Theo dõi Báo Thanh tra trên
Lê Phương
Thứ ba, 19/05/2020 - 21:51
(Thanh tra) - Ngày mai (20/5), kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV khai mạc, dự kiến Quốc hội sẽ chính thức xem xét, thảo luận Hiệp định EVFTA tiến tới phê chuẩn Hiệp định EVFTA.
Ngành hiện nay có thể tận dụng sớm cơ hội mà EVFTA mang lại là dệt may, giày dép, nông sản...
Chia sẻ về tiến trình phê chuẩn, cũng như những lợi ích do Hiệp định EVFTA đem lại, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa Biên (Bộ Công thương) Lương Hoàng Thái cho biết, báo cáo giải trình của Chính phủ đã được trình Quốc hội có các nội dung để đảm bảo thực thi Hiệp định có hiệu quả. Nội dung của Hiệp định tập trung vào các vấn đề pháp lý cần xử lý để có thể hoàn thành nghĩa vụ đặt ra trong hiệp định và những chương trình, bước đi cụ thể mà Chính phủ sẽ thực hiện, từ đó đưa Hiệp định vào cuộc sống.
Việc quyết định phê chuẩn Hiệp định thuộc thẩm quyền Quốc hội. Theo quy trình của Quốc hội, sẽ có bước ban hành Nghị quyết của Quốc hội trước khi hoàn thành quá trình phê chuẩn.
Tiếp theo, hai bên sẽ chính thức xác nhận với nhau về thời điểm Hiệp định có hiệu lực qua kênh ngoại giao. Theo đó, Hiệp định có hiệu lực ngày đầu tiên của tháng thứ 2 sau khi có Nghị quyết phê chuẩn của Quốc hội và văn bản trao đổi qua kênh ngoại giao. Hiện nay Việt Nam đang thúc đẩy bàn với Liên minh châu Âu (EU) để Hiệp định được thực thi sớm nhất. Nếu như Quốc hội có Nghị quyết ban hành vào cuối tháng 5/2020 thì hai bên sẽ xác định ngày có hiệu lực của Hiệp định sau đó khoảng 2 tháng.
Chia sẻ về những lợi ích mà EVFTA mang lại, ông Lương Hoàng Thái cho biết, theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Thế giới, những ngành hiện nay có thể tận dụng sớm cơ hội mà EVFTA mang lại là dệt may, giày dép, nông sản, đặc biệt là nông sản nhiệt đới mà Việt Nam có thế mạnh như gạo, thủy sản…
“Trước tiên, chúng ta nhìn về tổng thể toàn bộ lợi ích đối với nền kinh tế. Theo các nghiên cứu, tác động của hiệp định tương đối thuận lợi đối với nền kinh tế Việt Nam nếu như khai thông được thị trường EU. Đặc biệt, trong một nghiên cứu mới đây nhất của Ngân hàng Thế giới đã nhấn mạnh đến khía cạnh về xóa đói giảm nghèo cũng như khả năng các hộ gia đình vươn lên đạt mức tầng lớp trung lưu. Theo nghiên cứu này, nếu lấy chuẩn xóa đói giảm nghèo cao của Ngân hàng Thế giới, thì có khoảng 800.000 người Việt Nam có thể thoát nghèo nhanh hơn so với kịch bản không có EVFTA”, ông Thái chia sẻ.
Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong vòng 5 năm đầu thực hiện, hiệp định có thể đóng góp vào nền kinh tế tăng thêm khoảng từ 2,18 - 3,25%, tức là xung quanh 0,5 điểm phần trăm GDP/năm. Đây là tác động lớn hơn nhiều so với tất cả các FTA trước đây mà chúng ta đã tham gia, kể cả so với Hiệp định CPTPP mà Quốc hội phê chuẩn trước đây.
Tuy nhiên, để con số đó trở thành hiện thực thì quyết tâm cải cách để thực thi Hiệp định sao cho hiệu quả mang tính chủ động mang ý nghĩa quyết định. Trong bối cảnh kinh tế thế giới đang có thay đổi rất nhiều và rất nhanh so với trước đây, càng đòi hỏi các cơ quan chức năng phải có cách tiếp cận mới, thay đổi phù hợp với hoàn cảnh thì mới có thể tận dụng được các cơ hội mà các FTA thế hệ mới mang lại.
“Chúng ta hy vọng hiệp định này sẽ thúc đẩy quan hệ dài hạn giữa hai bên. Hiệp định kỳ vọng sẽ tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, từ đó tăng cường thúc đẩy thương mại, đầu tư, tạo chuỗi cung ứng mới. Hiện nay, các nước đều đang trong quá trình nỗ lực để đa dạng hóa chuỗi cung ứng của mình. Đặc biệt, trong bối cảnh đối phó với những thay đổi của đại dịch Covid-19, xu hướng này diễn ra mạnh hơn”, ông Thái nhấn mạnh.
Cũng theo ông Thái, khác với nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ có Mê-hi-cô là thị trường truyền thống cung ứng, EU không có một nền kinh tế nào ở gần để đáp ứng nhu cầu xây dựng chuỗi cung ứng mới. Vì vậy, EU đã lựa chọn một số thị trường khác nhau để kết nối dưới hình thức hiệp định thương mại tự do (FTA).
Với tư cách là một trong những nước đang phát triển đầu tiên trong khu vực có FTA với EU, Việt Nam ở vị trí rất tốt để là một trong những nơi tiếp nhận chuỗi cung ứng mới thông qua xây dựng chuỗi cung ứng bền vững kết nối hai bên. Từ đó có cả quan hệ kinh tế cũng như quan hệ khác với EU ở mức cao hơn.
Ông Thái cũng cho biết, Việt Nam là một trong những đối tác tin cậy, đủ khả năng, đủ sức cạnh tranh để cung cấp hàng hóa cho đối tác thương mại. Tất nhiên, những đối tác lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản sẽ lựa chọn cả những đối tác khác nữa nhưng Việt Nam đứng ở vị thế rất tốt.
Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, các mặt hàng như trang thiết bị y tế mà rất nhiều nước hạn chế xuất khẩu thì Việt Nam thể hiện là một đối tác tin cậy trong tất cả mối quan hệ quốc tế đó. Thời gian tới, chúng ta không chỉ kỳ vọng ở một số mặt hàng thế mạnh như dệt may, da giày mà sẽ vươn lên những mặt hàng khác với hàm lượng công nghệ cao hơn đã tác động không nhỏ đến chuỗi cung ứng toàn cầu khiến nhiều nước trên thế giới ưu tiên nâng cao nội lực để tránh phụ thuộc vào chuỗi cung ứng bên ngoài. Vào thời điểm này, kể cả xu hướng đó gia tăng thì EVFTA vẫn giữ được vị thế của mình.
Lý giải thêm về điều này, ông Thái cho hay, kể cả trước đây, khi đại dịch chưa xảy ra thì các nước cũng đã đặt vấn đề là nội lực đóng vai trò quyết định. Nhưng để tận dụng được nội lực thì yếu tố quan trọng là phải tận dụng được cơ hội ngoại lực đem lại. Trong nền kinh tế thế giới hiện nay, không nền kinh tế nào có thể đứng độc lập.
Điều này thúc đẩy việc thiết kế lại chuỗi cung ứng hiện tại chứ không thể chấm dứt hoàn toàn việc các nước phụ thuộc lẫn nhau về chuỗi cung ứng. Nói cách khác, sự phụ thuộc lẫn nhau là xu thế không thể đảo ngược. Rõ ràng chuỗi cung ứng có thể thay đổi nhưng đối tác nào có thể đi đầu trong việc xây dựng chuỗi cung ứng có tính đảm bảo, tin cậy lẫn nhau thì chuỗi cung ứng đó sẽ tiếp tục được củng cố và tăng cường.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 12/12, Ban Chỉ đạo thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội tổ chức hội nghị kiểm đếm tiến độ, tình hình triển khai, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án.
Hải Hà
22:38 12/12/2024(Thanh tra) - Ngày 10/12/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi đã ký quyết định cấm Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc tham gia hoạt động đấu thầu trong thời gian 3 năm đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách do các cơ quan, ban, ngành thuộc tỉnh và các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau quản lý, tổ chức lựa chọn nhà thầu.
Chu Tuấn
18:30 12/12/2024Trần Quý
18:29 12/12/2024Trần Quý
18:28 12/12/2024Nhật Vượng
17:41 12/12/2024Nhật Vượng
17:32 12/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC