Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP

Bùi Bình

Thứ sáu, 24/11/2023 - 09:10

(Thanh tra) – Với việc phát huy tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, cộng với những chính sách, chương trình, đề án về phát triển kinh tế xã hội được tỉnh Lai Châu, các huyện tổ chức thực hiện đã và đang phát huy hiệu quả góp phần vào thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP, nâng cao giá trị hàng hóa làm tăng thu nhập và góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần ở nông thôn.

Huyện Than Uyên công nhận thêm 04 sản phẩm OCOP 3 sao đợt 1 năm 2023. Ảnh: Nguyễn Duy Nhì

Những năm qua, Chương trình OCOP đã nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của UBND tỉnh và các sở, ban, ngành và với quyết tâm chính trị cao của cấp ủy, chính quyền, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, đặc biệt là sự đồng tình, hưởng ứng của người dân.

Tỉnh Lai Châu đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, hướng tới việc chuẩn hóa, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho các sản phẩm và phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị.

Chương trình đã tạo ra một sân chơi bình đẳng, minh bạch, tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà sản xuất, khuyến khích được sự tham gia của cộng đồng, khai thác, duy trì và phát huy được những giá trị tiềm năng của các nghề, làng nghề, đặc sản vùng miền, sản phẩm truyền thống; tạo ra nguồn sản phẩm phong phú, đảm bảo về chất lượng, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động và góp phần thiết thực vào thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

Đến nay, sau gần 4 năm triển khai thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn toàn tỉnh Lai Châu đã tổ chức đánh giá, phân hạng và chứng nhận được 171  sản phẩm được công nhận đạt hạng OCOP 3 sao trở lên của 74 chủ thể, gồm: 2 sản phẩm đạt 4 sao, 6 sản phẩm đạt tiềm năng 4 sao; 163 sản phẩm đạt 3 sao.

Nhiều sản phẩm có tem truy xuất nguồn gốc rõ ràng, một số sản phẩm được sản xuất theo chuỗi giá trị, một số sản phẩm đã ứng dụng công nghệ tiên tiến trong quá trình sản xuất góp phần nâng cao giá trị các sản phẩm đặc sản, truyền thống của Lai Châu như: nhóm sản phẩm Đông trùng hạ thảo, Mắc ca sấy, thịt trâu, thịt lợn gác bếp và nhóm sản phẩm dược liệu đặc trưng…

Đến hết tháng 9/2023, tỉnh Lai Châu đã hỗ trợ gần 5 tỷ  đồng cho 111 sản phẩm được chứng nhận sản phẩm OCOP của 62 chủ thể thực hiện hoàn thiện hồ sơ sản phẩm, thiết kế, in mẫu mã bao bì sản phẩm, thưởng đạt sao OCOP, xây dựng điểm bán sản phẩm OCOP; tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh vì có thành tích xuất sắc trong thực hiện chương trình OCOP cho 71 tập thể, cá nhân; hỗ trợ gần 700 triệu đồng cho các chủ thể tham gia giới thiệu, quảng bá, kết nối, tiêu thụ sản phẩm OCOP tại các hội nghị, hội chợ thương mại trong và ngoài tỉnh; hướng dẫn, hỗ trợ cho các chủ thể thực hiện đăng ký, xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc (mã số mã vạch, mã Qrcod …), đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm, thiết kế nhãn hiệu, bao bì, in ấn tem nhãn sản phẩm.

Các sản phẩm sau khi được chứng nhận và các sản phẩm tiềm năng được các cấp, các ngành và địa phương tiếp tục quan tâm tuyên truyền, hướng dẫn hoàn thiện các tiêu chí của Chương trình; hỗ trợ thúc đẩy công tác quảng bá, xúc tiến thương mại, xây dựng các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP; hỗ trợ xây dựng các chứng nhận quản lý chất lượng tiên tiến, xây dựng nhà kho, nhà xưởng, trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất, bảo hộ nhãn hiệu, xây dựng mã số, mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc điện tử (Qrcod) …

Nhiều cơ sở đã đầu tư nâng cấp mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng mẫu mã bao bì phù hợp với quy định và thị hiếu của thị trường, quan tâm chú trọng đến công tác quảng bá thương hiệu, đưa sản phẩm OCOP lên một tầm cao mới vươn ra thị trường trong tỉnhvà cả nước.

Công tác quản lý, duy trì và phát triển các sản phẩm đã được chứng nhận sản phẩm OCOP của UBND các huyện thành phố hàng năm được chú trọng quan tâm triển khai thực hiện, tạo động lực thúc đẩy phát triển nền kinh tế và làm khơi dậy được tiềm năng, thế mạnh về những sản phẩm đặc trưng của địa phương,

Các chủ thể sau khi được chứng nhận sản phẩm OCOP cơ bản chấp hành tốt các tiêu chí của chương trình, đầu tư nâng cấp mở rộng quy mô, đa dạng mẫu mã bao bì, chú trọng đến công tác quảng bá thương hiệu, đưa sản phẩm OCOP lên một tầm cao mới vươn ra thị trường trong và ngoài tỉnh trong cả nước,

Thực tế cho thấy, để sản phẩm OCOP tồn tại và phát triển cần phải đảm bảo các yếu tố: Chất lượng sản phẩm, xúc tiến thương mại, tìm đầu ra cho sản phẩm; phát triển các điểm bán hàng và quảng bá, liên kết tiêu thụ sản phẩm OCOP, tạo hệ thống phân phối hiệu quả, giá cả cạnh tranh đối với các sản phẩm tương đồng trên thị trường, bên cạnh đó, yếu tố thương hiệu, chỉ dẫn địa lý tạo ra sản phẩm đặc trưng, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh là then chốt.

Việc xây dựng thương hiệu là một quá trình lâu dài, nhằm tạo lòng tin cho khách hàng và định vị trên thị trường. Khi đã có một thương hiệu đủ lớn mạnh, doanh nghiệp sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh, phát triển, mở rộng kinh doanh vượt bật so với các đối thủ.

Để giúp cho các chủ thể duy trì và phát triển thương hiệu, các cấp, các ngành các địa phương tỉnh Lai Châu cần làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của Nhân dân về vai trò, tầm quan trọng trong việc xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm OCOP, chất lượng hàng hóa sản phẩm OCOP là chìa khóa trong việc xây dựng thương hiệu, coi thương hiệu là niềm tự hào, tự tôn của quê hương.

Tổ chức các hoạt động tập huấn kiến thức, kỹ năng về xây dựng, quản trị và phát triển nhãn hiệu, bao bì sản phẩm nhằm giúp các chủ thể OCOP chủ động trong việc nâng cao chất lượng, cải tiến nhãn hiệu, bao bì để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, định hướng xuất khẩu và mở rộng thị trường.

Đẩy mạnh hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm, chỉ dẫn địa lý, nhất là sản phẩm đặc sản, chủ lực của địa phương nhằm tạo lập, bảo tồn và nâng cao giá trị, sức cạnh tranh trên thị trường; chú trọng phát triển sản phẩm OCOP song song với xây dựng nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp áp dụng hệ thống tiêu chuẩn VietGAP, HACCP, ISO.

Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho sản phẩm OCOP; hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh ưu tiên sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu, lao động và các yếu tố đầu vào là các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của địa phương…

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Long: Tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Vĩnh Long: Tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

(Thanh tra) - Xác định thực hiện kế hoạch đầu tư công là một trong các động lực quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long yêu cầu khẩn trương với phương châm “càng sớm, càng hiệu quả”, tập trung thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp.

Nhật Minh

20:20 03/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm