán, sử dụng.
Cao Sơn
07:05 12/12/2024TC
18:00 11/12/2024ĐT
14:46 11/12/2024Nam Dũng
12:43 11/12/2024Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Bùi Bình
Hải Hà
Văn Thanh
Bùi Bình