Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

SCIC sẽ thoái tiếp 3,33% vốn nhà nước tại Vinamilk

Thứ sáu, 04/08/2017 - 12:54

Hôm nay, SCIC họp báo công bố lộ trình bán tiếp vốn tại Vinamilk. Số cổ phần chào bán lần này nằm trong số không chào bán hết trong năm 2016.

Vào cuối năm 2016, một trong những câu chuyện thu hút sự quan tâm nhất của giới đầu tư là thương vụ thoái vốn Nhà nước (đại diện là SCIC) tại Vinamilk ( VNM ). Thương vụ thoái vốn Vinamilk nhận được nhiều sự chú ý cũng dễ hiểu bởi đây là một trong những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tốt nhất Việt Nam với doanh thu mỗi năm hàng tỷ USD.

Bên cạnh đó, việc SCIC tiến hành thoái toàn bộ 45% cổ phần Vinamilk, tương đương 82.000 tỷ đồng (khoảng 3,8 tỷ USD, tính theo giá trị cuối năm 2016) cũng là con số rất lớn nên thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư cả trong và ngoài nước.

Về phía SCIC, đại diện phần vốn Nhà nước đã quyết định không bán trọn lô 45% cổ phần Vinamilk mà sẽ chia ra làm nhiều đợt. Trong đợt thoái vốn đầu tiền vào 21/12/2016, SCIC đã bán ra 78,38 triệu cổ phiếu VNM, tương ứng tỷ lệ 5,4%. Sau giao dịch này, SCIC hiện chỉ còn nắm giữ 130,63 triệu cổ phiếu VNM, tương ứng 39,33%.

Bên nhận chuyển nhượng chính là F&N Dairy Investments và F&NBEV Manufacturing, 2 thành viên thuộc tập đoàn Fraser & Neave với mức giá 144.000 đồng/cp, tương ứng tổng giá trị lên tới 11.286 tỷ đồng.

Tính theo giá cổ phiếu VNM đang giao dịch hiện tại trên thị trường, Fraser & Neave đã tạm lãi khoảng 1.000 tỷ đồng nhờ mua cổ phần SCIC thoái vốn đợt 1.

Điều đáng nói là, hôm nay, SCIC họp báo công bố lộ trình bán tiếp vốn tại SCIC.

(Theo Doanh nghiệp)

Theo thông tin công bố, SCIC đã được Nhà nước cho phép triển khai bán tiếp một phần vốn tại Vinamilk ngay trong năm 2017 này.

Tổng lượng cổ phần SCIC sẽ bán đợt này là 48,33 triệu cổ phiếu tương ứng 3,3% vốn tại Vinamilk. Nguyên nhân SCIC bán 3,3% là để giữ lại 36% vốn Nhà nước tại công ty Sữa Việt Nam và con số 36% này có giá trị trong quá trình quản trị và vai trò quản trị của Nhà nước với doanh nghiệp.

Việc bán vốn dự kiến hoàn thành ngay trong năm 3017. Lãnh đạo SCIC cho biết dự kiến mở bán vào tháng 10 vì thị trường chứng khoán đang tốt. Nếu thực hiện được sớm hơn thì càng tốt nhưng đều phải theo những quy trình nhất định.

Những nhà đầu tư đủ điều kiện tham gia theo luật định sẽ được tham gia đợt chào bán này, chúng tôi không hạn chế nhà đầu tư tham gia.

Điều đáng chú ý là SCIC sẽ phối hợp chặt chẽ với Vinamilk để giới ghiệu cơ hội đầu tư đến thị trường. Các thông tin khác như bước khối lượng, bước giá, giá khởi điểm SCIC sẽ công bố theo tiến trình. Theo chia sẻ của lãnh đạo SCIC, nếu thị trường thuận lợi thì SCIC dự kiến thu về 6,5-7.000 tỷ từ đợt thoái vốn này.

(Theo Doanh nghiệp)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Phú Thọ nợ đọng xây dựng cơ bản khoảng 1.400 tỷ đồng

Phú Thọ nợ đọng xây dựng cơ bản khoảng 1.400 tỷ đồng

(Thanh tra) - Trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 9 - HĐND tỉnh Phú Thọ khóa XIX, ngày 10/12, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ cho biết, qua rà soát đến ngày 30/11/2024, tổng số nợ xây dựng cơ bản toàn tỉnh là khoảng 1.400 tỷ đồng.

Nam Dũng

12:43 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm