Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 18/09/2017 - 08:45
(Thanh tra)- Từng là một nước phụ thuộc hoàn toàn vào xăng dầu nhập khẩu, Việt Nam đã dần dần đáp ứng như cầu xăng dầu nội địa nhờ các nhà máy lọc dầu đã, đang và sắp đi vào hoạt động như Dung Quất, Nghi Sơn (hoạt động vào quý IV/2017). Liệu nguồn cung xăng dầu cho người tiêu dùng Việt Nam 2018 sẽ ra sao?
Hiện tại, Việt Nam có NMLD Dung Quất đang hoạt động với công suất 6,5 triệu tấn dầu thô/năm.
Xăng dầu sản xuất trong nước dồi dào
Theo tính toán, với sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong 5 năm tới, tổng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong cả nước từ năm 2018 đến năm 2022 trung bình đạt khoảng 6,5 triệu tấn xăng và 8,5 triệu tấn dầu DO.
Với nhu cầu tiêu thụ trên, hiện tại Việt Nam có Nhà máy lọc dầu (NMLD) Dung Quất đang hoạt động với công suất 6,5 triệu tấn dầu thô/năm. Sản lượng Dung Quất đưa ra thị trường một năm khoảng 2,746 triệu tấn xăng và 3,068 triệu tấn dầu DO. Sắp tới, NMLD Dung Quất tiến hành dự án nâng cấp mở rộng nhà máy để nâng công suất chế biến 8,5 triệu tấn dầu thô/năm. Dự kiến dự án nâng cấp mở rộng hoàn thành vào năm 2021.
Nguồn cung xăng dầu nội địa lớn thứ 2 là NMLD Nghi Sơn vận hành thương mại vào 2018. Với công suất thiết kế 10 triệu tấn dầu thô/năm, dự kiến NMLD Nghi Sơn cung cấp khoảng 2,3 triệu tấn xăng và gần 3,7 triệu tấn dầu DO. Ngoài ra, các nhà máy Condensate như PV Oil Phú Mỹ, Sài Gòn Petro, Nam Việt Oil, Đông Phương có công suất thiết kế khoảng 690.000 tấn xăng/năm.
Như vậy, năm 2018, dự kiến tổng nguồn cung xăng của 2 NMLD lớn nhất Việt Nam đạt khoảng 6 triệu tấn/năm và gần 7 triệu tấn dầu DO/năm. Sản lượng này tương ứng khoảng 92% xăng và 82% dầu DO nhu cầu tiêu thụ nội địa. Con số thiếu hụt trung bình 0,8 triệu tấn xăng và 1,8 triệu tấn dầu DO mỗi năm sẽ được nhập khẩu từ các nước trong khu vực như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Hàn Quốc và Trung Quốc về Việt Nam.
Với sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường như trên, Công ty Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) - đơn vị quản lý vận hành NMLD Dung Quất đã và đang xây dựng chiến lược kinh doanh nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm.
Theo đó, BSR tập trung lập kế hoạch sản xuất theo khả năng vận hành thực tế của Nhà máy và điều chỉnh linh hoạt theo thị trường, tối đa công suất các phân xưởng công nghệ, áp dụng các sáng kiến, cải tiến nhằm tối ưu hóa năng lượng, tiết giảm chi phí, giảm tồn kho và tập trung sản xuất ra nhiều sản phẩm hóa dầu, sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó, BSR luôn chủ động mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng thị phần trong nước cũng như xây dựng phương án xuất khẩu sản phẩm sang nhiều nước lân cận trong khu vực như Lào, Campuchia, Indonesia…
Nhà phân phối và người tiêu dùng được lợi
Khi sử dụng xăng dầu sản xuất trong nước, cả đơn vị phân phối sản phẩm và người tiêu dùng đều được lợi. Sản phẩm xăng dầu trong nước của BSR đang cung cấp có nhiều lợi thế cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu. Cụ thể, sản phẩm trong nước không bị ảnh hưởng bởi chênh lệch ngoại tệ thanh toán (Xăng dầu nhập khẩu phải thanh toán bằng USD); thời gian và hình thức nhận hàng linh hoạt, chi phí vận chuyển, thủ tục nhập hàng nhanh chóng, và đặc biệt là không phải nộp thuế nhập khẩu trước khi nhận hàng như hàng nhập khẩu…
Như Ca
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sáng 11/12/2024, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) chính thức khai trương Công viên Logistics Viettel. Đây là công viên logistics đầu tiên ở Việt Nam, có quy mô hạ tầng lớn nhất và hiện đại nhất Việt Nam.
ĐT
14:46 11/12/2024(Thanh tra) - Trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 9 - HĐND tỉnh Phú Thọ khóa XIX, ngày 10/12, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ cho biết, qua rà soát đến ngày 30/11/2024, tổng số nợ xây dựng cơ bản toàn tỉnh là khoảng 1.400 tỷ đồng.
Nam Dũng
12:43 11/12/2024T.T
22:35 10/12/2024T.T
22:11 10/12/2024Thanh Giang
19:09 10/12/2024Hương Trà
Trần Kiên
Cảnh Nhật
Trần Quý
Văn Thanh
N. Phó - L. Bằng
Hương Giang
Hải Hà
Hương Giang
TC
Hải Hà
Trung Hà