Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tiền điện tăng đột biến: Đâu là sự thật?

Thứ hai, 14/07/2014 - 10:49

Hóa đơn tiền điện tháng 6 của hàng ngàn hộ dân tăng đột biến được EVN lý giải do “thời tiết”, nhưng sự thật có đơn giản như vậy?

Công nhân điện trèo cột, ghi số điện bằng tay... khó tránh sai sót?

Chuyên gia hàng đầu về thị trường giá cả bật mí: “EVN không tăng giá bình quân, nhưng việc thay đổi cơ cấu biểu giá tính từ 1/6 thực chất khiến cho giá điện tăng lên”...


Khi EVN "kiểu gì cũng đúng”

Từ giữa tháng 6 đến nay, hàng ngàn hộ gia đình ở các tỉnh thành, đặc biệt là Hà Nội đều giật mình khi nhìn hóa đơn tiền điện phải trả cho tháng 6. Trung bình, số tiền điện phải trả đột nhiên tăng vọt đến 2 lần, thậm chí có gia đình bị tăng từ 3- 5 lần.

Ngay khi có một vài trường hợp ở Hà Nội phản ánh về hiện tượng này, lãnh đạo ngành điện Thủ đô đã lập tức đăng đàn, khẳng định không hề có sự sai sót trong việc ghi hóa đơn điện.

Ông Nguyễn Anh Tuấn – TGĐ Tổng công ty Điện lực Hà Nội (EVN Hà Nội) khẳng định: “Kết quả kiểm tra của EVN Hà Nội cho thấy việc tăng tiền sử dụng điện trên hóa đơn là do khách hàng sử dụng lượng điện tăng lên. Cụ thể, cứ đến thời điểm nắng nóng là lượng điện sử dụng trong các hộ gia đình tăng lên, việc này diễn ra hằng năm chứ không phải chỉ có năm nay”.

Lời giải thích lãnh đạo EVN Hà Nội mới nghe tưởng như rất hợp lý, nhưng nhiều hộ gia đình khẳng định họ không hề sử dụng nhiều điện hơn bình thường. Thậm chí có gia đình đóng cửa đi du lịch gần nửa tháng, không dùng điện sao hóa đơn lại tăng gấp đôi?

Tuy nhiên, dù xót xa bởi đột nhiên phải móc hầu bao chi trả số tiền quá lớn nhưng hầu hết các hộ gia đình đành âm thầm chấp nhận bởi không có cách gì đối chứng khi việc ghi chỉ số công tơ điện vốn là một "bí mật của EVN".

Cho đến khi xảy ra sự việc ở xã Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu, Nghệ An), cả làng cùng kiện hóa đơn điện sai và EVN phải chấp nhận hoàn lại tiền, hay trường hợp các hộ ở huyện Sóc Sơn phản ánh số điện trên công tơ và số điện tiêu thụ trên phiếu thu chênh lệch nhau đến hàng trăm số… được ngành điện địa phương “thừa nhận” thì sự thiếu minh bạch của ngành điện tưởng như đã “rõ như ban ngày”.

Đến lúc này, lãnh đạo ngành điện lại có cách lập luận khác, đổ lỗi cho việc “nhân viên trèo cột, ghi số điện bằng tay khó tránh sai sót” và hứa "sẽ kiểm tra để chấn chỉnh"

Sự thực, sai sót đó có phải là vô tình hay có chủ ý, chỉ nhân viên ngành điện mới rõ. Vấn đề là khi sự "sai sót" này diễn ra không chỉ ở một hai trường hợp, mà khá phổ biến thì rõ ràng có sự bất thường.

"Điều này đòi hỏi có một cơ quan độc lập kiểm tra và tính toán lại. Để ngành điện tự kiểm tra thì không khác gì chuyện "vừa đá bóng vừa thổi còi", một chuyên gia kinh tế kiến nghị.


Tăng do cách tính giá điện mới?

Trở lại câu chuyện nhiều hóa đơn tiền điện tăng đột biến mà người tiêu dùng không thể lý giải, dư luận đặt câu hỏi việc thay đổi cơ cấu biểu giá điện mới theo quyết định 28 của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/6/2014 có phải là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng giá trong hóa đơn điện của người sử dụng hay không?

Trên thực tế, việc thay đổi cơ cấu biểu giá điện mới đã được coi là biện pháp cần thiết để buộc khách hàng phải tiết kiệm điện, đặc biệt là việc hạn chế sử dụng điện trong giờ cao điểm.

Tuy nhiên, việc tuyên truyền để cho người dân hiểu về cách tính giá điện theo cơ cấu biểu giá mới gần như bị bỏ quên. Đến nay phần lớn người tiêu dùng vẫn không hề nắm được thông tin này, không hiểu việc tính giá theo biểu giá mới là tăng hay giảm.

Không ít người dân từng tỏ ra “ngạc nhiên” khi chứng kiến giá điện từ đầu năm đến nay không tăng dù nếu tính theo quy định, 3 tháng EVN được điều chỉnh giá một lần.

Tuy nhiên, theo phân tích của TS. Vũ Đình Ánh – chuyên gia hàng đầu về giá cả, thì thực chất đó là một “chiêu” của EVN, không tăng nhưng vẫn hưởng lợi từ giá điện.


“EVN không tăng giá bình quân, nhưng thay đổi cơ cấu biểu giá tính khiến cho giá điện thực tế tăng lên. Biểu giá mới đẩy khoảng cách lũy tiến rộng ra, tháng 6 nắng nóng, tiêu dùng nhiều thì chịu đơn giá cao hơn."

Ông Ánh cũng cho rằng, không loại trừ trường hợp nhân viên ghi số điện biết rõ biểu giá thay đổi từ 1/6 nên khi chốt số điện tháng 5 họ ghi thấp đi, để tính tăng lên vào tháng 6 ăn theo biểu giá mới vì thế mới có chuyện nhiều hóa đơn tiền điện tăng đột biến như vậy.

Theo nhận định của chuyên gia này, người tiêu dùng nên chuẩn bị sẵn tâm lý để đón một đợt tăng giá điện mới.

“Lý do duy nhất khiến giá điện thời gian qua không tăng giá là vì lạm phát quá cao, không được tăng. Nay lạm phát đang ì xèo thế này, nhiều khả năng ngành điện sẽ tranh thủ tăng theo đúng lộ trình, ở mức cho phép”.

Theo Lan Uyên/VTC.vn

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 1: Xót xa “đất vàng” bỏ hoang

Bài 1: Xót xa “đất vàng” bỏ hoang

(Thanh tra) - Nhiều khu “đất vàng” tại các vị trí đắc địa của thành phố Hà Nội được giao cho các đại gia bất động sản phát triển dự án, nhưng sau nhiều năm vẫn bị bỏ hoang hoặc xây dựng dở dang, chậm tiến độ… khiến người dân không khỏi xót xa cho nguồn lực khổng lồ bị phung phí.

Đông Hà + Thanh Hoa

09:00 12/12/2024
Bài 3: Áp dụng công nghệ hiện đại, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng

Bài 3: Áp dụng công nghệ hiện đại, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng

(Thanh tra) - Trong thời đại 4.0 như hiện nay, việc áp dụng công nghệ vào quản lý, điều hành hệ thống vận tải hành khách công cộng là tất yêu và đòi hỏi sự cấp bách. Với chủ trương mang đến những tiện ích tối đa cho khách hành, Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông TP Hà Nội đã liên tục hiện đại hoá, áp dụng công nghệ từ khâu tìm kiếm, lựa chọn phương tiện cho tới khâu thanh toán, sử dụng.

Cao Sơn

07:05 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm