Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp và kinh tế biển

Thứ sáu, 08/01/2016 - 09:14

(Thanh tra)- Theo các chuyên gia kinh tế, để tiếp tục ổn định vĩ mô, phát triển kinh tế cần tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp và kinh tế biển - hai ngành kinh tế quan trọng nhất cho sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong tương lai.

Hội nhập sâu của kinh tế sẽ giúp người tiêu dùng được hưởng lợi từ việc cạnh tranh giá cả và chất lượng của hàng hóa. Ảnh: HO

Nhiều tín hiệu vui cho người tiêu dùng và DN

Trong năm 2015, CPI đã tăng 0,58% - mức tăng thấp nhất trong 14 năm qua. Đây là biểu hiện quan trọng của kinh tế vĩ mô, đồng tiền vốn của doanh nghiệp (DN) và tích lũy của người dân được an toàn hơn; lạm phát thấp cũng là cơ sở để Nhà nước tiếp tục hoạch định những kế hoạch phát triển tiếp theo cho năm 2016 và xa hơn.

CPI thấp cũng là một trong những điều kiện để hạ lãi suất vay ngân hàng, góp phần giúp DN giảm chi phí vốn, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam, kích thích tiêu dùng hàng Việt theo chủ trương của Nhà nước.

Về thị trường trong năm 2015, chúng ta vui mừng vì hàng hóa rất đa dạng, phong phú, hàng nội đã từng bước vươn lên để cạnh tranh với hàng ngoại. Người tiêu dùng có nhiều quyền lựa chọn hơn về giá cả, chất lượng và cả các địa chỉ uy tín để tiêu dùng cho cá nhân và gia đình.

Đáng chú ý, một số năm gần đây, sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt. Do vậy, trên thị trường có một nhóm thu nhập trung bình khá trở lên, chiếm khoảng 20%, chủ yếu mua hàng hóa tại các siêu thị, cửa hàng có thương hiệu; nhóm thu nhập khiêm tốn hơn chủ yếu mua hàng tại chợ, cửa hàng lẻ, hàng rong... với giá cả thấp hơn từ 5 - 10% so với siêu thị và trung tâm thương mại nhưng lại có nhiều rủi ro hơn về chất lượng hàng hóa và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội Vũ Vinh Phú, quy luật cạnh tranh trên thị trường ở lĩnh vực bán lẻ và xu thế hội nhập của Việt Nam ngày càng sâu, rộng đã đem lại quyền lợi nhiều hơn, thiết thực hơn cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc cạnh tranh bằng mọi giá vì lợi nhuận đã đem lại những hệ lụy không lường hết được; nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém phẩm chất... đang diễn biến hết sức phức tạp và chưa được giải quyết cơ bản. Những tổ chức và cá nhân sản xuất kinh doanh chân chính bị thiệt thòi.

Cần tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp và kinh tế biển

Dự báo trong năm 2016 và những năm tiếp theo, cuộc cạnh tranh giành giật thị phần và khách hàng ngày càng mạnh mẽ và quyết liệt hơn trên lĩnh vực bán lẻ. Các DN Việt Nam ngoài sự hỗ trợ về cơ chế chính sách, môi trường kinh doanh thì chủ yếu muốn cạnh tranh được phải từ những cố gắng nội tại của mình.

Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, cần xây dựng chiến lược kinh doanh, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản trị, tiết kiệm chi phí lưu thông, đặc biệt phải thực hiện liên kết hợp tác chặt chẽ với các nhà cung ứng hàng hóa, liên kết giữa sản xuất với phân phối, phân phối với phân phối trên cơ sở “win win” (hai bên cùng thắng). Có như vậy mới tiếp tục trụ vững trong cuộc chơi ở thị trường nội địa Việt Nam.

Trong năm 2016, việc mua bán, sáp nhập các DN bán lẻ trong và ngoài nước vẫn tiếp tục diễn ra nhiều hơn và khẩn trương hơn, đòi hỏi các DN nội địa khi hợp tác kinh doanh với các DN nước ngoài cần phải tỉnh táo, đủ trình độ, tự tin để không tự đánh mất mình trong cuộc chơi đó.

Cũng theo dự báo, năm 2016, nếu không có những biến động lớn về giá dầu và nguyên vật liệu mà Việt Nam phải nhập khẩu; giá điện, giá nước tiếp tục tăng theo lộ trình, cùng với các giá dịch vụ khác như y tế, giáo dục, lương công nhân viên chức, thì CPI 2016 cũng chỉ tăng khoảng 3 - 4%.

Vì vậy, Nhà nước cần tiếp tục hỗ trợ các DN bằng tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, tái cơ cấu nền kinh tế, thay đổi mô hình tăng trưởng, chú trọng nâng cao năng suất lao động, phân bổ nguồn lực một cách hợp lý, kiểm soát nợ công, kiến tạo môi trường kinh doanh minh bạch, thông thoáng, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy công chức phục vụ xã hội, phục vụ DN, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia ở khu vực và quốc tế.

“Cùng với đó, cần tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp và kinh tế biển là hai ngành kinh tế quan trọng nhất cho sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong tương lai, công nghiệp hóa trước hết là công nghiệp hóa nông nghiệp và kinh tế biển. Đất nước Việt Nam phải đi lên từ kinh tế nông nghiệp và kinh tế biển”, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội chia sẻ.

Hữu Oanh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Đảm bảo điện phục vụ sản xuất hàng Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Đảm bảo điện phục vụ sản xuất hàng Tết Nguyên đán Ất Tỵ

(Thanh tra) - Tháng 12/2024 và tháng 1/2025, là giai đoạn cao điểm sản xuất hàng hóa Tết Nguyên đán Ất Tỵ và cũng là thời điểm bước vào mùa khô ở Tây Nguyên khiến mức tiêu thụ điện khu vực này tăng cao. Trước yêu cầu quan trọng này, Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đã triển khai đồng bộ nhiều phương án đảm bảo nguồn điện an toàn, liên tục và ổn định để đáp ứng nhu cầu của hơn 4,8 triệu khách hàng tại 13 tỉnh, TP khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

N. Phó

10:12 13/12/2024
Bài 4: Đa dạng hoá phương tiện VTHKCC để người dân có nhiều lựa chọn

Bài 4: Đa dạng hoá phương tiện VTHKCC để người dân có nhiều lựa chọn

(Thanh tra) - Hiện nay, Hà Nội đã có các loạt hình phương tiện vận tải công cộng như: đường sắt đô thị, xe buýt, xe đạp công cộng. Nhưng năng lực các loại hình này vẫn chưa đáp ứng đủ so với nhu cầu của người dân. Để nâng cao năng lực VTHKCC, Hà Nội cần đầu tư mạnh mẽ hơn nữa, trong đó ưu tiên lớn nhất là hoàn thiện hệ thống đường sắt đô thị; mở rộng và điều chỉnh hợp lý hoá mạng lưới xe buýt.. càng đa dạng loại hình, sẽ càng trở nên hấp dẫn.

Cao Sơn

08:06 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm