Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 08/10/2013 - 08:59
(Thanh tra)- Xoay là thứ quả có vị chua chua, ngọt ngọt nên được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là dân thị thành. Loại quả tương đối đặc biệt này chỉ có duy nhất ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai), địa phương hiện có diện tích rừng lớn nhất khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Vào mùa xoay, từng đoàn người kéo vào những cánh rừng sâu ở huyện Kbang, đánh đu trên những ngọn cây cao vút tìm quả để hái. Năm nào cũng có người mãi mãi nằm lại trong rừng sâu, thế nhưng những “thợ xoay” vẫn bất chấp nguy hiểm, đánh cược mạng sống mình chỉ vì hai chữ mưu sinh.
Anh Nguyễn Đăng Thông leo cành cao hái xoay trong rừng sâu. Ảnh: Trung Đức
Hiểm nguy rình rập
Đã thành lệ, khi mùa mưa ở Tây Nguyên sắp chấm dứt (khoảng cuối tháng 9 - PV) thì cũng là lúc vợ chồng anh Nguyễn Đăng Thông ở xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) tất bật với công việc hái xoay. Mặc dù là “nghề tay trái” nhưng thu nhập đem lại khá cao, nên không năm nào vợ chồng anh Thông bỏ lỡ “lộc rừng”.
Mặt trời chưa ló dạng, anh Thông và vợ đã chỉnh chu cơm đùm cơm nắm, chuẩn bị đồ nghề cho chuyến đi rừng. Đi cùng họ còn có anh Đinh Văn Kiệt, một người “đồng nghiệp” lâu năm luôn đồng hành, khi những cây xoay kết trái và cũng là một “quái kiệt” leo trèo. Anh Kiệt cho biết, muốn hái được xoay ngoài khả năng leo dây, thông thuộc đường rừng thì những người hái xoay nhất thiết phải đi thành nhóm vài ba người trở lên, và phải có đàn ông đi kèm để tránh những bất trắc như: Thú dữ, các băng nhóm tranh giành... “Nghề này nguy hiểm lắm, chỉ cần một chút sơ sẩy là tan xương, nát thịt như chơi. Chỉ những người nghèo mới dám mạo hiểm vào rừng hái xoay thôi”, anh Nguyễn Đăng Thông tiếp lời.
Trái xoay được sàng lọc tại thị trấn Kbang (Kbang, Gia Lai), sau đó được thương lái chuyển về TPHCM tiêu thụ. Ảnh: Trung Đức
Điều khiến người hái xoay lo sợ nhất là việc trượt chân té ngã. Nếu chẳng may té xuống, nạn nhân khó lòng thoát khỏi “lưới hái tử thần”. “Hôm nào bước chân ra khỏi nhà, tôi cũng chuẩn bị tinh thần cho những tình huống xấu nhất, bởi không biết khi nào rủi ro sẽ xảy đến với mình. Việc chứng kiến những dân xoay bị té ngã là chuyện bình thường với chúng tôi. Lần đầu thì có sợ thật nhưng dần rồi cũng quen. Chẳng hạn cách đây gần 4 năm, tôi từng chứng kiến một người đàn ông quê Nghệ An xảy chân rơi từ đọt xoay cao gần 40m, chết nát người cách cây xoay tôi chuẩn bị trèo chưa đầy 10m. Lần đó tôi sợ lắm, tự hứa với mình sẽ thôi nghề này nhưng rồi có bỏ được đâu”, anh Thông chia sẻ.
Tận diệt “lộc rừng”
Sau một ngày thu hái, các “thợ hái” chở xoay về nhà, chờ thương lái đến mua. Ảnh: Trung Đức
Theo các cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Kbang, cây xoay không sống tập trung thành vùng mà phân bố rải rác ở các cánh rừng thuộc lâm phần quản lý của 7 công ty lâm nghiệp đứng chân trên địa bàn huyện. Hiện tại, chưa có thống kê cụ thể sản lượng mỗi vụ xoay ở rừng Kbang là bao nhiêu. Nguồn lâm sản phụ này nếu được khai thác đúng chu kỳ và đúng cách sẽ mang lại nguồn thu nhập không nhỏ. Do đó, việc nông dân hái xoay xanh bán giá thấp hơn 1/3 giá xoay chín, hay chặt cả những cành to để thu quả là một sự lãng phí, ảnh hưởng đến những mùa sau.
Ông Võ Đình Chinh, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Kbang cho biết: “cây xoay thuộc nhóm lâm sản phụ được phép khai thác nên không thể cấm người dân vào rừng hái. Hạt kiểm lâm phối hợp với các lâm trường chỉ cử cán bộ vào tận nơi tìm gặp người dân để quán triệt việc không triệt đốn những cành chủ, ảnh hưởng đến cây xoay. Ngoài ra, UBND huyện Kbang cũng thường xuyên chỉ đạo các lâm trường và các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tăng cường công tác bảo vệ, quản lý và giám sát rừng để hạn chế tình trạng khai thác xoay không đúng cách, ảnh hưởng hệ sinh thái rừng”.
Một mùa xoay nữa sắp trôi qua, từ những cánh rừng, quả xoay theo thương lái tỏa đi khắp mọi miền đất nước. Món quà quê dân dã của đại ngàn Tây Nguyên đã khiến bao lớp người mê mẩn, đợi chờ mùa xoay chín. Nhưng mấy ai biết rằng, để có được thứ quả chua chua, ngọt ngọt kia, nhiều người thợ rừng đã mãi mãi không trở về và những người khác sẵn sàng đánh cược cả tính mạng của mình với rừng xanh.
Trung Đức
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Con số trên được công bố tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2025 của ngành Xây dựng được Bộ Xây dựng tổ chức sáng nay (14/12).
Trần Quý
14:00 14/12/2024(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Cao Sơn
07:05 14/12/2024Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính