Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Triển khai nhiều giải pháp thực hiện “mục tiêu kép”

Trần Quý

Thứ sáu, 05/11/2021 - 06:36

(Thanh tra)- Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Văn Thọ, Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan với PV về việc triển khai thực hiện “mục tiêu kép” của ngành Hải quan.

Ông Nguyễn Văn Thọ, Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan. Ảnh: TQ

Ông Thọ cho biết, dịch bệnh Covid-19 tiếp tục bùng phát trở lại với tốc độ lây nhiễm nhanh, phạm vi ảnh hưởng rộng, đặt ra các yêu cầu cấp bách đối với cơ quan hải quan trong việc nghiên cứu, triển khai các phương án vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả, vừa đảm bảo hoạt động thông quan hàng hóa, không làm gián đoạn đứt gãy chuỗi cung ứng hoặc đình trệ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Đặc biệt là việc thông quan nhanh đối với các mặt hàng thiết yếu nhập khẩu phục vụ công tác phòng chống dịch, như: Vật tư, trang thiết bị y tế, thuốc tân dược, sinh phẩm xét nghiệm, vắc xin... hoặc tạo thuận lợi tối đa cho các hoạt động xuất khẩu các mặt hàng hoa quả, nông sản, trái cây qua các khu vực cửa khẩu đường bộ.

Hàng hóa xuất nhập khẩu được thông quan nhanh, bảo đảm an toàn. Ảnh: TQ

Để vừa phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả, vừa đảm bảo hoạt động thông quan hàng hóa, ngành Hải quan đã triển khai một số giải pháp như: Ứng dụng tối đa công nghệ thông tin (CNTT) trong việc thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan. Tạm dừng các hoạt động thanh tra, kiểm tra sau thông quan hoặc kiểm tra nghiệp vụ. Bố trí cán bộ công chức và tạo điều kiện giải quyết thủ tục thông quan ngay trong ngày đối với hàng hóa xuất khẩu là hoa quả, trái cây đến thời điểm thu hoạch chính vụ và các loại nông sản qua cửa khẩu biên giới. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện các hoạt động đóng gói gia cố bao bì, phân loại hàng hóa dưới sự giám sát của cơ quan hải quan... không làm thay đổi xuất xứ, nguồn gốc để đáp ứng yêu cầu của đối tác nhập khẩu.

Chỉ đạo các đơn vị trong toàn ngành xây dựng các phương án sẵn sàng với các giải pháp về CNTT, hạ tầng, trang thiết bị phòng, chống dịch.

Thành lập các tổ hỗ trợ, xử lý vướng mắc về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu từ cấp Tổng cục đến cấp chi cục để kịp thời tiếp nhận, xử lý các vướng mắc đảm bảo hỗ trợ thông quan hàng hóa ngay trong ngày, đặc biệt là hàng hóa phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Ngoài ra, Tổng cục Hải quan cũng tham mưu cho Bộ Tài chính có một số ý kiến tham gia, đóng góp với những chủ trương, chính sách trong phòng, chống dịch bệnh và chính sách quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu nhằm tạo thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp.

Chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm nhằm giúp doanh nghiệp thông quan hàng hóa nhanh, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí. Ảnh: TQ

Cũng theo ông Nguyễn Văn Thọ, tạo thuận lợi cho các hoạt động xuất nhập khẩu, thông quan nhanh cho hàng hóa và đảm bảo công tác quản lý Nhà nước về hải quan, đảm bảo nguồn thu ngân sách là 2 nhiệm vụ đặt ra nhiều thách thức cho cơ quan hải quan. Để các nhiệm vụ trên được thực hiện đồng bộ, thống nhất, ngành Hải quan thực hiện một số giải pháp: Áp dụng triệt để nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.

Phân tích, đánh giá rủi ro đối với các lô hàng nhập khẩu trước khi hàng hóa đến cửa khẩu Việt Nam để thực hiện phân luồng kiểm tra phù hợp, những lô hàng có độ rủi ro thấp sẽ được ưu tiên phân “luồng xanh”, “luồng vàng” và có thể thông quan ngay khi hàng đến cửa khẩu. Các lô hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan, có độ rủi ro cao sẽ được phân “luồng đỏ” để kiểm tra thực tế hàng hóa.

Chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Theo đó, thủ tục hải quan sẽ được cơ quan hải quan ưu tiên tạo thuận lợi nhằm đảm bảo thông quan nhanh chóng hàng hóa, cắt giảm chi phí lưu kho lưu bãi (hiện nay, tỷ lệ phân luồng trung bình hàng năm: Luồng xanh khoảng 60 - 65%, luồng vàng khoảng 30 - 35% và luồng đỏ <5%); cùng với đó, ngành Hải quan thường xuyên thu thập, phân tích thông tin để thực hiện kiểm tra sau thông quan khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc kiểm tra để đánh giá tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp; qua đó, góp phần kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, đảm bảo nguồn thu ngân sách Nhà nước.

Lũy kế 10 tháng năm 2021, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam ước đạt 537,32 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó tổng trị giá xuất khẩu ước đạt 267,93 tỷ USD, tăng 16,6%, tổng trị giá nhập khẩu ước đạt 269,38 tỷ USD, tăng 28,2%.

Số thu ngân sách Nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu từ đầu năm đến ngày 31/10/2021 đạt 314.845 tỷ đồng, đạt 99,95% dự toán, đạt 95,1% chỉ tiêu phấn đấu, tăng 25,24% so với cùng kỳ năm trước. 

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc bị cấm thầu 3 năm tại tỉnh Cà Mau

Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc bị cấm thầu 3 năm tại tỉnh Cà Mau

(Thanh tra) - Ngày 10/12/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi đã ký quyết định cấm Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc tham gia hoạt động đấu thầu trong thời gian 3 năm đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách do các cơ quan, ban, ngành thuộc tỉnh và các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau quản lý, tổ chức lựa chọn nhà thầu.

Chu Tuấn

18:30 12/12/2024
Bộ Giao thông Vận tải bàn cách giải ngân gần 23.000 tỷ đồng

Bộ Giao thông Vận tải bàn cách giải ngân gần 23.000 tỷ đồng

(Thanh tra) - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn năm 2024 là 56.666 tỷ đồng, quá trình thực hiện, được giao bổ sung 18.815 tỷ đồng, nâng tổng kế hoạch vốn năm 2024 của Bộ GTVT là 75.481 tỷ đồng.

Trần Quý

18:29 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm