Theo dõi Báo Thanh tra trên
Trọng Tài
Thứ ba, 24/10/2023 - 21:17
(Thanh tra) - Hết tháng 9/2023, kết quả giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Quảng Ninh vẫn chưa như mong đợi. Nhiều địa phương, đơn vị, sở, ngành thực hiện còn chậm.
Dự án nâng cấp, cải tạo, mở rộng đường đoạn từ nút giao cầu vượt cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, thôn Trại Me, xã Sơn Dương đến thôn Đồng Trà, xã Đồng Lâm, TP Hạ Long. Ảnh: TTTT
Xác định đầu tư công là một trong những trụ cột đảm bảo tăng trưởng, ngay từ đầu năm 2023, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành nhiều nghị quyết, thông báo, kết luận chỉ đạo đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công gắn với nâng cao chất lượng dự án, công trình.
Tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn chưa như mong đợi, việc giải ngân vốn đầu tư công ở nhiều địa phương, sở, ngành, đơn vị còn chậm.
Tính đến hết tháng 9/2023, toàn tỉnh Quảng Ninh giải ngân được 5.837/15.854 tỷ đồng, đạt 42,3% so với kế hoạch giao đầu năm.
Cụ thể, ngân sách Trung ương giải ngân 405/584,3 tỷ đồng, đạt 69,3% (cùng kỳ đạt 16,8%); ngân sách tỉnh giải ngân 1.941/6.323 tỷ đồng, đạt 30,7% (cùng kỳ đạt 45%); ngân sách huyện, xã giải ngân 3.940/8.676 tỷ đồng, đạt 40,2% (cùng kỳ đạt 44%).
Kết quả đánh giá cho thấy, có một số đơn vị đã tích cực thực hiện giải ngân vốn đầu tư công, có tỷ lệ giải ngân cao hơn mức trung bình của tỉnh như Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh; Ban Quản lý dự án đầu tư các công trình Dân dụng và Công nghiệp tỉnh; Ban Quản lý trồng rừng Việt Đức; Đoàn Kinh tế quốc phòng 327; TP Hạ Long, Móng Cái; thị xã Quảng Yên…
Bên cạnh đó, vẫn còn có một số đơn vị giải ngân nguồn vốn này chậm như Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh (30,3%); Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh (19,4%); Công an tỉnh (9,6%); Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh (0%), Trường Đại học Hạ Long (0%). TP Cẩm Phả (29,4%), Uông Bí (29,7%); thị xã Đông Triều (31,2%); huyện Bình Liêu (31,6%), Hải Hà (27,6%)...
Lý giải về việc giải ngân vốn đầu tư công chậm, tỉnh Quảng Ninh nhận định, nguyên nhân là do công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị dự án chưa tốt; vướng mắc về một số cơ chế chính sách liên quan đến trình tự lập, thẩm định kế hoạch đầu tư công; xác định giá đất để thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng.
Cùng với đó, là thiếu hụt nguồn vật liệu san lấp; việc phối hợp xử lý các khó khăn, vướng mắc giữa các chủ đầu tư với sở, ngành, địa phương chưa chặt chẽ và tiến độ xử lý tài sản công, triển khai các gói thầu mua sắm thiết bị chuyên dùng còn chậm so với yêu cầu…
Để “tăng tốc” tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, tỉnh Quảng Ninh đã yêu cầu lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương chỉ đạo quyết liệt, sát sao và phải coi đây là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, cần nỗ lực để hoàn thành.
Đồng thời, tập trung xác định khối lượng thực tế của từng dự án đã thực hiện để đẩy nhanh thanh quyết toán.
Chỉ đạo, đôn đốc các nhà thầu tăng ca, tăng kíp đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành các dự án; xem xét, thay thế đơn vị nhà thầu không đủ năng lực, đáp ứng yêu cầu đặt ra về tiến độ thi công và giải ngân.
Đặc biệt, các địa phương, đơn vị, sở, ban, ngành phát huy hơn nữa vai trò của người đứng đầu trong chỉ đạo, điều hành; tăng cường kiểm tra, giám sát, khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh trong giải ngân vốn đầu tư công.
Tỉnh cũng coi việc thực hiện nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công là căn cứ quan trọng khi xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao trong năm 2023 của tập thể, cá nhân.
Quảng Ninh đặt mục tiêu phấn đấu đến ngày 30/9/2023 giải ngân 80% kế hoạch vốn đầu tư công giao đầu năm. Nhìn vào con số có thể thấy, các đơn vị, địa phương của tỉnh đang còn rất nhiều việc phải làm và cần nỗ lực, quyết tâm nhiều hơn nữa.
Thời gian từ nay đến hết năm không còn nhiều, hy vọng với nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt, tỉnh Quảng Ninh sẽ hoàn thành mục tiêu đến ngày 31/12/2023 giải ngân 100% kế hoạch vốn đầu tư công giao đầu năm.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tháng 12/2024 và tháng 1/2025, là giai đoạn cao điểm sản xuất hàng hóa Tết Nguyên đán Ất Tỵ và cũng là thời điểm bước vào mùa khô ở Tây Nguyên khiến mức tiêu thụ điện khu vực này tăng cao. Trước yêu cầu quan trọng này, Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đã triển khai đồng bộ nhiều phương án đảm bảo nguồn điện an toàn, liên tục và ổn định để đáp ứng nhu cầu của hơn 4,8 triệu khách hàng tại 13 tỉnh, TP khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
N. Phó
10:12 13/12/2024(Thanh tra) - Hiện nay, Hà Nội đã có các loạt hình phương tiện vận tải công cộng như: đường sắt đô thị, xe buýt, xe đạp công cộng. Nhưng năng lực các loại hình này vẫn chưa đáp ứng đủ so với nhu cầu của người dân. Để nâng cao năng lực VTHKCC, Hà Nội cần đầu tư mạnh mẽ hơn nữa, trong đó ưu tiên lớn nhất là hoàn thiện hệ thống đường sắt đô thị; mở rộng và điều chỉnh hợp lý hoá mạng lưới xe buýt.. càng đa dạng loại hình, sẽ càng trở nên hấp dẫn.
Cao Sơn
08:06 13/12/2024Hải Hà
22:38 12/12/2024Chu Tuấn
18:30 12/12/2024Trần Quý
18:29 12/12/2024Trần Quý
18:28 12/12/2024T.Thanh
Thái Hải
PV
Lâm Ánh
Thanh Giang
P. B
Thu Huyền
Nguyễn Điểm
Nam Dũng
Trần Quý
Chính Bình
Trung Hà