Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thúc đẩy phát triển thương mại điện tử trong bối cảnh dịch Covid-19

Quang Đông

Thứ sáu, 12/11/2021 - 06:36

(Thanh tra)- Nhằm thích ứng với tình hình mới, hạn chế tối đa tác động của dịch bệnh Covid-19, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng như đảm bảo phát triển kinh tế, tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT) bằng các hình thức bán hàng đa kênh, đa phương tiện và đa tiện ích.

TMĐT đa tiện ích đang là xu hướng của người tiêu dùng bên cạnh kênh mua sắm truyền thống. Ảnh: BP

Chiến lược phát triển TMĐT đa tiện ích

Để thúc đẩy phát triển TMĐT, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nền kinh tế số, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành kế hoạch phát triển TMĐT trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, hướng đến 4 mục tiêu chính là: Mở rộng quy mô thị trường TMĐT; phát triển hạ tầng các dịch vụ phụ trợ; ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp; phát triển nguồn nhân lực.

Trong đó, đặt mục tiêu 80% website TMĐT có tích hợp chức năng đặt hàng trực tuyến; 50% doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh trên sàn giao dịch TMĐT, bao gồm mạng xã hội có chức năng sàn giao dịch TMĐT…

Dự kiến đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ giai đoạn 2021 - 2025 đạt hơn 41.000 tỷ đồng với tăng trưởng bình quân 10,8%/năm; đưa Vĩnh Phúc nằm trong top 15 cả nước về chỉ số TMĐT.

Giai đoạn 2017 - 2020, Vĩnh Phúc đã hỗ trợ 50 doanh nghiệp xây dựng website miễn phí, 60% doanh nghiệp có website riêng để quảng bá thương hiệu, sản phẩm. Đây là lợi thế để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh thông qua việc ứng dụng TMĐT, đặc biệt là việc sử dụng các website để quảng bá sản phẩm và dịch vụ.

Bên cạnh việc quảng cáo trên các trang mạng xã hội như: Facebook, Zalo, Youtube… thì chính các website của doanh nghiệp đang đóng vai trò là nơi cung cấp thông tin chính thống và đầy đủ về nguồn gốc của sản phẩm.

TMĐT thích ứng với bối cảnh dịch Covid-19

Trong bối cảnh dịch Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp, cách thức kinh doanh trực tuyến dần "soán ngôi" hình thức kinh doanh truyền thống, thì TMĐT được xem là lợi thế, cũng như cơ hội để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh duy trì, ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thích ứng với tình hình mới, hạn chế tối đa tác động của dịch bệnh, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Theo thống kê cho thấy, hiện nay, hệ thống phân phối tại các siêu thị, cửa hàng kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã chủ động khai thác, đẩy mạnh ứng dụng TMĐT bằng các hình thức bán hàng đa kênh, đa phương tiện và đa tiện ích.

Như siêu thị GO (BigC) đã triển khai song hành 2 hình thức kinh doanh truyền thống và qua mạng, nhưng khi dịch Covid-19 bùng phát thì hình thức bán lẻ qua mạng được đẩy mạnh. GO (BigC) đã ứng dụng TMĐT dưới nhiều hình thức như: Quảng cáo trên website, Facebook, Zalo, Fanpage, bán hàng qua tổng đài 19001880, ứng dụng Go!& Big C. Siêu thị Co.op mart Vĩnh Phúc đã triển khai các gói hỗ trợ cho người tiêu dùng thông qua ứng dụng TMĐT như: Đặt hàng qua điện thoại, qua app Saigon Co.op, Fanpage siêu thị Co.opmart và qua Zalo.

Các trung tâm thương mại, siêu thị mua sắm và cơ sở kinh doanh hiện đại đều cho triển khai phương thức thanh toán không dùng tiền mặt như chuyển khoản, ví điện tử, quẹt thẻ qua POS của các ngân hàng... 70% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông triển khai thanh toán hóa đơn của các cá nhân, hộ gia đình qua các hình thức không dùng tiền mặt.

Đồng hành cùng nông dân đưa nông sản lên sàn TMĐT, nhiều đơn vị đã triển khai hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân tiếp cận với loại hình kinh doanh TMĐT. Từ năm 2019, Viettel Post Vĩnh Phúc đã hỗ trợ nông dân trong tỉnh quảng bá, tiêu thụ nhiều mặt hàng nông sản như: Sữa chua Tam Đảo, rau an toàn, trà hoa vàng Tam Đảo, mật ong Tam Đảo... trên sàn TMĐT Voso.vn.

Đến nay, đơn vị đã phối hợp với nhiều doanh nghiệp, cá nhân đưa hơn 300 gian hàng lên sàn TMĐT. Trong đó, có hơn 100 gian hàng là sản phẩm nông sản. Thông qua sàn TMĐT, giúp hộ sản xuất tăng kênh phân phối, mở rộng thị trường, không phụ thuộc vào khâu trung gian, trung bình mỗi tháng Viettel Post chốt khoảng 5 nghìn đơn hàng.

Với mục tiêu xây dựng hạ tầng cơ bản và triển khai những giải pháp, hoạt động hỗ trợ phát triển TMĐT, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, Sở Công thương tỉnh Vĩnh Phúc đang phối hợp với Trung tâm Công nghiệp - Thương mại Việt Nam, Bộ Công Thương đẩy nhanh việc thành lập và vận hành website “Thương mại Vĩnh Phúc”.

Dự kiến sau khi đi vào hoạt động, đây sẽ là kênh quảng bá, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, giúp các doanh nghiệp của tỉnh kết nối với các đối tác ở các tỉnh, thành trong cả nước; từng bước hoàn thiện cơ sở dữ liệu thương mại cho ngành Công Thương. Thúc đẩy hoạt động trao đổi, cung cấp thông tin về hoạt động thương mại, dịch vụ, giá cả thị trường; hướng tới việc liên kết giữa các doanh nghiệp với hệ thống các sàn giao dịch TMĐT trên toàn quốc.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.

Cao Sơn

07:05 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm