Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 20/04/2021 - 06:00
(Thanh tra)- Những cơ hội về thuế quan trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) không tạo nên phát triển đột phá cho ngành điện tử Việt Nam. Tuy nhiên, ngành hàng này vẫn có thể tìm thấy những cơ hội từ chuỗi cung ứng khi EVFTA được thực thi, nếu biết tận dụng các cơ hội đột phá để phát triển.
Sản lượng điện thoại di động và tivi sản xuất trong nước còn thấp. Ảnh: Lê Phương
Tỷ lệ nội địa hóa thấp
Theo Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), thời gian qua, sản xuất kinh doanh các sản phẩm điện tử nhìn chung tăng trưởng khá cao. Năm 2019, sản lượng sản xuất điện thoại di động đạt 215,2 triệu cái; sản phẩm ti vi ước tính đạt 14,626 triệu cái. 9 tháng năm 2020, sản lượng điện thoại di động và ti vi sản xuất trong nước lần lượt là 163,4 triệu cái và 13.004.200 cái.
Giá trị xuất khẩu ngành điện tử năm 2019 của Việt Nam đạt trên 87 tỷ USD, có tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn từ 2010 - 2019 trên 50%, cao nhất thế giới. Năm 2020, tính đến hết tháng 9, kim ngạch xuất khẩu ngành điện tử ước đạt khoảng 69 tỷ USD, trong đó điện thoại di động và linh kiện ước đạt hơn 36,6 tỷ USD; sản phẩm điện tử, máy tính và linh kiện ước đạt hơn 32,2 tỷ USD.
Kết quả trên cho thấy, kim ngạch xuất khẩu nhóm ngành thiết bị truyền thông với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 - 2019 là 62%, tiếp đến là nhóm ngành linh kiện điện tử và nhóm ngành máy vi tính và thiết bị ngoại vi, hai nhóm ngành này có tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 - 2019 đạt lần lượt là 42% và 19%, sau cùng là nhóm ngành thiết bị điện tử khác và nhóm ngành điện tử dân dụng có tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 - 2019 đạt lần lượt là 39% và 35%.
Có một thực tế là, mặc dù có một số nhãn hiệu điện tử trong nước mới nổi như điện thoại BPhone, Vsmart, Viettel... nhưng thị trường điện - điện tử dân dụng trong nước lại chủ yếu do các thương hiệu nước ngoài chiếm lĩnh.
Tỉ lệ nội địa hóa ngành điện tử hiện nay rất thấp, chỉ khoảng 5-10%. Các sản phẩm điện tử trên thị trường Việt Nam đa số là hàng nhập khẩu nguyên chiếc hoặc lắp ráp trong nước bằng phần lớn các linh kiện nhập khẩu.
Các doanh nghiệp (DN) công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử trong nước đã có tham gia vào chuỗi giá trị của ngành, song đa số mới cung cấp các sản phẩm đơn giản, có giá trị và hàm lượng công nghệ thấp.
Nâng cao năng lực để có thể tham gia chuỗi cung ứng
Nguyên nhân trước hết là do năng lực các DN nội địa trong ngành còn nhiều hạn chế, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu cao của thị trường cũng như của các DN FDI (vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài). Mặt khác, sự liên kết giữa các DN cung ứng trong nước với các DN FDI và các tập đoàn đa quốc gia còn mờ nhạt.
Do vậy, thời gian qua, Bộ Công Thương đã và đang triển khai nhiều chương trình, dự án hợp tác quốc tế. Các DN FDI đã có những chính sách nhất định nhằm hỗ trợ các nhà cung ứng nội địa và bản thân các DN trong nước cũng rất nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh, để gia nhập vào chuỗi cung ứng của các DN FDI.
Theo Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương Trần Thanh Hải, điện tử là sản phẩm vừa mang hàm lượng công nghệ rất cao và đồng thời các yếu tố cấu thành rất nhiều và phức tạp. Do vậy, chuỗi cung ứng của nó cũng sẽ trải dài đến một số quốc gia.
Cũng theo ông Hải, từ trước đến nay, các DN sản xuất điện tử chủ yếu đến từ các quốc gia có nền công nghệ tiên tiến như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Nhưng cũng nhìn thấy một sự thay đổi rất rõ là những năm gần đây, Việt Nam đã có những nhà sản xuất là ODM (sản xuất theo đơn đặt hàng) của các DN điện tử lớn.
Bên cạnh đó, những DN Việt như VinSmart cũng có những nghiên cứu để có thể làm ra những sản phẩm điện thoại mang thương hiệu Việt Nam. Đây là điều rất là đáng khích lệ, giúp cho các DN Việt Nam dần làm chủ, sản xuất được những sản phẩm điện tử có giá trị cao, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu nhóm hàng này trong thời gian tới.
Do vậy, để có thể tận dụng cơ hội và thực thi hiệu quả EVFTA, các DN ngành điện tử cần nâng cao năng lực để có thể tham gia chuỗi cung ứng của các DN đầu chuỗi đang hoạt động tại Việt Nam và tăng cường tham gia các hoạt động, sự kiện kết nối kinh doanh để có thể tận dụng được những cơ hội kết nối với DN điện tử EU.
Liên kết sản xuất với các tập đoàn FDI công nghệ cao. Trong đó, các DN phải đáp ứng được 3 điều kiện là chất lượng, giao hàng đúng hẹn và giá cả hợp lý. Có như vậy mới có thể tham gia vào chuỗi cung ứng của các tập đoàn lớn có thương hiệu quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam, và tiến tới tham gia chuỗi giá trị ngành điện tử toàn cầu.
Bên cạnh đó, cần xây dựng các biện pháp bảo vệ thị trường điện - điện tử tiêu dùng (như thuế phòng vệ, hàng rào kỹ thuật, chống gian lận thương mại, hàng giả và hàng nhâp lậu…).
Đồng thời, tập trung hỗ trợ một số DN triển vọng của Việt Nam trong lĩnh vực điện tử nhằm tạo cơ hội cho các DN này phát triển, đóng vai trò dẫn dắt thị trường điện tử trong nước, đặc biệt là các sản phẩm điện - điện tử gia dụng. Bên cạnh đó, rà soát, hoàn thiện chính sách, pháp luật, đặc biệt là quy định cụ thể về hàng hóa xuất xứ Việt Nam; thực hiện các giải pháp nhằm mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu.
Lê Phương
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Gói thầu xây lắp phần đường và cầu vượt nút giao ĐT994 thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu vừa mới mở thầu ngày 18/10/2024. Dự toán gói thầu là hơn 1.792,4 tỷ đồng. Liên danh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đạt Phương đưa ra giá dự thầu là hơn 1.684,6 tỷ đồng… Mới đây, doanh nghiệp liên tục bị Tổng cục Thuế bị xử phạt do vi phạm hành chính về thuế.
Chu Tuấn - Quang Dân
14:25 22/11/2024(Thanh tra) - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn vừa ký văn bản yêu cầu các sở, ngành đẩy nhanh tốc độ chuẩn bị các bước tiếp theo để trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương cho dự án xử lý chất thải tập trung cấp vùng tại xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân trước ngày 30/12/2024.
Văn Thanh
12:45 22/11/2024Văn Thanh
12:43 22/11/2024Bùi Bình
21:53 20/11/2024Hương Giang
20:39 20/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương