Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tận dụng ưu đãi trong CPTPP của doanh nghiệp Việt còn nhiều dư địa

Thứ tư, 19/02/2020 - 20:36

(Thanh tra) – Khả năng tận dụng ưu đãi trong Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều dư địa để cải thiện.

Ảnh minh hoạ. Nguồn Internet

Vấn đề này được đề cập tại hội thảo “Thực hiện hiệu quả Hiệp định CPTPP trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế: Yêu cầu hoàn thiện thể chế và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam” do Viện nghiên cứu quản lý Kinh tế TW (CIEM) tổ chức với sự hỗ trợ của Chương trình Australia Hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Aus4Reform) ngày 19/2.

Sau 1 năm, tỷ lệ tận dụng ưu đãi chưa cao

TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM cho biết, CPTPP có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14/1/2019. Hiệp định này được kỳ vọng sẽ tạo thêm xung lực mới cho phát triển thương mại và đầu tư, đẩy mạnh hơn nữa cải cách kinh tế tại Việt Nam.

“Tuy nhiên, hiệu quả thực thi và khả năng tận dụng những lợi ích tiềm năng từ CPTPP còn phụ thuộc vào năng lực thể chế, năng lực cạnh tranh và khả năng thích ứng của doanh nghiệp trong nước”, Viện trưởng CIEM nhận định.

Dẫn chứng trong lĩnh vực thương mại, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng Ban Nghiên cứu Tổng hợp (CIEM) cho biết, CPTPP ít nhiều đã có đóng góp tích cực vào hoạt động thương mại của Việt Nam.

Với khối nước CPTPP, tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam chiếm gần 30,2% giai đoạn 2007-2008 nhưng giảm dần xuống 23% giai đoạn 2009-2010 và 18% giai đoạn 2011-2018.

Trong năm 2019 - năm đầu tiên thực hiện CPTPP, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang 6 nước thành viên đã phê chuẩn Hiệp định đạt 34,4 tỷ USD, tăng 8,3%, trong khi kim ngạch nhập khẩu đạt 30,1 tỷ USD, chỉ tăng 1%.

Cũng theo ông Dương, tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ các FTA của Việt Nam đạt khoảng 39% năm 2018-2019.

“Hiệp định CPTPP mới bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm 2019, do đó tỷ lệ tận dụng ưu đãi chưa cao ở một số mặt hàng, thị trường”, ông Dương nói và cho rằng, những ngành có tỷ lệ tận dụng cao như thủy sản, dệt may, da giày cũng là những mặt hàng Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu đến nhiều thị trường.

“Dù vậy, khả năng tận dụng ưu đãi trong CPTPP của doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều dư địa để cải thiện, song khó có thể tách rời với việc khai thác các FTA khác”, ông Dương nhận định.

Hoàn thiện thể chế, doanh nghiệp tuân thủ nguyên tắc

Cũng theo Trưởng Ban Nghiên cứu Tổng hợp (CIEM), công tác xây dựng khung khổ pháp lý nhằm thực hiện hiệu quả CPTPP cho thấy sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động.

Toàn cảnh phiên họp

Tuy vậy, việc thực thi hiệu quả Hiệp định CPTPP đòi hỏi phải xử lý một số yêu cầu về thể chế, bao gồm: hiểu đúng và đầy đủ các nội dung pháp lý trong CPTPP; cải thiện hiệu quả phối hợp giữa các Bộ, ngành liên quan và kịp thời rà soát và ban hành các văn bản pháp luật thực thi CPTPP.

Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành nhận định, điểm yếu nhất của chúng ta là cam kết thị trường rất nhiều nhưng thực thi chưa tốt. Vì vậy, theo ông, các doanh nghiệp phải tuân thủ các quy tắc của Hiệp định, đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật cao cũng như cải thiện khả năng cạnh tranh, hài hòa việc thực hiện CPTPP với các tuyến hội nhập khác.

Ngoài ra, tác động với doanh nghiệp sẽ tích cực hơn nếu Chính phủ củng cố hơn nữa trong việc đồng thuận xã hội về tiến trình và các biện pháp cải cách, cân bằng các mục tiêu chính sách, tạo dựng thêm không gian chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp.

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh lưu ý thêm, nếu thực đầy đủ các cam kết công khai minh bạch chúng ta sẽ có bước tiến đáng kể và sẽ tiết kiệm được khá nhiều nguồn vốn.

Đồng quan điểm, theo Viện trưởng CIEM, các cơ quan nghiên cứu và quản lý cần tập trung phân tích những tác động, những cơ hội, thách thức mà CPTPP mang lại cũng như sự chuẩn bị của cộng đồng doanh nghiệp. Như vậy, sẽ tạo thuận lợi cho các cơ quan của Chính phủ thiết lập cơ chế chính sách đúng đối tượng, trúng mục tiêu, góp phần thực hiện tốt những nội dung đã ký kết.

T.Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.

Cao Sơn

07:05 14/12/2024
Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.

Trần Kiên

20:25 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm