Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Vì sao không nên hồi tố các dự án điện mặt trời mái nhà thi công trước tháng 4/2020

Minh Anh

Thứ ba, 22/09/2020 - 18:26

(Thanh tra) - Nhiều chủ trang trại nông nghiệp kết hợp điện mặt trời tại Ninh Thuận cho rằng các dự án thi công trước tháng 4/2020 chỉ nên áp dụng về giá theo Quyết định 13/2020, còn các điều kiện khác áp dụng theo Quyết định 11/2020 để đảm bảo cả lý và tình.

Trong cả hai Quyết định 11 và 13 chưa có quy định về loại hình điện mặt trời kết hợp trang trại nông nghiệp, một loại hình mới phát sinh và đang phát triển nhanh chóng kể từ sau thời điểm tháng 4/2017.

 Từ những bất cập về điện mặt trời mái nhà

Nhằm khuyến khích phát triển điện mặt trời, năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam (gọi tắt là Quyết định 11), trong đó có loại hình điện mặt trời mái nhà. Ngày 6/4/2020, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định 13/2020/QĐ-TTg (gọi tắt là Quyết định 13, có hiệu lực từ ngày 22/5/2019) thay thế cho Quyết định 11.

Trong khoản 4, Điều 3, Quyết định 11, điện mặt trời mái nhà (quen gọi là điện áp mái)  được định nghĩa: “Dự án điện mặt trời trên mái nhà, sau đây gọi là dự án trên mái nhà, là dự án điện mặt trời được lắp đặt trên mái hoặc gắn với công trình xây dựng và đấu nối trực tiếp vào lưới điện của Bên mua điện”.

Cũng theo Quyết định này, chưa có quy định về dự án điện mặt trời mặt đất hay dự án điện mặt trời nổi.

Như vậy, các chủ đầu tư chỉ cần đáp ứng các tiêu chí về công suất dưới 1 MW, có tấm quang điện trên mái, bộ biến đổi điện xoay chiều… sẽ được công nhận là điện mặt trời mái nhà và hưởng giá bán điện 9,3 US cent trong vòng 20 năm.

Tuy nhiên, đến Quyết định 13/2020, khái niệm về điện mặt trời mái nhà đã có thay đổi. Cụ thể, Khoản 5, Điều 3, Chương I Quyết định 13 quy định: “Hệ thống điện mặt trời mái nhà là hệ thống điện mặt trời có các tấm quang điện được lắp đặt trên mái nhà của công trình xây dựng và có công suất không quá 01 MW, đấu nối trực tiếp hoặc gián tiếp vào lưới điện có cấp điện áp từ 35kV trở xuống của Bên mua điện”. Quyết định cũng bổ sung thêm dự án điện mặt trời mặt đất và điện mặt trời nổi. Đồng thời, giá điện mặt trời mái nhà trong Quyết định 13 cũng giảm còn 8,38 US cent.

Và trong cả hai Quyết định 11 và 13 chưa có quy định về loại hình điện mặt trời kết hợp trang trại nông nghiệp, một loại hình mới phát sinh và đang phát triển nhanh chóng kể từ sau thời điểm tháng 4/2017.

Tại Ninh Thuận, nhiều người dân, doanh nghiệp đã tận dụng mái các khung nhà kết cấu thép, lối đi trong các trang trại nông nghiệp để đầu tư hàng chục tỷ đồng, lắp đặt tấm quang điện nhằm gia tăng giá trị kinh tế trang trại.

Theo thống kê của Tập đoàn Điện lực Việt Nam tính đến đầu tháng 8/2020, trên cả nước có 1914 dự án điện mặt trời đã phát điện nhưng chưa ký hợp đồng mua bán điện vì nhiều lý do đến từ chính phía khách hàng và cả cơ chế chính sách. Đồng thời quá trình triển khai cũng gặp nhiều khó khăn vướng mắc.

Trong đó, vướng mắc lớn nhất là định nghĩa về công trình xây dựng và cơ sở để xác định loại hình điện mặt trời mái nhà hay điện mặt trời nối lưới (trừ dự án điện mặt trời nổi và dự án solar farm quy mô lớn), đơn cử như điện mặt trời tại trang trại nông nghiệp có quy mô dưới 1 MW.

Cần áp dụng chính sách có lợi cho nhà đầu tư

Theo tìm hiểu thực tế tại Ninh Thuận, trong năm 2019, tại Ninh Thuận đã có nhiều người dân, doanh nghiệp đã tận dụng mái các khung nhà kết cấu thép, lối đi trong các trang trại nông nghiệp để đầu tư hàng chục tỷ đồng, lắp đặt tấm quang điện nhằm gia tăng giá trị kinh tế trang trại.

Hầu hết các dự án này đều thi công xây dựng trong năm 2019, đưa vào vận hành trong năm 2019 và đầu năm 2020, khi Quyết định 13 chưa có hiệu lực; đảm bảo tiêu chí dưới 1 MW, đấu nối với lưới điện dưới 35kV và đã được các công ty/điện lực địa phương xác nhận sản lượng điện phát lên lưới. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa ký được hợp đồng mua bán điện, chưa được thanh toán tiền điện, gây khó khăn cho chủ đầu tư.

Những vướng mắc ở trên thay vì tháo gỡ thì có ý kiến khác cho rằng, một số doanh nghiệp, chủ đầu tư “núp bóng, trốn quy hoạch” để được hưởng lợi về giá điện. Do đó, cần phải đưa vào quy hoạch, phải xin giấy phép hoạt động điện lực để quản lý, tránh quá tải lưới điện trung hạ áp, tránh tình trạng lợi dụng chính sách…

Chia sẻ về vấn đề này, nhiều chủ đầu tư điện mặt trời kết hợp dự án nông nghiệp tại Ninh Thuận cho rằng, nếu thực hiện theo Quyết định 13 của Thủ tướng Chính phủ thì sẽ gây khó khăn cho nhà đầu tư. Quyết định 13 bổ sung thêm nhiều tiêu chí, không nên bắt doanh nghiệp phải đáp ứng các tiêu chí này đối với công trình thi công xây dựng trước khi Quyết định 13 có hiệu lực (ngày 22/5/2020). Nếu có chỉ áp dụng về phần giá điện là hợp lý vì suất đầu tư có giảm đi. Do đó, ý kiến cho rằng chủ đầu tư núp bóng, lợi dụng chính sách là thiếu cơ sở.

Các chủ đầu tư kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các cơ quan, địa phương liên quan chấp thuận các dự án điện mặt trời kết hợp trang trại đã phát điện, đã được ngành Điện ghi nhận sản lượng theo loại hình điện mặt trời mái nhà và áp giá theo Quyết định 13.

Việc căn cứ, áp dụng các quy định ra đời sau công trình vừa gây khó khăn vừa giảm niềm tin của các nhà đầu tư. Mặt khác, nếu các doanh nghiệp đáp ứng các quy định cho đúng Quyết định 13 (lắp mái cho công trình hiện hữu) sẽ gây tốn kém chi phí từ 10-15% tổng mức đầu tư dự án, không phù hợp với những dự án nông nghiệp công nghệ cao.

Đối với các dự án điện mặt trời đã đầu tư tại các trang trại nông nghiệp có quy mô dưới 1 MW, đấu nối lưới điện dưới 35KV nếu áp dụng theo Quyết định 13 và Thông tư 18 thì sẽ được áp dụng theo loại hình nào thay vì điện mặt trời mái nhà? Vì quy định các dự án này đương nhiên không phải bổ sung quy hoạch và được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực.

Do vậy, các chủ đầu tư kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các cơ quan, địa phương liên quan chấp thuận các dự án điện mặt trời kết hợp trang trại đã phát điện, đã được ngành Điện ghi nhận sản lượng theo loại hình điện mặt trời mái nhà và áp giá theo Quyết định 13. Đối với các công trình thi công xây dựng sau thời điểm 22/5/2020 sẽ áp dụng theo Quyết định 13.

Đồng thời, Nhà nước cần tiếp tục rà soát, nghiên cứu khắc phục những bất cập tồn tại hiện hữu, nghiên cứu, cập nhật, dự báo các phát sinh thực tế để hoàn thiện cơ chế chính sách về điện mặt trời theo hướng khuyến khi và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư.

Có như vậy mới làm yên lòng các nhà đầu tư và đúng với chủ trương khuyến khích phát triển năng lượng điện mặt trời, góp phần phát triển thị trường năng lượng công khai, minh bạch; đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng xanh, sạch, bền vững trong bối cảnh hội nhập.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Phú Thọ nợ đọng xây dựng cơ bản khoảng 1.400 tỷ đồng

Phú Thọ nợ đọng xây dựng cơ bản khoảng 1.400 tỷ đồng

(Thanh tra) - Trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 9 - HĐND tỉnh Phú Thọ khóa XIX, ngày 10/12, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ cho biết, qua rà soát đến ngày 30/11/2024, tổng số nợ xây dựng cơ bản toàn tỉnh là khoảng 1.400 tỷ đồng.

Nam Dũng

12:43 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm