Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Người dân “nín thở” dõi theo giá cả thị trường

Thứ sáu, 20/03/2015 - 10:29

(Thanh tra) - Sau cú đúp điện và xăng đồng loạt tăng giá, nhiều chuyên gia kinh tế nhận định việc tăng giá lần này có thể sẽ kéo theo nguy cơ tăng giá của nhiều loại hàng hóa trên thị trường.

Điện, nước, gas, xăng mỗi khi tăng giá đều có ảnh hưởng tới thị trường giá cả các mặt hàng. Ảnh: Quang Đông

Kể từ ngày 16/3, giá bán điện được điều chỉnh tăng 7,5% lên mức bình quân 1.622,05 đồng/kWh. Việc điều chỉnh giá điện lần này được lý giải do nhiều mặt hàng ảnh hưởng đến giá điện như: Giá than tăng, giá khí, tỷ giá bình quân, thuế tài nguyên nước, giá mua điện từ các nhà máy có công suất từ 30MW trở xuống cũng đều tăng... 

Sau 15 lần giảm giá liên tiếp trong 6 tháng trở lại đây, từ 15 giờ ngày 11/3, giá xăng đã quay đầu tăng. Với mức cụ thể: Giá xăng A92 tăng lên mức 17.286 đồng/lít; xăng E5 tăng lên 16.956 đồng/lít; giá dầu diezen tăng lên mức là 15.883 đồng/lít; dầu hoả cũng tăng lên mức 16.323 đồng/lít; dầu mazut tăng lên mức 12.761 đồng/kg. 

Trước cú đúp tăng giá xăng, điện, không ít chuyên gia kinh tế đã bày tỏ quan ngại giá cả hàng hóa, thị trường tiêu dùng sẽ có những biến động khi thừa cơ "té nước theo mưa'" và đội giá lên nhiều. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của nhiều hộ dân, doanh nghiệp sản xuất và cả mục tiêu giảm con số lạm phát mà Chính phủ đang hướng tới.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, việc tăng giá xăng và điện ảnh hưởng rất nhiều đến các doanh nghiệp trong việc sản xuất khi vốn dĩ họ cũng đang gặp rất nhiều khó khăn vì nền kinh tế, bây giờ lại phải đối mặt với chi phí đầu vào tăng mạnh. Điển hình là các doanh nghiệp về vật liệu xây dựng như thép, xi măng...

Theo một giám đốc doanh nghiệp sản xuất xi măng, việc điện, xăng nhất loạt tăng giá dường như đẩy các doanh nghiệp sản xuất vào thế khó? Với một nhà máy xi măng công suất 1 triệu tấn/năm, chi phí tăng thêm cho điện sau đợt tăng giá này sẽ vào khoảng 800 triệu đồng/tháng. Tính trung bình mỗi mỗi tấn xi măng phải tăng thêm tương ứng 10%. Giá nguyên liệu đầu vào như điện, xăng đều tăng song doanh nghiệp chưa thể tăng giá sản phẩm theo do sức mua còn thấp, buộc các doanh nghiệp phải chấp nhận giảm lợi nhuận, cố gắng cầm cự. 

Trong lĩnh vực vận tải, việc tăng giá xăng dầu buộc các nhà xe phải “nín thở” nghe ngóng để xem xét việc điều chỉnh giá cước. Đại diện doanh nghiệp vận tải, Giám đốc Công ty Cổ phần Vận tải, Thương mại và Dịch vụ Đất Cảng, ông Khúc Hữu Thanh Hải cho hay, với đợt tăng giá xăng dầu và giá điện tới sẽ ảnh hưởng nhiều đến doanh nghiệp. 

Tuy nhiên, đợt tăng giá lần này rơi vào thời điểm thị trường vận tải hành khách cũng không cao. Nếu doanh nghiệp tăng giá cước ngay sẽ không khuyến khích được hành khách đi xe. “Vì vậy, thời gian tới, doanh nghiệp sẽ tiếp tục tiết kiệm chi phí để đảm bảo duy trì ổn định sản xuất kinh doanh và giá cước vận tải”, ông Hải cho biết thêm.

Còn theo ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải TP Hà Nội, đợt này giá xăng tăng khoảng 10%, giá dầu tăng ít hơn. Với mức tăng giá lần này, các đơn vị vận tải sẽ tiếp tục nghe ngóng tình hình thị trường xăng dầu thế giới. Nếu xăng dầu tăng tiếp trong thời gian tới, doanh nghiệp sẽ phải đàm phán lại giá cước vận tải để hài hòa lợi ích giữa các bên.

Trái với giá cước vận tải và vật liệu xây dựng đang được giữ ở mức ổn định, thì giá cả nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu với cuộc sống thường ngày của người dân lại đang có mức tăng nhẹ so với trước thời điểm điện, xăng tăng giá. 

Và hơn ai hết, những người dân và doanh nghiệp trực tiếp sản xuất, kinh doanh vẫn đang hàng ngày phải “nín thở” dõi theo giá cả mỗi khi “anh em nhà” điện, nước, gas, xăng “rủ” nhau tăng giá!?

Quang Đông

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Phú Thọ nợ đọng xây dựng cơ bản khoảng 1.400 tỷ đồng

Phú Thọ nợ đọng xây dựng cơ bản khoảng 1.400 tỷ đồng

(Thanh tra) - Trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 9 - HĐND tỉnh Phú Thọ khóa XIX, ngày 10/12, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ cho biết, qua rà soát đến ngày 30/11/2024, tổng số nợ xây dựng cơ bản toàn tỉnh là khoảng 1.400 tỷ đồng.

Nam Dũng

12:43 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm