Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

TPP ảnh hưởng các ngành ra sao?

Thứ năm, 08/10/2015 - 08:53

Khi Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực, Việt Nam sẽ “nghênh” tiếp TPP thế nào. Những ngành nghề nào thực sự chịu tác động mạnh?

Theo báo cáo nghiên cứu của Cty CP Chứng khoán thành phố HCM (HSC) phát đi chiều 6/10, quá trình thông qua TPP tại Quốc hội các nước sẽ mất ít nhất nửa năm (6-9 tháng, tùy từng nước).

Tại Việt Nam, quá trình này có thể lâu hơn, vì Quốc hội chỉ họp 2 lần mỗi năm, lần họp tới nhiều khả năng diễn ra vào tháng 5/2016 (có khả năng TPP được trình Quốc hội trong tháng 10 này, nhưng không chắc chắn). Nếu mọi việc tiến triển thuận lợi, TPP có thể có hiệu lực trong nửa cuối năm 2016 hoặc đầu năm 2017.

Với Việt Nam, khi TPP có hiệu lực có thể giúp tăng thêm khoảng 1% GDP hằng năm. Hiện vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nhà máy để thỏa mãn quy định nước xuất xứ hay để tận dụng lợi thế giảm thuế cũng đã bắt đầu và tăng dần.

Với tài chính, các thành viên TPP có thể có cam kết không phá giá đồng tiền để hỗ trợ xuất khẩu. Tuy vậy, cam kết này ít ảnh hưởng Việt Nam khi những năm gần đây chỉ điều chỉnh tỷ giá với tốc độ khá chậm.

Dệt may: Sẽ chịu tác động lớn, khi nhiều loại thuế liên quan đến dệt may sẽ được bỏ hoàn toàn (một số được loại bỏ dần theo lộ trình). Đây là lợi thế lớn, khi hàng dệt may Việt Nam xuất sang Mỹ vẫn đang chịu thuế suất bình quân khoảng 17%, trong khi Nhật Bản đã về 0% theo hiệp định giữa 2 nước. Tuy vậy, quy định xuất xứ sẽ buộc Việt Nam phải dùng vải và sợi từ các nước thuộc TPP.

Thủy sản: Chịu tác động vừa phải, khi ngành này nhận được ít lợi ích từ TPP hơn mong đợi của thị trường. Như với cá tra xuất khẩu sang Mỹ không chịu thuế, còn xuất sang Nhật Bản không nhiều. Tuy vậy, thuế nhập khẩu sẽ được giảm ở các thị trường nhỏ hơn như Australia, Singapore và Mexico, và dĩ nhiên là lối vào các thị trường này sẽ rộng mở hơn. Với tôm, mực, cá ngừ hiện thuế xuất khẩu chỉ 1-10%.

Đầu tư công: Chủ yếu ảnh hưởng tiêu cực trong thời gian dài, do các doanh nghiệp thành viên TPP có thể tham gia đấu thầu đầu tư công tại các quốc gia thành viên.

Theo Lê Hữu Việt/TPO

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.

Cao Sơn

07:05 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm